Bạn đã bao giờ cảm thấy buồn vì bố mẹ không tâm lý khi bạn vấp ngã? Và liệu rằng, sau này khi làm bố mẹ, chúng ta sẽ tốt hơn?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

làm bố làm mẹ

,

nuôi dạy con

,

giáo dục

Buồn chắc chắn là có, và sau này thì cũng chưa chắc khi làm bố mẹ thì mình đã tốt hơn.

Mình từng ở trong hoàn cảnh này ít nhất là khoảng gần 2 năm, từ khi mình nói với bố mẹ mình bỏ học đại học để theo đuổi con đường riêng, mở một công ty làm ăn chung với bạn bè và sau đó thất bại. Các phản ứng lúc đầu thì khá hay gắt, nhưng càng về sau, qua quá trình nói chuyện nhiều hơn thì mọi chuyện cơ bản đã được giải quyết.

Bây giờ ngồi ngẫm lại thì mọi chuyện thường xuất phát từ một nguyên nhân chính. Đó là 2 bên không có chung "ngôn ngữ" với nhau: 

  • Cả chúng ta và bố mẹ đều muốn chúng ta thành công, nhưng cái khái niệm "thành công" thì lại khác nhau, và cả cái khái niệm "thất bại" cũng thế.
  • Khi chúng ta vấp ngã, là lúc chúng ta cần sự cảm thông và động viên (chức năng của bán cầu não phải). Thì khi nói chuyện với bố mẹ, bằng kinh nghiệm và sự từng trải thì bố mẹ lại phân tích, chỉ lỗi sai,... (chức năng của bán cầu não trái). Sự "xung đột" thường bắt nguồn từ đây.
  • Chúng ta thường dùng hệ quy chiếu là kiến thức, nỗ lực của bản thân để đánh giá sự "thành công", và dùng lý thuyết để biện minh cho "thất bại". Trong khi bố mẹ thì chỉ có duy nhất một hệ quy chiếu đó chính là công sức nuôi dạy chúng ta.
  • Một lý do quan trọng khác là chúng ta còn trẻ, chúng ta nhìn nhận "thành công" với dư địa vài chục năm. Còn bố mẹ thì không còn nhiều như thế.
  • ...

Để mà nói là sau này mình có thể làm bố tốt hơn hay không, thì thật sự khó nói. Chỉ biết là mình sẽ cố gắng để có chung "ngôn ngữ" với con cái hơn, về khoản "ngôn ngữ" mình tin là mình làm tốt hơn bố mẹ mình. 

Trả lời

Buồn chắc chắn là có, và sau này thì cũng chưa chắc khi làm bố mẹ thì mình đã tốt hơn.

Mình từng ở trong hoàn cảnh này ít nhất là khoảng gần 2 năm, từ khi mình nói với bố mẹ mình bỏ học đại học để theo đuổi con đường riêng, mở một công ty làm ăn chung với bạn bè và sau đó thất bại. Các phản ứng lúc đầu thì khá hay gắt, nhưng càng về sau, qua quá trình nói chuyện nhiều hơn thì mọi chuyện cơ bản đã được giải quyết.

Bây giờ ngồi ngẫm lại thì mọi chuyện thường xuất phát từ một nguyên nhân chính. Đó là 2 bên không có chung "ngôn ngữ" với nhau: 

  • Cả chúng ta và bố mẹ đều muốn chúng ta thành công, nhưng cái khái niệm "thành công" thì lại khác nhau, và cả cái khái niệm "thất bại" cũng thế.
  • Khi chúng ta vấp ngã, là lúc chúng ta cần sự cảm thông và động viên (chức năng của bán cầu não phải). Thì khi nói chuyện với bố mẹ, bằng kinh nghiệm và sự từng trải thì bố mẹ lại phân tích, chỉ lỗi sai,... (chức năng của bán cầu não trái). Sự "xung đột" thường bắt nguồn từ đây.
  • Chúng ta thường dùng hệ quy chiếu là kiến thức, nỗ lực của bản thân để đánh giá sự "thành công", và dùng lý thuyết để biện minh cho "thất bại". Trong khi bố mẹ thì chỉ có duy nhất một hệ quy chiếu đó chính là công sức nuôi dạy chúng ta.
  • Một lý do quan trọng khác là chúng ta còn trẻ, chúng ta nhìn nhận "thành công" với dư địa vài chục năm. Còn bố mẹ thì không còn nhiều như thế.
  • ...

Để mà nói là sau này mình có thể làm bố tốt hơn hay không, thì thật sự khó nói. Chỉ biết là mình sẽ cố gắng để có chung "ngôn ngữ" với con cái hơn, về khoản "ngôn ngữ" mình tin là mình làm tốt hơn bố mẹ mình. 

Hi bạn,

Cảm ơn câu hỏi "trúng tim đen nhiều người" của bạn vì đây cũng là câu hỏi của mình. Mình có góp ý nho nhỏ khi bạn "đặt câu hỏi" thì hệ thống sẽ hiện ra "mô tả vấn đề". Bạn có thể gõ thêm nội dung trong "mô tả vấn đề" như tình trạng bạn gặp hiện tại, quan điểm của bạn, câu hỏi nhỏ thắc mắc có liên quan câu hỏi lớn... Như vậy, mọi người sẽ rõ câu hỏi của bạn và cho bạn câu trả lời đúng ý  hay câu trả lời bổ ích cho bạn hơn. 

Quay lại câu hỏi của bạn, mình nghĩ ai cũng chắc chắn trải qua tình trạng này (nếu không gặp phải thì bạn đó quả là may mắn và nên trân trọng điều đó!). Rõ ràng, gia đình nào cũng có khoảng cách giữa các thế hệ và kết quả là sẽ có bất đồng quan điểm. Mình từng rất tiêu cực vì luôn trách móc ba mẹ không hiểu mình. May mắn được làm việc trong môi trường hotmom - những bà mẹ hiện đại và tâm lý, mình nhận ra mình cũng có lỗi khi chính mình không thông cảm và hiểu cho ba mẹ trước mà lại đòi ba mẹ hiểu mình. Mình chú ý hơn và nhận ra một điều nữa: Ba mẹ nào làm tất cả mọi thứ cũng chỉ muốn con cái được hạnh phúc. Dù điều xấu hay tốt, thuận hay trái ngược ý kiến của bạn, mong bạn có thể tìm hiểu một chút, cốt lõi của vấn đề có phải là ba mẹ muốn mình cuộc đời an yên, sung túc, hạnh phúc hay không. 

Mình không lo xa chuyện mình có là người mẹ tốt hay không. Mình lo hiện tại mình là người con tốt đã. Mình tin khi mình là người con tốt, mình nhất định trở thành người mẹ tốt. 

Bố mẹ rất vất vả để kiếm miếng cơm về lo cho gia đình, con cái nên những bực dọc ngoài xã hội trút lên con cái những lúc con làm sai hoặc học hành ko đạt kết quả tốt. Mình đã từng bị áp lực, trầm cảm sém chút nữa cạo đầu đi tu năm thi tốt nghiệp 12. Chúng ta hãy rút ra bài học kinh nghiệm, hãy động viên an ủi con cái chúng ta sau này mỗi khi con vấp ngã, để con đứng lên trong tâm trạng  vui vẻ, con có 1 tài năng riêng, ko ai có thể thay thay thế, con có thể đi đường khác...thay vì trách mắng chúng ta hãy ở bên động viên con, con cái sẽ mang lại niềm vui cho bạn.

Chào bạn, mình nghĩ những người thân có tác động rất lớn đến tâm tư, tình cảm của chúng ta. Vậy nên, đôi khi chúng ta kì vọng ở họ hơi cao. Chính sự kì vọng ấy khiến cho bản thân cảm thấy thất vọng khi mọi việc xảy ra không đúng như chúng ta mong chờ.

Dĩ nhiên vấp ngã sẽ đau, sẽ muốn được an ủi, vỗ về. Thế nhưng sự an ủi, vỗ về ấy có giúp chúng ta tỉnh ngộ không, hay lại tiếp tục vấp, ngã để được vỗ về, an ủi?

Khi chưa làm cha mẹ, thì ai cũng có quyền tin tưởng và hi vọng bản thân sẽ trở thành cha mẹ tốt. Vậy nhưng, làm cha mẹ rồi thì không ít người chỉ còn biết khâm phục cha mẹ của mình trước đây.

Chúc bạn vui, vì khi bạn vấp ngã, bố mẹ không tâm lý nhưng vẫn luôn yêu thương bạn.

Liên quan đến câu hỏi này, có một khái niệm gọi là "tập khí", nghĩa là sự giống nhau ở các đặc điểm tính cách của những người trong cùng một gia đình, dòng họ..

Có những điểm mà một người nhận thấy ở cha mẹ, bà con, anh chị em của họ (như khó khăn, keo kiệt, hay nói xấu người khác... và cả những điểm tốt như tốt bụng, biết quan tâm, vui tính..) dù họ thích hay không thích, nhưng những điểm này có thể "lây lan" trong vô thức và trở thành một phần tính cách của họ về sau. Nghĩa là có thể bạn thấy khó chịu khi bố mẹ khắt khe với mình, về sau bạn cũng có thể đối với con cái bạn y vậy. Điều gì càng ấn tượng thì càng dễ khắc ghi.

Quay lại câu hỏi, mình từng vấp ngã khá nhiều lần, và có thể nói là rất nặng, tuy nhiên mình chưa bao giờ trách ai, cũng không trông mong vào thái độ của người khác (kể cả cha mẹ, dù đa phần là sống chung). Đó là do tính cách của mình như vậy.

Sau này có con cái thì mình cũng chưa biết được, nhưng có lẽ mình sẽ phân tích và gợi ý trước khi con lựa chọn, còn khi nó thất bại thì cứ để yên một chút, rồi giải thích tại sao cho nó nghe, rồi lại gợi ý làm cái khác, vậy thôi.

Rất nhiều nỗi buồn mang tên bố mẹ, và lý do bố mẹ đưa ra là sau này lớn lên con sẽ hiểu. Thực sự mình có hiểu một phần nhưng nói chung nỗi đau vẫn còn đó, động vào vẫn đau dù 10 năm, 20 năm có trôi qua.

Cảm giác xấu hổ vì bố mẹ đọc nhật kí, phát hiện ra bí mật sau đó đánh mình một trận tơi tả sẽ không bao giờ phai được. Vẫn như ngày hôm qua bạn mình hỏi mày sao thế, mình nói dối là tao bị ngã.

Ngã trong quá khứ, ngã trong sự khắt khe của bố mẹ và câu ước nguyện giá như - giá như bố mẹ nghĩ cho con, giá như bố mẹ đồng cảm với con hơn, giá như bố mẹ bao dung cho con hơn - có lẽ con đã không phản kháng và tìm mọi cách chống lại như vậy.

Nhưng thôi, đã qua rồi thì cho qua, buông được phải buông để cho mình bài học đừng bao giờ làm vậy với con mình. Mình vẫn có khi sai với con nhưng mình đã dám nói lời xin lỗi, đã ôm con ân hận vì những sát thương bằng lời nói mình gây ra.

Khi chưa trưởng thành, chưa trải qua mình cũng có cảm giác, suy nghĩ như vậy. Nhưng giờ, chưa dám nói là trưởng thành nhưng ngẫm lại thì thấy tội. Cha mẹ nào ko mong những điều tốt nhất cho con, giờ tự đặt mình vào đó thấy suy nghĩ lúc xưa thật trẻ con.

Và cũng mong từ kinh nghiệm đã trải qua và đã hiểu, hy vọng sẽ có phương pháp phù hợp hơn đối với thế hệ sau. 😁😁

1 câu nói ám ảnh với tôi từ bé đến giờ"những gì con đòi ba mẹ mua cho con hôm nay sau này con của con đòi như thế con có mua được không?"kể từ đó=]] tôi không xin nữa

Mình cũng từng trải qua giai đoạn này, có lần mình đã bật khóc khi nhận kết quả điểm hồi lớp 6. Hồi đó thì lo sợ mỗi khi phạm sai lầm, sau một thời gian khi nghĩ lại mình cảm thấy tức giận, và bây giờ là cảm thấy cảm thông, đôi khi thấy tiếc cho bố mẹ vì đã không nhận được những cơ hội như mình có nên đôi khi không được tâm lý cho lắm (Ngày trước nhà mình nghèo, cả bố với mẹ hồi nhỏ đều khó khăn trong việc kiếm ăn chứ chưa nói gì đến việc đi học), đôi khi mình cảm thấy bản thân thật kém khôn ngoan và xấu hổ khi nghĩ về việc từng trách móc bố mẹ.

Bây giờ bố mẹ mình cũng đã thấu hiểu mình và những đứa em hơn rất nhiều và mình tin là dù vấp ngã thì họ vẫn tôn trọng quyết định và luôn support mình.

Sau này khi làm bố mẹ mình nghĩ chưa chắc mình có thể làm tốt hơn họ nhưng cố gắng tham khảo và thay đổi sao cho phù hợp với thế hệ kế tiếp :D.

khi bạn thất bại thì sẽ ko có ai tin bạn cả