Bạn không thích thể loại cải lương ở điểm nào?

  1. Văn hóa

Các loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần mất chỗ đứng trong thời đại hiện nay. Các bạn nếu từng thích cải lương thì bây giờ còn thích nữa không? Điểm gì ở cải lương hiện nay khiến khán giả không còn mặn mà nữa? Tuồng cải lương ấn tượng nhất bạn từng xem là tuồng gì?

Mình trước hen!! Mình thích nhất là Phạm Công Cúc Hoa coi lúc học lớp 1, coi khóc như mưa

Từ khóa: 

nghệ thuật truyền thống

,

cải lương

,

khán giả

,

ấn tượng

,

sân khấu

,

văn hóa

Hồi xưa hầu như coi cải lương tuồng nào cũng tthích, thích cải lương đâm ra thích cả nghệ sĩ cải lương. Mình nghĩ cũng giống như Tết hay các món ăn, ngày xưa thích bao nhiêu, chờ đợi bao nhiêu vì thiếu thốn, vì cái không khí mà nó mang lại,... thì nay lại thấy dư thừa đâm ra không mong ngóng chờ đợi nữa. Trở lại với cải lương, xưa mình thích cải lương vô cùng cũng là vì những buổi tối được cùng anh chị em đi bộ hàng chục km để tới nhà của người có tivi mà coi cải lương. Đó là một cảm giác hạnh phúc mà cải lương mang lại. Bây giờ thì không còn cảnh đó nữa nên hết háo hức. :) Đôi khi người ta thích một cái gì đó cũng chỉ là vì cái đó nó mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc. 
Trả lời
Hồi xưa hầu như coi cải lương tuồng nào cũng tthích, thích cải lương đâm ra thích cả nghệ sĩ cải lương. Mình nghĩ cũng giống như Tết hay các món ăn, ngày xưa thích bao nhiêu, chờ đợi bao nhiêu vì thiếu thốn, vì cái không khí mà nó mang lại,... thì nay lại thấy dư thừa đâm ra không mong ngóng chờ đợi nữa. Trở lại với cải lương, xưa mình thích cải lương vô cùng cũng là vì những buổi tối được cùng anh chị em đi bộ hàng chục km để tới nhà của người có tivi mà coi cải lương. Đó là một cảm giác hạnh phúc mà cải lương mang lại. Bây giờ thì không còn cảnh đó nữa nên hết háo hức. :) Đôi khi người ta thích một cái gì đó cũng chỉ là vì cái đó nó mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc. 

Cải lương là một trong những thể loại em rất thích. Một thời vì xem cải lương mà quên ăn, quên chơi. Thế nhưng hiện giờ cải lương đã không còn phổ biến như trước nữa, những kênh từng chiếu cải lương như HTV đã không thấy chiếu, các nhà hát thì cả tháng mới mở một vở hoặc lâu hơn.

Vốn dĩ cải lương dần trở nên mờ nhạt như vậy một phần do giới trẻ bây giờ có rất nhiều chương trình giải trí thay thế: phim điện ảnh, phim truyền hình, hài, nhạc trẻ,... Khiến các nhà đầu tư chú trọng phát triển mảng này mà giảm lại phát triển các mảng văn hoá dân tộc để kiếm lợi nhuận. Những chương trình như cải lương còn hạn chế rất nhiều việc các công ty tìm lợi nhuận từ quãng cáo.

Một phần khác chính là chính sách an sinh xã hội, những người theo nghiệp cải lương thuờng phải tập luyện rất khổ sở, từ luyện giọng như ca sĩ, luyện diễn xuất như diễn viên nhưng không thể tự do thể hiện như diễn viên điện ảnh nước ta. Thế mà lương, phúc lợi lại thấp hơn rất rất nhiều lần so với các ngành nghệ thuật khác.

Phần khác là về vấn đề truyền bá, những vở cải lương cũ mà chúng ta cố gắng tìm lại đã không còn hoặc rất khó kiếm. Trên trang lưu trữ video khổng lồ như YouTube ta lại chỉ có thể tìm được những vở nổi như Lan và Điệp, những vở này lại được đăng rất lâu, ít có người lật lại coi nên ngày càng hiếm xuất hiện thì làm sao tiếp cận đươc với nhiều người để họ biết đến, hiểu và yêu thích thể loại này?

Mình thích cải lương, nhưng cũng như rất nhiều môn nghệ thuật cổ truyền khác của Việt Nam, những giai điệu này cần được đón nhận ở đúng không gian.

Với mình, việc cảm thụ âm nhạc phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh, không gian lúc đó. Kiểu như context. Và âm nhạc cổ truyền cần được đặt đúng không gian, thì mình sẽ lĩnh hội nó được tốt hơn, chứ không "dễ dãi" như âm nhạc hiện đại.

Mình từng nghe một playlist ca trù, cải lương, dân ca nhạc cổ truyền khi lái xe, và cảm thấy cực kì thích. Nhưng thi thoảng mình vô tình nghe ở ngoài đường thì lại không có cảm giác đó.

Cá nhân mình chưa bao h thích cải lương cả.

Thứ nhất là cốt truyện và nội dung quá cũ, sến, quá dễ đoán. Thứ hai, tiết tấu quá chậm, mà cái vụ hát hò làm nó càng chậm hơn. Thứ ba, hiển nhiên là chẳng có kỹ xảo và hiệu ứng hình ảnh gì cả.