Bàn luận về Cái tát cuộc đời

  1. Phong cách sống

"Cái tát" có lẽ là chủ đề Hot những ngày gần đây: Cái tát trẻ con, cái tát ngành Giáo Dục và đau nhất là cái tát của cuộc đời.

phải đạt thành tích

Ảnh: Tuổi trẻ cười

Có thể thấy ngành Giáo dục đang phải chứng kiến những nỗi đau đớn mà chưa từng thấy trong lịch sử, kể cả chiến tranh đau khổ cũng không thể bằng sự hành hạ tinh thần lẫn thể xác, vật chất lẫn tâm hồn như thời đại này.

Các con không thể dựa vào cha mẹ, vì chính cha mẹ cũng bơ vơ với thân phận hèn mọn của mình, không ai dám lên tiếng cho cuộc đời mình, con cái mình chỉ vì... sợ hãi, nỗi SỢ HÃI VÌ KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGƯỜI, CHỈ LÀ MỘT CON NGƯỜI BÌNH THƯỜNG THÔI.

Khốn nạn!

"Một phụ huynh học sinh có con đã trực tiếp tát đủ 10 cái vào mặt Nhật xin giấu tên cho biết: "Con tôi những ngày sau sống trong sự sợ hãi. Nó biết đã góp sức đánh bạn đến nhập viện. Nó nơm nớp lo lắng mỗi khi truyền hình, hay ai đó nhắc về vụ việc này. Nó sợ nhiều thứ lắm, đôi khi còn hoảng loạn. Có nhiều người còn mạnh mồm bảo cho cô Thủy đi tù, mỗi lần nghe thấy thế, con tôi co rúm người lại. Nó cũng sợ bị đi tù vì đã đánh bạn".

Phụ huynh này chia sẻ: "Không phải lần đầu tôi được biết về hình phạt này. Con tôi cũng đã kể cho tôi về những lần trước. Tôi nhiều khi muốn nói, muốn lên án, nhưng rồi tôi lại im lặng và nghĩ rằng chắc cô trừ con mình ra. Con mình không vi phạm kỷ luật, ngoan ngoãn thì sẽ không bị đánh. Tôi đã từng nghĩ đấy cũng là một cách tốt".

Phụ huynh này cho biết thêm, chị sợ rằng nếu lên tiếng, chính con của chị sẽ bị trù dập, sẽ phải chuyển trường. Chị không biết sẽ cho con học ở đâu, vì xung quanh thực sự thiếu trường và nếu trái tuyến sẽ phải đóng thêm rất nhiều tiền, chưa kể việc khó khăn trong đưa đón, chăm sóc con. Ngoài ra, chị sợ các trường đều biết nhau, nếu con mình có một người mẹ dám bóc mẽ những cái xấu xa của trường thì đâu sẽ là chỗ nhận con mình. Vì thế, chị chấp nhận im lặng.

Có lẽ, suy nghĩ này của chị cũng là suy nghĩ của bao nhiêu phụ huynh khác.

Xin được nói thêm rằng, cô Thủy chỉ vừa nhận công tác ở trường này vài tháng theo như lời của cô hiệu trưởng nhà trường. Trong vài tháng, cô giáo này đã kịp chỉ đạo học sinh của mình thực hiện tới 900 cái tát cho 10 học sinh mắc lỗi. Ngày em Nhật nằm viện, cô Thủy mang 10 triệu đồng đến để đổi lấy sự im lặng.

Và người ta nhìn thấy ở đây bóng dáng của căn bệnh thành tích bởi lẽ, chính hiệu trưởng trường cũng đích thân đến thăm hỏi học sinh, và không quên gửi gắm thêm nhà trường cần sự im lặng của nạn nhân, chỉ vì nhà trường cần đạt chuẩn. Làm nhiễm tạp những tâm hồn non nớt, thơ ngây của học sinh chỉ vì một chút thành tích xa vời liệu đó có phải là đích đến của giáo dục?

(Trích Fb Ngan Ha Tran)

Từ khóa: 

231 cái tát

,

bệnh thành tích

,

giáo dục

,

phong cách sống