Bạn muốn trở thành "đứa ngu nhất trong những đứa giỏi" hay "đứa giỏi nhất trong những đứa ngu"?

  1. Kỹ năng mềm

Không chỉ mình gặp câu hỏi này, em của mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã được thầy cô khuyên: "Hãy trở thành "đứa ngu nhất trong những đứa giỏi". Thầy cô vẫn khuyên em hãy cố gắng trở thành đứa hạng bét trong trường top vẫn hơn là đứa thủ khoa trong trường bình thường.

Mình không đồng tình 100% với ý kiến trên vì mình có cơ hội tiếp xúc và nghe những câu chuyện về những người anh, người chị hay người bạn dù xuất phát điểm thấp và cùng tính cách nhạy bén, kiên trì đạt những thành tựu nhất định. 

Tuy nhiên, mình cũng không phủ nhận mặt tích cực của việc trở thành "đứa ngu nhất trong những đứa giỏi". Được học và làm việc trong môi trường toàn người giỏi, không sớm thì muộn bạn cũng trở nên tốt vượt bậc hơn mỗi ngày vì môi trường khắc nghiệt đòi hỏi bạn phát triển hơn nữa. Tương tự như việc sản xuất viên kim cương, nếu những viên khoáng chất xấu xí không giá trị không được tôi luyện và mài giũa cực nhọc thì nó sẽ vĩnh viễn không sáng đẹp hay quý giá khi trở thành viên kim cương. 

"Giỏi nhất trong những đứa ngu" cũng có những cái lợi riêng. Bạn cũng sẽ được tạo cơ hội không kém vì bạn nổi bật trong đám đông. Bạn được mọi người yêu quý và công nhận. Bạn biết chắc rằng bạn là tuyệt nhất tại đây trong khi có bao nhiêu người không biết đã phấn đấu bao lâu nhưng vẫn chưa đạt thành tựu gì và không biết mất thêm bao lâu nữa. 

Trong câu hỏi này, bạn cũng có thể dùng tính từ đối nghịch khác để tự tạo câu hỏi cho bạn, chẳng hạn "đứa xinh trong những đứa xấu", "đứa hiền nhất trong những đứa ác"...

Thành thật mà nói, mình vẫn đang phân vân và không biết chọn cái nào, Mình tin chính lựa chọn mình muốn trở thành ảnh hưởng ít nhiều đến tương lai. 

Không biết ý kiến của mọi người như thế nào?

Từ khóa: 

phát triển bản thân

,

kỹ năng mềm

Quan điểm của mình là luôn phải dẫn đầu. Bạn chọn làm vua thời kỳ phong kiến hay làm công nhân của chủ nghĩa tư bản? Làm tổng thống sudan hay ăn xin nước Mỹ.

Hiểu biết đương nhiên là tốt, nhưng chỉ có dẫn đầu mới mang lại nhiều lợi ích. Việc dẫn đầu còn giúp tạo thêm động lực về mặt tinh thần, cơ hội về mặt vật chất để tiếp tục trải nghiệm, học tập khám phá nhiều hơn.

Trả lời

Quan điểm của mình là luôn phải dẫn đầu. Bạn chọn làm vua thời kỳ phong kiến hay làm công nhân của chủ nghĩa tư bản? Làm tổng thống sudan hay ăn xin nước Mỹ.

Hiểu biết đương nhiên là tốt, nhưng chỉ có dẫn đầu mới mang lại nhiều lợi ích. Việc dẫn đầu còn giúp tạo thêm động lực về mặt tinh thần, cơ hội về mặt vật chất để tiếp tục trải nghiệm, học tập khám phá nhiều hơn.

Hồi cấp 1, cấp 2, trường mình học dù cũng là trường điểm của tỉnh nhưng là trường bình thường, mình luôn trong top 5 của lớp. Lên cấp 3 thì vào trường chuyên, rớt xuống top 15/25. Sau đó vào đại học lại học trường bình thường, lại top 1. Rồi ra đi làm lại làm công việc bình thường, trong đám bạn mình bây giờ toàn người nổi tiếng với cả doanh nhân, chính trị gia các kiểu, đến mức mình không hiểu sao mình có mặt trong nhóm luôn.

Mình cứ lần lượt xuất hiện trong từng nhóm theo cách như vậy đó. Mình cũng từng tự hỏi ở trong nhóm nào thì tốt hơn. Ngày trước nếu mình học cấp 3 ở trường thường thì mình có động lực thi đại học tốt hơn không?.. Trong nhóm nào thì tốt nhất?

Mình đồng tình với lí thuyết rằng mỗi người là trung bình cộng của những người thân thiết với họ nhất. Tuy nhiên chả mấy ai thân thiết với mình, nên mình cũng không áp dụng cái này được.

Về sau, lúc học đại học, mình mới thôi nghĩ về việc nên ở trong "nhóm" nào. Quan trọng nhất vẫn là bản thân mình là ai. Mình ở trong nhóm nào không trả lời được câu hỏi đó. Điều mình cần là phát huy hết khả năng của bản thân, vượt qua các giới hạn để tốt hơn chính mình. Khi tốt lên, tự động sẽ tiến vào các nhóm cao hơn.

Mình nghĩ việc "nhìn lên, nhìn xuống" cũng là điều tốt, để biết thế giới này người ta có thể làm đến mức nào, để có thể phấn đấu nhiều hơn, nhưng không đến mức phải ngồi không đúng chỗ của mình để thấy mình cũng giỏi, để tự hào hay gì đó... Càng lúc mình càng không quan tâm người khác đánh giá mình thế nào.

Mình thì từ nhỏ đến lớn không có muốn bản thân mình phải lựa chọn 2 cái trường hợp nhức não này cho nên mình chọn cách sống giỏi hơn bản thân mình trước rồi tính sau và đối với mình và ai cũng có cái hay để học hết do mình có nhìn nhận ra được hay không thôi. Mình thì ko chọn lựa nhưng đôi khi vô tình cũng vô 2 trường hợp này. Và mỗi trường hợp, mình nhìn nhận theo góc nhìn & hành động như thế này.

  • Nếu là đứa ngu nhất trong những đứa giỏi: thì mình xem nó là động lực cố gắng để mình giỏi theo kịp các bạn. Cứ rèn bản thân ngày qua ngày đừng nản chí & dành thời gian chủ động học hỏi. Hạn chế việc so sánh mình với các bạn.
  • Nếu là đứa giỏi nhất trong những đứa ngu: thì mình xem như là 1 cơ hội để mình áp dụng việc mình đã học đã biết trong việc chia sẻ lại cho các bạn chưa giỏi. Nếu bạn không chia sẻ được cho người khác hiểu thì chứng tỏ bạn cũng chưa giỏi lắm đâu, rèn luyện thêm thôi.

Với mình thì nó tùy vào ngữ cảnh và mục đích của bản thân nữa. Mình sẽ chọn làm "đứa ngu nhất trong những đứa giỏi" trong trường hợp mình cần trau dồi và tập trung vào quá trình tức là trong quá trình đó mình sẽ học được những gì từ các bạn giỏi, các kỹ năng, cách họ giải quyết vấn đề như thế nào?

Mình sẽ chọn làm "Đứa giỏi nhất trong những đứa ngu" trong trường hợp cần những cơ hội đi tiếp, nhìn vào kết quả trong ngữ cảnh đó. Ví dụ như trong mỗi đợt khen thưởng của tỉnh thì sẽ chọn ra mỗi trường một người xứng đáng nhất thì cái thằng giỏi nhất trong những đứa ngu còn chưa chắc bằng cái thằng hạng 10, hay 11 trong đám thằng giỏi ở những trường khác nhưng vẫn đc tham gia. 

Vốn dĩ một con người nếu xét ở mức rộng thì trong hoàn cảnh này sẽ là đứa ngu nhất, trong hoàn cảnh khác sẽ là đứa giỏi nhất.

Vì thế mình nghĩ cái này cũng là một chiến thuật chứ không có cái nào tốt hơn cái nào, quan trọng vẫn là ngữ cảnh và mục tiêu mà mình muốn gì để lựa chọn mình sẽ là ai trong trường hợp trên.

Cảm ơn câu hỏi thú vị của bạn.

Câu hỏi này tréo ngoe ghê 😂😂

Nhưng phân kỹ ra thì nó cũng chỉ khác nhau ở cách phân 2 nhóm thôi.

Học sinh giỏi thì 8 điểm trở lên, học sinh dốt thì 5 điểm trở xuống. Và 8 thì rõ ràng hơn 5 rồi.

Còn cách nhìn thứ 2 thì học sinh lớp chọn so với bọn lớp thường. Rõ là đứa ngu nhất trong lớp chọn đó chắc gì đã bằng đứa đứng đầu lớp thường. 

Nói chung, ý thầy cô thường muốn đừng có làm điểm sáng ở nơi tối đen mà nên cố gắng nhích đến càng gần cái đèn càng tốt. Nhưng cũng như có bài viết của chị 

Lan Huong Nguyen
 về việc học lớp thường sang lớp chọn để rồi học ko nổi đấy. Quan trọng phải biết mình ở đâu để chọn lựa nơi cho hợp lý. Rồng mà muốn bò như rắn mà rắn lại thích bay như rồng thì sao đc.

Hi Văn, cảm ơn e đã chia sẻ 1 câu hỏi rất thú vị!

Cá nhân a rất may mắn luôn đc ở trong những nhóm gồm phần lớn là người giỏi giang xuất chúng hơn mình, kể từ thời trung học cơ sở đến giờ. Và như e đã nói, việc này tạo đk cho chúng ta mở mang & học hỏi đc rất nhìu thứ từ họ. A hiện nay nói chung cũng chưa bằng ai, nhưng thiết nghĩ nếu lúc trước ko kết bạn với những người bạn/đồng nghiệp này, thì có lẽ giờ đây cuộc đời a sẽ còn "tăm tối" hơn nhìu. =)))

A chưa bao giờ ở trong tình thế khi mình là người giỏi giang và nổi trội nhất bọn, nên ko thể đưa ra kết luận. Nhưng a nhất trí 2 tay 2 chân là mình rất rất rất nên tìm các nhóm gồm những người giỏi hơn để học hỏi thật nhìu từ họ. :D

Bí quyết của cuộc sống là cân bằng, như ying yang, với câu hỏi này cũng vậy, lúc thế này, lúc thế kia, không có đáp án tuyệt đối.