Bạn nghĩ có cần thiết dạy các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc cho học sinh cấp 3?

  1. Giáo dục

Mới nghe xôn xao việc Bộ GD phê duyệt sgk Mỹ Thuật 10, mình nghĩ đây là 1 định hướng tích cực giúp các bạn có năng khiếu đc đào tạo bài bản hơn. Nhưng đọc cmt thấy nhiều người nghĩ ko cần thiết vì mấy môn năng khiếu này học sinh ko thích thì học chỉ tốn thời gian cả thầy và trò, ai muốn học thì ra trung tâm, học thêm ngoài sẽ tốt hơn.

Bạn suy nghĩ thế nào? Liệu có nên mang Mỹ thuật, Âm nhạc vào chương trình cấp 3?

Từ khóa: 

giáo dục

Là một người yêu thích nghệ thuật, mình chắc chắn sẽ đồng ý với việc dạy học các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc cho học trò.
Tuy nhiên, nếu xét ở bình diện rộng là xã hội và giáo dục, mình muốn thận trọng quan sát xem bộ sách giáo khoa mới này sẽ có tác động như thế nào đến học sinh. Việc giáo dục nghệ thuật luôn là một trong những tiền đề quan trọng hướng đến giáo dục con người toàn diện, và các nền giáo dục tiên tiến đều không hề coi nhẹ lĩnh vực này. Đồng thời, giáo dục nghệ thuật gần gũi với tính nhân văn mà giáo dục Việt Nam luôn hướng đến. Xưa nay, môn nghệ thuật duy nhất được Việt Nam dạy bài bản là văn chương, tuy nhiên, như chúng ta đều thấy là thực tế văn chương được dạy trong các trường học không thực sự phát huy được đặc tính của nó về việc phát triển tư duy ngôn ngữ, trí tưởng tượng do cách dạy thiên về học - thi. Chính điều này khiến mình không thực sự mừng khi có một bộ sách giáo khoa mới cho môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Để giáo dục nghệ thuật, cái mà ta cần là tư duy nghệ thuật đúng đắn của cả hệ thống giáo dục lẫn xã hội, hướng dẫn cảm thụ và khuyến khích sự tự do trong cảm thụ nghệ thuật. Còn nếu lại là một môn học nữa với mục đích duy nhất là học - thi thì có khả năng nó lại trở thành một gánh nặng nữa cho các em học sinh vốn đã quá áp lực trước một nền giáo dục nặng thành tích, ít khuyến khích sự phát triển cá nhân, hướng nghiệp yếu.
Trả lời
Là một người yêu thích nghệ thuật, mình chắc chắn sẽ đồng ý với việc dạy học các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc cho học trò.
Tuy nhiên, nếu xét ở bình diện rộng là xã hội và giáo dục, mình muốn thận trọng quan sát xem bộ sách giáo khoa mới này sẽ có tác động như thế nào đến học sinh. Việc giáo dục nghệ thuật luôn là một trong những tiền đề quan trọng hướng đến giáo dục con người toàn diện, và các nền giáo dục tiên tiến đều không hề coi nhẹ lĩnh vực này. Đồng thời, giáo dục nghệ thuật gần gũi với tính nhân văn mà giáo dục Việt Nam luôn hướng đến. Xưa nay, môn nghệ thuật duy nhất được Việt Nam dạy bài bản là văn chương, tuy nhiên, như chúng ta đều thấy là thực tế văn chương được dạy trong các trường học không thực sự phát huy được đặc tính của nó về việc phát triển tư duy ngôn ngữ, trí tưởng tượng do cách dạy thiên về học - thi. Chính điều này khiến mình không thực sự mừng khi có một bộ sách giáo khoa mới cho môn Mỹ thuật, Âm nhạc. Để giáo dục nghệ thuật, cái mà ta cần là tư duy nghệ thuật đúng đắn của cả hệ thống giáo dục lẫn xã hội, hướng dẫn cảm thụ và khuyến khích sự tự do trong cảm thụ nghệ thuật. Còn nếu lại là một môn học nữa với mục đích duy nhất là học - thi thì có khả năng nó lại trở thành một gánh nặng nữa cho các em học sinh vốn đã quá áp lực trước một nền giáo dục nặng thành tích, ít khuyến khích sự phát triển cá nhân, hướng nghiệp yếu.
SGK để sử dụng chung trên toàn quốc, tức là nó sẽ được sử dụng cả ở những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều người nói ai có đam mê sẽ đầu tư nó chỉ đúng với những gia đình có điều kiện (việc học tập và theo đuổi nghệ thuật là vô cùng tốn kém). Việc cấp 3 được học các môn nghệ thuật giúp các em có năng khiếu và sở thích được học tập và bồi dưỡng. Hơn nữa, SGK Mỹ thuật 10 được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo đó học sinh sẽ được tự chọn môn học. Nên nếu những học sinh không muốn học có thể không lựa chọn. 
Cá nhân mình thấy khá thú vị, SGK mỹ thuật mới có cả thời trang các thứ nữa cơ, không biết nội dung ra sao nhưng đáng mong chờ mà. 

Cho là môn tự chọn thì cũng được mà.

Còn với cá nhân mình, kể cả không có năng khiếu thì cũng muốn học cho biết. Bây giờ mới thấm thía việc biết vẽ, hát,... nó có lợi như thế nào trong cuộc sống hiện đại này. Đơn giản là coi như 1 phương pháp để giải tỏa stress cũng vô cùng tuyệt vời.

Nên vì phát triển sự sáng tạo và tư duy, thẩm mỹ. Có điều nên thành môn tự chọn hoặc không tính điểm để đỡ áp lực cho học sinh.

Rất nên, có thể cho nó thành môn tự chọn.

tui thấy mấy môn ấy vô thưởng vô phạt :v nhà nào định hướng cho con thì nó biết từ nhỏ rồi còn đứa nào không có nhu cầu thì lại phải khổ vì học thêm một môn là lại ôn thi một môn :v

Rất cần thiết, và cần thiết với việc quy định nó là môn học tự chọn, mình nghĩ như vậy sẽ phù hợp với hầu hết các vùng miền và sở thích của học sinh. Và mình mong nó sẽ trở thành một môn học tự chọn đúng nghĩa, chứ không phải những bài thi/ kiểm tra để trở thành áp lực với những học sinh vốn không muốn chọn nó.

Mình hiện tại đang theo ngành mỹ thuật, và mình chọn mỹ thuật để học đại học cực kì chóng vánh, trước ngày viết hồ sơ đúng một tuần, khi có 1 trường Đại học đến hướng nghiệp tại trường của mình. Mình vốn thích vẽ vời, nhưng chỉ là thích thôi, nên khi không có môn học đó ở trường, mình thỉnh thoảng mới nghĩ đến nó và vẽ vời coi như một hình thức giải trí. Mình nghĩ là nếu có những môn học tự chọn thiên về sáng tạo và sở thích như này, mình sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận các ngành học/ nghề nghiệp nghệ thuật sớm hơn.

Ơ, chương trình phổ thông mới, cấp 3 là định hướng nghề nghiệp. Vậy ko có các môn nhạc, vẽ thì trường thanh nhạc với trường kiến trúc lấy đâu ra sinh viên. Ai nói ko cần thiết vì tốn thời gian, vậy các em học sinh định hướng thi nhạc thi vẽ phải đi học 3 năm cấp 3 sai định hướng rồi đi học thêm bên ngoài nữa thì ai sẽ là người tốn thời gian, tiền bạc. Học trung tâm bên ngoài tốt hơn thì ra luôn trung tâm bên ngoài mà học những ngành khác chứ học trong trường cấp 3 làm gì. Gút lại thì ai comment thế chứng tỏ là thiếu hiểu biết trầm trọng, hoặc là dạng cứ hở ra là chê :D