Bạn nghĩ gì về đạo luật cấm phụ nữ nạo phá thai ở các nước khác trên thế giới?

  1. Tin Tức

Phụ nữ ở Ba Lan đang mặc đồ đen và xuống đường biểu tình để phản đối đề xuất thực hiện lệnh cấm nạo phá thai.

Phụ nữ đã xuống đường tại thủ đô Warsaw trong một cuộc tuần hành ủng hộ quyền được lựa chọn trước những gì họ gọi là "Ngày thứ Hai Đen tối - Black Monday".

Hiện chưa rõ có bao nhiêu phụ nữ tham gia vào cuộc tuần hành này và liệu nó lan rộng ra tới các thành phố lớn khác ra sao.

Nếu luật này, mà cho tới nay đã vượt qua được một rào cản tại Quốc hội, được thông qua, nó sẽ làm cho luật phá thai của Ba Lan cũng có mức độ hạn chế khắt khe như luật ở hai quốc gia khác ở châu Âu là Malta và Tòa Thánh Vatican.

Phụ nữ bị phát hiện đã phá thai có thể bị tù năm năm. Các bác sĩ bị phát hiện đã hỗ trợ việc phá thai cũng sẽ bị tù.

Những người chỉ trích nói rằng luật này cũng có nghĩa là phụ nữ xảy thai cũng bị điều tra, do nghi ngờ đã cố tình phá thai. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai, sẩy thai và nạo phá thai có những triệu chứng không thể phân biệt.

Một dự luật riêng biệt khác tìm cách hạn chế thụ tinh ống nghiệm (IVF), chỉ cho phép một phôi thai được thụ tinh một lúc, và cấm việc lưu giữ phôi thai trong tủ đá.

Phá thai vốn đã phần lớn bị cấm ở Ba Lan.

  • tính mạng cuộc sống của người phụ nữ bị đe dọa
  • có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng và không thể đảo ngược với bào thai
  • mang thai là do bị hãm hiếp hay loạn luân - điều này phải được một công tố viên xác nhận

Các nước châu Âu duy nhất có luật về phá thai nghiêm khắc hơn là Ireland, Andorra, Liechtenstein và San Marino, và cả Bắc Ireland (một phần của Vương quốc Anh mà luật phá thai khác với Xứ Anh, Xứ Scotland và xứ Wales).

Kết quả là, thậm chí theo các ước tính khá dè dặt thì tại Ba Lan con số phá thai bất hợp pháp nhiều hơn rất nhiều so với con số phá thai hợp pháp - từ 10.000 đến 150.000, so với khoảng 1.000 hoặc 2.000 trường hợp phá thai hợp pháp.

Nguồn:

Từ khóa: 

tin tức

Theo mình nó còn phụ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo và quan điểm của từng quốc gia như kiểu các nước lên án tử hình cho tù nhân í.

Nếu chỉ là luật thì kiểu gì vẫn có gap với thực tế, một đạo luật không thể làm hài lòng tất cả mọi người được nhưng theo số đông nếu nó không hợp lí thì nên chỉnh sửa cho phù hợp. Ví như áp dụng sau 5 năm cần có đánh giá, số liệu đo lường cụ thế lúc ấy mới có thể biết nên tiếp tục hay không.

Còn theo khía cạnh của đạo Phật thì không nên nạo phá thai, như vậy là sát sinh.

Trả lời

Theo mình nó còn phụ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo và quan điểm của từng quốc gia như kiểu các nước lên án tử hình cho tù nhân í.

Nếu chỉ là luật thì kiểu gì vẫn có gap với thực tế, một đạo luật không thể làm hài lòng tất cả mọi người được nhưng theo số đông nếu nó không hợp lí thì nên chỉnh sửa cho phù hợp. Ví như áp dụng sau 5 năm cần có đánh giá, số liệu đo lường cụ thế lúc ấy mới có thể biết nên tiếp tục hay không.

Còn theo khía cạnh của đạo Phật thì không nên nạo phá thai, như vậy là sát sinh.