Bạn nghĩ gì về vua Mạc Đăng Dung?

  1. Lịch sử

"Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc. Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quì lạy ở trước cửa một người tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quí cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không biết liêm sỉ.

Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc, đối với cách ăn ở của loài người, là không có nhân phẩm; một người như thế ai mà kính phục? Cho nên dẫu có lấy được giang sơn nhà Lê, dẫu có mượn được thế nhà Minh bênh vực mặc lòng, một cái cơ nghiệp dựng lên bởi sự gian ác hèn hạ như thế, thì không bao giờ bền chặt được. Cũng vì cớ ấy cho nên con cháu họ Lê lại trung hưng lên được."

"Lối qua Mạc Phủ tới Bằng Tường,

Thành Thụ Hàng xưa, dấu cố cương.

Núi tựa Lạng Sơn, dòng suối ít,

Mốc nêu hạ Thạch, dặm đường trường.

Tuyết bay tàn pháo, đồn canh khắp,

Sấm chuyển guồng xe, bến nước vang.

Đô thống xin hàng, trò khốn nạn,

Nghìn năm bán nước tiếng Nghi Dương."

Đó là bài Thụ Hàng thành, được viết để chửi An Nam Đô thống sứ Mạc Đăng Dung, người Nghi Dương, Hải Phòng, về sự kiện ông đi lên chốn địa đầu của nước Việt vào một ngày mùa đông lạnh giá tháng 11 năm 1540, cầu xin quân Minh đừng đánh nước ta.

Nhà Mạc trong lịch sử luôn bị xem là một triều đại phản trắc, gọi là "Mạc thị" chứ không phải "Mạc triều", chỉ được chép ké trong kỷ nhà Lê. Nên nhớ, Mạc Đăng Dung chiếm thiên hạ không phải từ một anh hùng như Lê Thái Tổ, càng không phải từ một vĩ nhân như Lê Thánh Tông, mà là những vua quỷ, vua lợn.

Nhưng giới sử gia đâu có thèm đếm xỉa? Họ giáng những nhát búa rất nặng nề lên vua Mạc. Tiếng xấu ấy theo gia tộc này hơn 4 thế kỷ, tới tận những năm 1980 người ta mới dần có quan điểm khác. Bởi thế cho nên sách về nhà Mạc rất ít, sách viết riêng về Mạc Đăng Dung lại càng không có.

Khó có ai lý giải vì sao một người bị đời sau căm ghét, ở thời điểm đó trong Đại Việt sử ký lại kể rằng: "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô"

Bạn nghĩ sao về ông?

Từ khóa: 

nhà mạc

,

mạc đăng dung

,

mạc thái tổ

,

lịch sử

Suy xét cùng cận thì sẽ thấy không chỉ Mạc Đăng Dung mà Hồ Quý Ly trước đó cũng đâu có được lòng các nhà sử nho bởi luân lý "danh bất chính thì ngôn không thuận". Các nhà nho học xem trọng đạo quân - thần dù vua có ngu dốt, thối nát đến đâu đó vẫn là vua và mãi là vua. Dù vua có sai và giết hại trung thần nhưng nếu thần tử không chết là bất trung. Cái câu của bạn dẫn chứng "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô" thể hiện vài vấn đề sau:

1. Các vua cuối hậu Lê như: Uy Mục, Tương Dực,... đều tàn tệ đến cùng cực gây nỗi oán hờn cho người dân

2. Ghi chép và đánh giá Mạc Đăng Dung là các nhà nho học chứ không phải đại bộ phận người dân

3. Người dân muốn họ theo rất dễ đó là làm cho họ thấy sẽ được cuộc sống ấm no hạnh phúc mà bấy giờ các vua Lê chỉ biết hưởng thụ trên chính mồ hôi, công sức của dân chúng mà thôi nên khi nhà Mạc diệt họ Lê thì người dân được quyền hy vọng một cuộc sống mới ở tương lai.

4. Sử được ghi chép dựa trên cái nhìn của người viết và cách giáo dục rập khuôn thiếu tính tư duy của nước ta qua các thế hệ dẫn đến hậu quả là qua các đời học sách đều là phê phán những họ cướp ngôi như Hồ Quý Ly hay Mạc Đăng Dung thôi. Học sinh khi học sử là học thuộc lòng cấm có nói ngược lại không sẽ bị nói là xuyên tạc lịch sử dù rằng phải biết cái gì cũng có lúc thịnh lúc suy và khi suy đến tận cùng sẽ có cái mới thay thế nhưng các nhà nho/ sử học thế hệ trước không chấp nhận sự thật này dù nó là quy luật tất yếu

Trả lời

Suy xét cùng cận thì sẽ thấy không chỉ Mạc Đăng Dung mà Hồ Quý Ly trước đó cũng đâu có được lòng các nhà sử nho bởi luân lý "danh bất chính thì ngôn không thuận". Các nhà nho học xem trọng đạo quân - thần dù vua có ngu dốt, thối nát đến đâu đó vẫn là vua và mãi là vua. Dù vua có sai và giết hại trung thần nhưng nếu thần tử không chết là bất trung. Cái câu của bạn dẫn chứng "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô" thể hiện vài vấn đề sau:

1. Các vua cuối hậu Lê như: Uy Mục, Tương Dực,... đều tàn tệ đến cùng cực gây nỗi oán hờn cho người dân

2. Ghi chép và đánh giá Mạc Đăng Dung là các nhà nho học chứ không phải đại bộ phận người dân

3. Người dân muốn họ theo rất dễ đó là làm cho họ thấy sẽ được cuộc sống ấm no hạnh phúc mà bấy giờ các vua Lê chỉ biết hưởng thụ trên chính mồ hôi, công sức của dân chúng mà thôi nên khi nhà Mạc diệt họ Lê thì người dân được quyền hy vọng một cuộc sống mới ở tương lai.

4. Sử được ghi chép dựa trên cái nhìn của người viết và cách giáo dục rập khuôn thiếu tính tư duy của nước ta qua các thế hệ dẫn đến hậu quả là qua các đời học sách đều là phê phán những họ cướp ngôi như Hồ Quý Ly hay Mạc Đăng Dung thôi. Học sinh khi học sử là học thuộc lòng cấm có nói ngược lại không sẽ bị nói là xuyên tạc lịch sử dù rằng phải biết cái gì cũng có lúc thịnh lúc suy và khi suy đến tận cùng sẽ có cái mới thay thế nhưng các nhà nho/ sử học thế hệ trước không chấp nhận sự thật này dù nó là quy luật tất yếu

Cướp ngôi thì phải giỏi như Trần THủ Độ, còn trói gà không chặt như họ Mạc thì thà làm quyền thần như họ Trịnh dân còn được nhờ. Cướp ngôi xong mà gây hậu quả khốc liệt vậy thì cướp làm gì. => Nghịch thần

Nước lên thuyền lên - đó là tất yếu của sự vật vần xoay, hết mưa sẽ có nắng và khi đủ nắng sẽ cần có mưa!

Việc giành ngôi của Mạc Đăng Dung từ nhà Lê suy thoái là điều tất nhiên nếu ko có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ có người khác làm điều này; Lịch sử đã chọn MĐ D - phải tiếp nhận trọng trách này, trong cả một quá trình nên bỏ qua tiểu tiết, hành động trung nghĩa dũng không cần quá chú trọng vì là bề tôi mà nhất nhất tuân theo, nên nghĩ rằng, việc tồn tại nhà Mạc trọng lịch sử là đúng đắn, đôi khi việc Nguyễn Kim cố tạo nên một nhà Lê sau này dc chép lại là Lê Trung Hưng thì thực chất chỉ là bảo vệ quyền lợi cá nhân mình mà thôi, còn triều đại bấy giờ đã không phải là họ Lê cai trị nửa rồi!


Tất cả bánh xe lịch sử đều có điểm chung với tự nhiên - càng tồn tại lâu - sẽ càng bộc lộ cái đặc tính chìm "đặc tính không nên có của giống loài" và cần dc loại bỏ!


Trên tất cả mọi thứ giờ đã lùi về quá khứ, họ dù đúng dù sai dù thế nào đi chăng nửa cũng đã hoàn thành sứ mệnh của mình với thời kỳ đó!

Tương lai do ta tạo nên và lịch sử sẽ viết về ta - trích me :P


Thế sự xoay vần, có hưng tất phế, có thịnh tất suy; việc làm của Mạc Thái Tổ cũng như Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly là tất yếu, dẫu họ không làm thì tất người khác cũng làm. Họ bị kết tội là kẻ nghịch thần là vì họ sống trong xã hội Tống Nho nổi lên với những khuôn vàng thước ngọc đôi khi quá áp đặt. Hãy nhìn nước Đại Việt thời Mạc so với đoạn cuối triều Lê sơ, từ bàn đạp của Mạc Thái Tổ, Thái Tông Mạc Đăng Doanh chẳng phải đã phục hồi một Đại Việt hưng thịnh, yên bình ít nhất là ở khu vực phía Bắc hay sao. Còn bàn về việc trố mình xưng tội, hãy tự vấn xem quân vương trước nay có ai làm được như vậy, và có mấy ai sau khi làm vậy giặc ngoại xâm không vào cõi nữa; hi sinh tiểu tiết để bảo vệ đại cục, đó chính là vị vua mở đầu nhà Mạc.
Hóng...

Quân bất minh thời thần bất trung, phụ bất từ thời tử bất hiếu =)) Uy Mục rồi đến Tương Dực rồi đến Chiêu tông, thời thế cứ suy bại dần, đến khi Tương Dực bị Duy Sản giết thì nạn quyền thần đã rõ. Chiêu tông tuy ban đầu được Đăng Dung phò tá dẹp các loạn đảng nhưng ông này chưa thể hiện được cái thế cửu ngũ đại trí mà Lê Thánh Tông từng có, sau này không phải họ Mạc thì họ Nguyễn, họ Trịnh hay họ Hoàng cũng sẽ có biến. Nhưng mà Mạc Thế Tổ chẳng phải kẻ nhàn rỗi, tay trắng nên nghiệp lớn, đánh đông dẹp tây, biết lui biết tiến, lấy được lòng dân, trọng dụng nhân tài, thậm chí cuối đời già yếu mà còn vì hậu thế nên phải trói mình quỳ gối trước quan nhà Minh mà nộp đất thụ phong, một đời hùng tâm, nắm được buông được, xứng là một vị vua giỏi. Có điều nhà Mạc thì không được như vậy, tuy nội bộ khá đoàn kết, nhưng qua các đời thì con cháu dần dần lên ngôi lúc quá trẻ, suy cho cùng cũng chỉ là mấy con chim non sao địch nổi đám ưng già nhà Lê :v

Xét trên quan điểm ngày xưa, khi mà trung với Vua được coi là cao nhất thì việc Mạc Thái Tổ bị coi là bậc phản nghịch mặc định đúng. Tuy nhiên thời gian dần dần ngày có những quan điểm đúng đắn hơn về chuẩn mực đạo đức con người, ấy là việc lợi ích của dân tộc mới xứng đáng là thứ được đặt trên tất cả, và cụ đã làm theo điều đó. Lẽ tất nhiên thời ấy làm vậy là trái mẹ với gần hết những gì mà mấy ông sỹ phu to mồm hay đọc trong sách, nên cả nghìn năm sau bia miệng vẫn trơ ra đấy, dẫu nhiều người đã minh oan cho cụ, nhưng đắng lòng thay Thái Tổ vẫn ăn chửi bình thường. Thôi thì mỗi ngày thêm dăm người hiểu cụ hơn là được rồi...