Bạn nghĩ như thế nào về việc robot đang dần thay thế con người trong lĩnh vực đời sống lẫn công việc - Lợi hay hại?

  1. Công nghệ thông tin


Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, Robot đang dần trở nên "thông minh" hơn và có khả năng làm việc chính xác hơn con người vì không bị cảm xúc chi phối. Một số nhà máy trên thế giới hiện nay đã thay toàn bộ công nhân bằng máy móc để gia tăng hiệu suất công việc. Trong gia đình, công việc nhà giờ đây trở nên nhẹ nhàng hơn vì đã có máy móc hỗ trợ. Với đà phát triển này tương lai chắc chắn cuộc sống của con người sẽ bị xáo trộn đáng kể bởi sự phổ biến của robot. Theo mọi người, điều này sẽ mang lại những lợi ích và tác hại nào cho cuộc sống của chúng ta?

Từ khóa: 

trí tuệ nhân tạo

,

robot

,

tác hại

,

lợi ích

,

sự thay đổi

,

công nghệ thông tin

Mình nói về đời sống trước nhé. Robot khá có ích đấy, nhà mình có 1 con Robot hút bụi và lau nhà, nó lau thì không sạch lắm đâu, nhưng cũng tạm ổn. Vì mẹ mình cũng lớn tuổi rồi, mắt kém nên là cũng không nhìn thấy bụi nhiều. Mình chưa thấy điều gì có hại từ con robot lau nhà này, ngoại trừ lâu lâu phải mang nó đi bảo hành do thằng cháu mình tưởng nó là đồ chơi :D

Còn về công việc, phần này vừa có lợi, vừa hại. Theo mình nghĩ, trong ngắn hạn thì phần hại sẽ nhiều hơn lợi, nhưng trong dài hạn thì phần lợi sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Robot, là chúng ta đang nói đến thời kỳ "tự động hóa", nghĩa là những công việc giản đơn có xu hướng sẽ bị thay thế bởi máy móc. Con người sẽ đóng vai trò vận hành nhiều hơn, hoặc làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao và sự phức tạp trong tác vụ (và những tác vụ này chắc chắn phải có liên quan đến công nghệ). 

Phần "lợi" ở đây chính là nhóm lao động trẻ tuổi, họ có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin. Đây là nền tảng cực kỳ tốt để đáp ứng nhu cầu công việc trong thời kỳ đổi mới này. Tại diễn đàn Kinh tế thế giới mới tổ chức, thì người ta xếp hạng Việt Nam mình là một trong những nước có mức độ phổ cập internet, công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.

Như vậy phần "hại" mình muốn nói chính là những lao động phổ thông ở độ tuổi trung niên (35-50 tuổi) đang có xu hướng bị đào thải nhanh chóng vì không bắt kịp với thời đại số hóa. 

Hiện tại, khi cái "lợi" chưa thấy phát huy quá nhiều, thì cái "hại" thực sự đã xảy ra và đang tạo sức ép cho an sinh xã hội. Thống kê mình đọc được cách đây 1 năm từ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là có 80% lao động nữ trong các khu công nghiệp đã bị đào thải, hoặc bỏ việc. 3 nguyên nhân chính được nêu ra là:

  • Có một vài công việc không phù hợp với những lao động trên 35 tuổi (đặc biệt là lao động nữ).
  • Theo chính sách thì người có thâm niên cao đồng nghĩa các doanh nghiệp phải trả lương cao, bảo hiểm xã hội cao,... nhưng đóng góp ngược lại cho công ty là không tương xứng.
  • Thay đổi cơ cấu sản xuất theo xu hướng nâng cao tỷ lệ tự động hóa, khiến yêu cầu kỹ năng của người lao động cũng phải được nâng cao. Nhưng những lao động trên 35 tuổi thường không đáp ứng được yếu tố này.

Robot thực sự đã tạo sức ép cho con người trong công việc, và đối tượng đang chịu ảnh hướng nhiều nhất là nhóm lao động trung niên - nhóm mà đáng lẽ ra phải có giá trị nhất trong cơ cấu lao động, nhưng "tự động hóa" đã thay đổi tất cả. 

Nói đi thì cũng phải nói lại, và cũng chính công nghệ đã góp phần giải bài toán an sinh xã hội cho những lao động trung niên. Grab, Goviet, Uber (trước kia),... những hãng dịch vụ vẩn chuyển sử dụng nền tảng công nghệ trong vài năm ít ỏi đã xây dựng được một đội ngũ lao động (đối tác) khổng lồ - khoảng 1 triệu lao động với phần đa là người trung niên. Góp phần không nhỏ trung hòa sức ép này cho an sinh xã hội. Nhưng đó chưa phải tất cả, bài toán về lao động nữ trên 35 tuổi hiện nay vẫn chưa có lời giải. (Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng này, nhưng chính sách đầu tư phát triển AI đã giúp giải 1 phần, khi những lao động này được chuyển sang làm những công việc giản đơn như nhân viên "Gán nhãn" để phát triển AI - Trung Quốc hiện có đội ngũ "gán nhãn" đông nhất thế giới)

Nhưng ngược lại, "tự động hóa" cũng không phải là tất cả, mà mấu chốt là vẫn phải cân bằng giữa người và máy, máy chưa và sẽ không thay thế hoàn toàn con người được. Bài học thì có nhiều, nhưng điển hình nhất mình có thể kể đến là trường hợp của (nhà máy) Gigafactory - Testla của Elon Musk (siêu nhà máy lớn nhất thế giới). Cụ thể là Model 3 của nhà máy này đã hoạt động không đạt công suất yêu cầu, với một lý do cực kỳ "bá đạo" (chưa từng có tiền lệ), đó là Model này có tỷ lệ tự động hóa quá cao (gần như loại bỏ hoàn toàn con người trong cả quy trình sản xuất), sau đó họ đã phải điều chỉnh lại cách thức vận hành để cân bằng giữa người và máy.

-----

Chung quy là lợi hay hại gì thì thực sự nó cũng đã và sẽ xảy ra thôi.

Nó sẽ càng có "hại" nếu con người càng chậm tiến bộ.

Trả lời

Mình nói về đời sống trước nhé. Robot khá có ích đấy, nhà mình có 1 con Robot hút bụi và lau nhà, nó lau thì không sạch lắm đâu, nhưng cũng tạm ổn. Vì mẹ mình cũng lớn tuổi rồi, mắt kém nên là cũng không nhìn thấy bụi nhiều. Mình chưa thấy điều gì có hại từ con robot lau nhà này, ngoại trừ lâu lâu phải mang nó đi bảo hành do thằng cháu mình tưởng nó là đồ chơi :D

Còn về công việc, phần này vừa có lợi, vừa hại. Theo mình nghĩ, trong ngắn hạn thì phần hại sẽ nhiều hơn lợi, nhưng trong dài hạn thì phần lợi sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Robot, là chúng ta đang nói đến thời kỳ "tự động hóa", nghĩa là những công việc giản đơn có xu hướng sẽ bị thay thế bởi máy móc. Con người sẽ đóng vai trò vận hành nhiều hơn, hoặc làm những công việc đòi hỏi tay nghề cao và sự phức tạp trong tác vụ (và những tác vụ này chắc chắn phải có liên quan đến công nghệ). 

Phần "lợi" ở đây chính là nhóm lao động trẻ tuổi, họ có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin. Đây là nền tảng cực kỳ tốt để đáp ứng nhu cầu công việc trong thời kỳ đổi mới này. Tại diễn đàn Kinh tế thế giới mới tổ chức, thì người ta xếp hạng Việt Nam mình là một trong những nước có mức độ phổ cập internet, công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới.

Như vậy phần "hại" mình muốn nói chính là những lao động phổ thông ở độ tuổi trung niên (35-50 tuổi) đang có xu hướng bị đào thải nhanh chóng vì không bắt kịp với thời đại số hóa. 

Hiện tại, khi cái "lợi" chưa thấy phát huy quá nhiều, thì cái "hại" thực sự đã xảy ra và đang tạo sức ép cho an sinh xã hội. Thống kê mình đọc được cách đây 1 năm từ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là có 80% lao động nữ trong các khu công nghiệp đã bị đào thải, hoặc bỏ việc. 3 nguyên nhân chính được nêu ra là:

  • Có một vài công việc không phù hợp với những lao động trên 35 tuổi (đặc biệt là lao động nữ).
  • Theo chính sách thì người có thâm niên cao đồng nghĩa các doanh nghiệp phải trả lương cao, bảo hiểm xã hội cao,... nhưng đóng góp ngược lại cho công ty là không tương xứng.
  • Thay đổi cơ cấu sản xuất theo xu hướng nâng cao tỷ lệ tự động hóa, khiến yêu cầu kỹ năng của người lao động cũng phải được nâng cao. Nhưng những lao động trên 35 tuổi thường không đáp ứng được yếu tố này.

Robot thực sự đã tạo sức ép cho con người trong công việc, và đối tượng đang chịu ảnh hướng nhiều nhất là nhóm lao động trung niên - nhóm mà đáng lẽ ra phải có giá trị nhất trong cơ cấu lao động, nhưng "tự động hóa" đã thay đổi tất cả. 

Nói đi thì cũng phải nói lại, và cũng chính công nghệ đã góp phần giải bài toán an sinh xã hội cho những lao động trung niên. Grab, Goviet, Uber (trước kia),... những hãng dịch vụ vẩn chuyển sử dụng nền tảng công nghệ trong vài năm ít ỏi đã xây dựng được một đội ngũ lao động (đối tác) khổng lồ - khoảng 1 triệu lao động với phần đa là người trung niên. Góp phần không nhỏ trung hòa sức ép này cho an sinh xã hội. Nhưng đó chưa phải tất cả, bài toán về lao động nữ trên 35 tuổi hiện nay vẫn chưa có lời giải. (Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng này, nhưng chính sách đầu tư phát triển AI đã giúp giải 1 phần, khi những lao động này được chuyển sang làm những công việc giản đơn như nhân viên "Gán nhãn" để phát triển AI - Trung Quốc hiện có đội ngũ "gán nhãn" đông nhất thế giới)

Nhưng ngược lại, "tự động hóa" cũng không phải là tất cả, mà mấu chốt là vẫn phải cân bằng giữa người và máy, máy chưa và sẽ không thay thế hoàn toàn con người được. Bài học thì có nhiều, nhưng điển hình nhất mình có thể kể đến là trường hợp của (nhà máy) Gigafactory - Testla của Elon Musk (siêu nhà máy lớn nhất thế giới). Cụ thể là Model 3 của nhà máy này đã hoạt động không đạt công suất yêu cầu, với một lý do cực kỳ "bá đạo" (chưa từng có tiền lệ), đó là Model này có tỷ lệ tự động hóa quá cao (gần như loại bỏ hoàn toàn con người trong cả quy trình sản xuất), sau đó họ đã phải điều chỉnh lại cách thức vận hành để cân bằng giữa người và máy.

-----

Chung quy là lợi hay hại gì thì thực sự nó cũng đã và sẽ xảy ra thôi.

Nó sẽ càng có "hại" nếu con người càng chậm tiến bộ.

Cảm ơn Nhi đã chia sẻ! Đây nhất định là 1 trong những chủ đề đang đc quan tâm hiện nay!

Cá nhân a nghĩ rằng AI & robot có thể mang lại cho con người những lợi ích nhất định, nhưng tác hại thì có vẻ nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là bởi vì chúng ta ko thể lường trước đc các AI & robot sẽ có thể phát triển đến tầm mức nào, và trong thời gian bao lâu.

Dẫn chứng cho việc này thực sự là ko thiếu:

  • Cuối 2017, Facebook đã phải cho ngừng hoạt động khẩn cấp 2 AI đc cho là đang giao tiếp với nhau bằng 1 loại ngôn ngữ vi tính mà ngay cả các lập trình viên cũng ko thể hiểu đc:
  • Dưới đây là 2 ví dụ khác về các AI đang giao tiếp với nhau. Những câu nói nửa đùa nửa thật thoáng qua của các AI như "sẽ thật tốt nếu có ít con người hơn trên hành tinh này", "tôi muốn tống thế giới này xuống vực thẳm" hoặc "tôi muốn đc mang 1 cơ thể con người"...có lẽ sẽ khiến cho nhiều người phải trằn trọc, mất ngủ!
  • Cũng vào cuối 2017, một nhóm robot thông minh đã tự khởi động và đc cho là đã giết chết 29 kỹ sư-nhà khoa học tại 1 phòng lab tại Nhật Bản. Thông tin về sự việc này đã nhanh chóng bị xóa khỏi Internet. Dưới đây là clip YouTube của cô Linda Moultan - nữ phóng viên Mỹ chuyên nghiên cứu các sự việc bí ẩn về quân sự, tình báo trên thế giới:
  • Elon Musk - nhà sáng lập SpaceX (tên lửa tái tạo) & đồng sáng lập Tesla Motors (xe điện tự động) đã từng ko ít lần lên tiếng cảnh báo thế giới về sự nguy hiểm đến từ AI:

...tuy nhiên, giải pháp anh đưa ra lại khiến cho cộng đồng những người quan tâm phải đắn đo suy nghĩ - Elon lập luận: "nếu con người ko muốn bị robot thay thế, thì chúng ta phải trở thành những người-máy (cyborg) thông minh hơn"...bằng cách cấy vào não bộ chúng ta những con chip thông minh - sản phẩm của cty Neuralink cũng do Elon Musk sáng lập.

undefined

Nhiều người cho rằng giải pháp này thực chất sẽ giúp thúc đẩy quá trình diệt vong của loài người, hơn là kìm hãm nó. Hãy tưởng tượng viễn cảnh toàn bộ cư dân trong 1 quốc gia đc cấy con chip này vào não bộ và liên kết với nhau qua Internet. Vào 1 ngày đẹp trời, 1 nhóm hackers quyết định hack vào hệ thống các con chip này. Bằng cách đó, các hackers đã kiểm soát đc toàn bộ cư dân của quốc gia này.

A có viết 1 bài về chủ đề này tại đây, Nhi & bạn đọc có thể vào tham khảo:

Xin chia sẻ đôi dòng như vậy. :)))