Bạn nghĩ sao về lời khuyên "hãy cứ là chính mình"?

  1. Tâm lý học

Mọi người có thường xuyên được khuyên rằng "Hãy cứ là chính mình đi!" không? Còn với mình đó lại là một lời khuyên đôi lúc phản tác dụng, và mình cảm thấy không cần thiết cho lắm, nói đúng hơn là cực kỳ vô nghĩa nữa là đằng khác.

Từ khóa: 

tâm lý học

Là chính mình - Ranh giới giữa chân thành và ái kỷ. Vì sao mình lại nói như thế? Để mình kể các bạn nghe một câu chuyện.

Khi còn nhỏ, Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon, là một cậu bé cực kỳ thông minh. Bà của Jeff là một người hút thuốc trường kỳ, và cậu rất phản đối điều này. Sau quá trình quan sát lâu dài, một ngày, Jeff gõ lên cửa kính ô tô của bà và đùa: “Với tần suất hút thuốc hai phút một điếu, bà đã mất đi tổng cộng 9 năm tuổi thọ rồi đó!".

Thay vì tiếng cười tán dương sự dí dỏm, điều Jeff nhận được chỉ là sự im lặng đầy tổn thương từ bà mình. Đó là lần đầu tiên Jeff Bezos học được rằng: Trong một số trường hợp, sự tử tế quan trọng hơn thông minh. Vì thế, "cứ là chính mình" có thể trở thành một sự biện minh cho việc đặt cái tôi của mình lên trên người khác.

Thế nhưng đừng mãi “là chính mình", khi bạn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày. Mỗi khi làm một việc gì đó, thay vì tự hỏi “Đây có phải là mình không?”, hãy bắt đầu hỏi: “Đây có phải là người mình muốn trở thành không?”. Câu hỏi đó sẽ đưa bạn đi xa hơn, trong một tâm thế tự do hơn rất nhiều. “Cứ là chính mình" không phải một lời khuyên tồi, nhưng nó gián tiếp giới hạn bạn ở cái tôi của ngày hôm nay, và khiến bạn bối rối với việc mất đi một điều vốn không thể mất. Việc bạn là ai không đơn giản được quyết định bằng một vài tính từ hay đôi dòng miêu tả, mà chính bởi những việc bạn làm và những quyết định bạn đưa ra mỗi ngày.

Trả lời

Là chính mình - Ranh giới giữa chân thành và ái kỷ. Vì sao mình lại nói như thế? Để mình kể các bạn nghe một câu chuyện.

Khi còn nhỏ, Jeff Bezos, nhà sáng lập của Amazon, là một cậu bé cực kỳ thông minh. Bà của Jeff là một người hút thuốc trường kỳ, và cậu rất phản đối điều này. Sau quá trình quan sát lâu dài, một ngày, Jeff gõ lên cửa kính ô tô của bà và đùa: “Với tần suất hút thuốc hai phút một điếu, bà đã mất đi tổng cộng 9 năm tuổi thọ rồi đó!".

Thay vì tiếng cười tán dương sự dí dỏm, điều Jeff nhận được chỉ là sự im lặng đầy tổn thương từ bà mình. Đó là lần đầu tiên Jeff Bezos học được rằng: Trong một số trường hợp, sự tử tế quan trọng hơn thông minh. Vì thế, "cứ là chính mình" có thể trở thành một sự biện minh cho việc đặt cái tôi của mình lên trên người khác.

Thế nhưng đừng mãi “là chính mình", khi bạn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày. Mỗi khi làm một việc gì đó, thay vì tự hỏi “Đây có phải là mình không?”, hãy bắt đầu hỏi: “Đây có phải là người mình muốn trở thành không?”. Câu hỏi đó sẽ đưa bạn đi xa hơn, trong một tâm thế tự do hơn rất nhiều. “Cứ là chính mình" không phải một lời khuyên tồi, nhưng nó gián tiếp giới hạn bạn ở cái tôi của ngày hôm nay, và khiến bạn bối rối với việc mất đi một điều vốn không thể mất. Việc bạn là ai không đơn giản được quyết định bằng một vài tính từ hay đôi dòng miêu tả, mà chính bởi những việc bạn làm và những quyết định bạn đưa ra mỗi ngày.

Chào bạn, mình tôn trọng cảm nhận của bạn về lời khuyên này. Cá nhân mình cũng cho rằng lời khuyên này có thể hiểu theo nhiều cách.

Nếu coi nó là lá chắn để cố thủ cho sự trì trệ của bản thân, thì nó tiêu cực.

Nếu coi nó là thanh gươm để chiến đấu với những áp lực, cám dỗ do môi trường mang tới thì nó tích cực.

Chúc bạn luôn tìm thấy những điều ý nghĩa.

Là chính mình nhưng phải là phiên bản tốt nhất của chính mình nhé!
Chứ nhiều người cứ dùng câu "Hãy cứ là chính mình" như lí do để không nỗ lực để bản thân ngày một tốt hơn.