Bạn nghĩ sao về việc nghe nhạc giúp bạn tập trung hơn trong công việc?

  1. Âm nhạc

Từ khóa: 

âm nhạc

Theo mình thì tùy từng người, mỗi người yêu thích một kiểu nhạc khác nhau thì sự tập trung trong âm nhạc với họ khác nhau, đa phần mọi ng muốn tập trung thì đều cần im lặng. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì nghe những tông nhạc ít xáo trộn, êm ả thì sẽ dễ tập trung hơn như nhạc không lời, giao hưởng của moza chẳng hạn. Thế nhưng không ít người lại cảm thấy tập trung nếu dk nghe nhạc sôi động, có thể họ đang làm việc trong môi trường sáng tạo, nên nghe những âm nhạc bắt tai giúp họ khơi gơi nguồn cảm hứng hơn.

Các bạn có thể tìm hiểu đầy đủ thêm tại nguồn này

Trả lời

Theo mình thì tùy từng người, mỗi người yêu thích một kiểu nhạc khác nhau thì sự tập trung trong âm nhạc với họ khác nhau, đa phần mọi ng muốn tập trung thì đều cần im lặng. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì nghe những tông nhạc ít xáo trộn, êm ả thì sẽ dễ tập trung hơn như nhạc không lời, giao hưởng của moza chẳng hạn. Thế nhưng không ít người lại cảm thấy tập trung nếu dk nghe nhạc sôi động, có thể họ đang làm việc trong môi trường sáng tạo, nên nghe những âm nhạc bắt tai giúp họ khơi gơi nguồn cảm hứng hơn.

Các bạn có thể tìm hiểu đầy đủ thêm tại nguồn này

Theo cá nhân mình thì âm nhạc nó tạo ra và duy trì cảm xúc khá nhanh và mạnh. Bạn phải xác định là đang làm việc trong môi trường nào. Nếu như lao động chân tay thì nghe nhạc có thể làm bạn bớt sao nhãng . Còn lao động trí óc thì 1 chút nhạc để tạo hứng khởi thì ổn nhưng duy trì thì không nên. Lúc đó bạn rất dễ cuốn theo giai điệu của nhạc mà bạn nghe. Lúc bạn buồn hay vui thì âm nhạc cũng có tác dụng tương tự. Ví dụ bạn thất tình mà nghe các bài thất tình thì ôi thôi xong. Bạn sẽ bị trượt rất nhanh và xa lầy trong cảm giác tiêu cực. Còn khi bạn vui mà nghe các bản nhạc sôi động thì cũng vậy. Bạn sẽ thăng hoa . Nhưng bạn thăng hoa trong bao lâu và bạn có cần sự thăng hoa trong cảm xúc không? Nó giống con dao hai lưỡi . Do vậy nghe nhạc cũng cần sự định hướng chứ không phải là cứ trôi theo dòng cảm xúc.

Và khi không có nhạc thì bạn không thể tập trung? Ôiii

Tôi thấy rất là hài khi vừa nghe nhạc vừa làm việc.tôi nghĩ chưa có nhà khoa học nào làm việc theo kiểu ấy.hi người ta nói tập trung làm việc chứ ko ai nói nghe nhạc làm việc cả

Mình thấy việc này rất tốt. Bật nhạc khi làm việc sẽ giúp ta thoải mái và đầu óc thư giãn hơn. Các bạn nên chọn cho mình những bạn nhạc nhẹ, không lời (tùy sở thích từng người). Nếu bật bài hát, nhạc các bạn biết thì sẽ khó tập trung vì trong đầu mình sẽ toàn là lời hoạc giai điệu bài hát

tùy người nha. thấy đa số mọi người hay nghe nhạc khi làm việc, có thể nghe nhạc theo sở thích. mình thì nghe nhạc có lời sẽ không tập trung được, hay hát theo nên khi làm việc, học hành, mình sẽ k nghe nhạc, cùng lắm là nhạc k lời thôi

Mình là điển hình của nghe nhạc mới tập trung làm việc được. Mình thường nghe nhạc sôi động, cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn hẳn đó. Nghe nhạc nhẹ hay ballad là cũng thấy buồn theo, cảm giác bị ủ dột, khỏi nghĩ được cái gì hay ho. Nên cứ phải nhạc quẩy tưng bừng 1 tí, cũng hại tai phết đấy, nhưng còn hơn bỏ ra là ko thể tập trung được, đầu óc muốn loạn lên í. Bí lắm!

Chị thì có nhạc hay không cũng ko là vấn đề. Chị thường mất tập trung từ tác nhân bên ngoài. Nên chị thường nghe nhạc để hạn chế việc đó khi đi làm văn phòng, còn ở nhà thì ko cần nghe nhạc.

Cá nhân mình thì mình không thể vừa nghe nhạc vừa học bài, đọc sách hay làm việc, kể cả tiếng piano hay nhạc nhẹ không lời. Nghe nhạc mình dễ bị phân tâm theo giai điệu của nó nên cảm thấy khó tập trung hơn.

Mình nghĩ là khi nghe nhạc, đặc biệt là những bài mình thích, không nhất thích là nhạc Baroque thì cảm xúc từ âm nhạc truyền vào công việc khiến mình có hứng thú với công việc hơn.

 Nhưng nghe nhạc chỉ có lợi với những công việc tương đối nhàm chán, không cần suy nghĩ còn đối với những công việc vắt não ví dụ như học thuộc, viết thì nghe nhạc chẳng những khiến mình thư giãn mà còn rối não hơn.

 Nhạc mình thích nghe thì đủ thể loại, miễn sao hay là nghe nhưng bữa nay thì mình thích nghe nhạc của Ludovico Einaudi.