Bảo vệ & phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam như thế nào? 

  1. Văn hóa


Thời sinh viên (khoảng năm 2009) mình từng rất hứng thú với Làng nghề cổ truyền Việt Nam, cùng với nhóm bạn làm một đề tài NCKH về "Du lịch Làng nghề" , kết hợp với Hiệp Hội làng nghề để đi thực tế, nghiên cứu, làm các hội thảo về Du lịch làng nghề. Nhờ khoảng thời gian đó mà biết được kha khá các kiến thức về các làng nghề ở VN (sau này ko dùng lại nên cũng ko nhớ nhiều).

Một vài người bạn trong nhóm NCKH hồi đó của mình sau này tốt nghiệp vẫn kiên trì đeo đuổi, làm start-up, kinh doanh với các sản phẩm cổ truyền, nhằm thương mại hóa các sản phẩm từ làng nghề. Thực sự vẫn thấy rất nể các bạn ấy vì đeo đuổi tới cùng. Nhưng những nỗ lực đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ, bởi vì rất nhiều Làng nghề đang dần bị thất truyền

Hôm kia mình tình cờ xem cafe sáng, thấy mọi người nói về Tranh Đông Hồ đang chuẩn bị đề án công nhận di sản văn hóa Phi vật thể, bất chợt lại trăn trở vơi câu hỏi này?

Bạn có biết VN có những lang nghề truyền thống độc đáo nào (ngay ở quê bạn, nơi bạn sinh sống) & thực trạng làng nghề đó giờ ntn? Bạn có nghĩ có cách nào bảo vệ nó ko? Vì đâu phải cái nào cũng đưa vào bảo tồn di sản như Tranh Đông Hồ được?

Từ khóa: 

làng nghề việt nam

,

tranh đông hồ

,

văn hóa

Mình nghĩ vẫn là vấn đề kinh tế, tìm đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề thôi. Ở Hải Dương mình có làng nghề làm gốm. Bây giờ thành lập công ty gốm Chu Đậu, sản xuất để xuất đi nước ngoài và trong nước. Tuy đã thương mại hóa nhưng vẫn giữ được những nghệ nhân làm gốm theo nghề và truyền lại cho thế hệ sau.

Trả lời

Mình nghĩ vẫn là vấn đề kinh tế, tìm đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề thôi. Ở Hải Dương mình có làng nghề làm gốm. Bây giờ thành lập công ty gốm Chu Đậu, sản xuất để xuất đi nước ngoài và trong nước. Tuy đã thương mại hóa nhưng vẫn giữ được những nghệ nhân làm gốm theo nghề và truyền lại cho thế hệ sau.

Ở Quảng Ngãi hiện có khoảng 10 làng nghề thủ công còn hoạt động, trong đó nổi bật là làng gốm Mỹ Thiện ở huyện Bình Sơn (những sản phẩm gốm ở đây từng là đồ ngự dụng tinh xảo cho Chúa Nguyễn và từng được Chúa Nguyễn khen và ban sắc phong). Tuy nhiên nó lại đang trên bờ tàn lụi. Cả làng làm gốm hơn 30 hộ giờ chỉ còn duy nhất 1 hộ còn giữ nghề.

Mặc dù vậy, gốm Mỹ Thiện cũng đã được đem đi dự Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội - Việt Nam hôm 9/2016 nên cũng đang dần có sức sống trở lại. Có vẻ như là việc đưa làng gốm này vào cung đường du lịch sẽ mang lại kết quả khả quan. Vừa thu hút được khách du lịch đến địa phương để tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo, vừa giúp tiêu thụ những sản phẩm của làng nghề. Nhất là làng gốm Mỹ Thiện lại nằm trên cung đường du lịch từ Quảng Ngãi ra Lý Sơn - rất thuận lợi để tạo sự kết nối tour du lịch đưa khách ghé tham quan làng gốm Mỹ Thiện để tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của một làng nghề. ^^