Bệnh Glôcôm bẩm sinh: dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị?

  1. Sức khoẻ

Bệnh Glôcôm bẩm sinh biểu hiện lâm sàng: Có thể đơn thuần hoặc hình thái phối hợp những bệnh lý phức tạp khác tại mắt và toàn thân. Vì vậy biểu hiện của bệnh Glocom bẩm sinh đa dạng tuỳ theo hình thái và giai đoạn của bệnh.



Từ khóa: 

bệnh glôcôm bẩm sinh

,

bệnh glôcôm

,

glôcôm bẩm sinh

,

bệnh glocom ở trẻ sơ sinh

,

bệnh glocom

,

sức khoẻ

Có thể nói loại bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em, và thường bị phát hiện muộn sau khi sinh các số liệu cho thấy trong khoảng 25000 đứa trẻ mới sinh thì sẽ có 1 bé bị. Bệnh thường gặp trong giai đoạn 1 tháng đến 2 năm tuổi (75%), thường ở hai mắt khoảng (60%). Triệu chứng thường gặp nhất là sợ ánh sáng, chảy nước mắt, co quắp mi.

Triệu chứng, dấu hiệu của Glôcôm bẩm sinh

Để phát hiện sớm căn bệnh này, bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu sau đây để có phương pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng tôi đã thu thập được sau khi tìm hiểu kĩ về loại bệnh Glôcôm bẩm sinh này:

  • Giác mạc to: Nhãn áp cao làm cho giác mạc bị giãn to. Đường kính ngang của giác mạc bình thường ở trẻ mới sinh là 9,5 đến 10,5mm và ở trẻ 1 tuổi là 10 đến 11,5mm. Đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường là dấu hiệu gợi ý bệnh Glôcôm.
  • Phù giác mạc: Có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Giác mạc phù trở nên mờ đục. Lúc đầu phù chỉ có ở biểu mô, sau đó lan xuống nhu mô. Phù giác mạc có thể kèm theo những vết rạn của màng Descemet, là những đường theo hướng ngang hoặc đồng tâm với vùng rìa. Những vết rạn này có thể để lại sẹo giác mạc nếu phù nhu mô kéo dài.
  • Củng mạc mỏng: Nhãn cầu giãn to sẽ làm cho củng mạc mỏng đi, để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới (lồi mắt trâu).
  • Những dấu hiệu khác: Tiền phòng thường sâu hơn bình thường, có thể cận thị hoặc loạn thị và lệch thể thủy tinh do giãn củng mạc.

Cách điều trị

Hiện nay mình thấy căn bệnh này chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thôi rồi sau đó kết hợp các loại thuốc về mắt để cải thiện. Những gì mình tìm hiểu được là chủ yếu được phẫu thuật bởi 3 phương pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật mở góc: rạch mở gcó tiền phòng bằng dao nhỏ có dạng kim tiêm. Phẫu thuật này thực hiện khi giác mạc còn trong.
  • Phẫu thuật mở bè: Đường rạch từ bên ngoài, bộc lộ ống Schlemm, luồn một dụng cụ giống như sợi dây thép vào ống Schlemm, sau đó tách vào vùng bè. Mục đích của phẫu thuật là mở thông giữa tiền phòng và ống Schlemm. Phẫu thuật này thường chỉ định khi giác mạc bị mờ đục không soi được góc tiền phòng.
  • Phẫu thuật cắt bè: Mở lỗ thông giữa tiền phòng và khoang dưới kết mạc. Lỗ thông được bảo vệ bằng một lớp vạt củng mạc mỏng. Phẫu thuật cắt bè có thể kèm theo sử dụng thuốc chống sẹo xơ trong trường hợp có nguy cơ thất bại.

Một số loại phẫu thuật khác sẽ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như đốt laser vùng bè, điện đông hoặc lạnh đông vùng thể mi, hoặc đặt van dẫn lưu thủy dịch…Sau khi phẫu thuật tốt, thì trẻ sẽ không còn bị những triệu chứng như trên nữa, do đó bố mẹ cần phải đặc biệt theo dõi và chăm sóc cho con theo chỉ định và chu trình điều trị của bác sĩ lâu dài.

Trả lời

Có thể nói loại bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em, và thường bị phát hiện muộn sau khi sinh các số liệu cho thấy trong khoảng 25000 đứa trẻ mới sinh thì sẽ có 1 bé bị. Bệnh thường gặp trong giai đoạn 1 tháng đến 2 năm tuổi (75%), thường ở hai mắt khoảng (60%). Triệu chứng thường gặp nhất là sợ ánh sáng, chảy nước mắt, co quắp mi.

Triệu chứng, dấu hiệu của Glôcôm bẩm sinh

Để phát hiện sớm căn bệnh này, bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu sau đây để có phương pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng tôi đã thu thập được sau khi tìm hiểu kĩ về loại bệnh Glôcôm bẩm sinh này:

  • Giác mạc to: Nhãn áp cao làm cho giác mạc bị giãn to. Đường kính ngang của giác mạc bình thường ở trẻ mới sinh là 9,5 đến 10,5mm và ở trẻ 1 tuổi là 10 đến 11,5mm. Đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường là dấu hiệu gợi ý bệnh Glôcôm.
  • Phù giác mạc: Có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Giác mạc phù trở nên mờ đục. Lúc đầu phù chỉ có ở biểu mô, sau đó lan xuống nhu mô. Phù giác mạc có thể kèm theo những vết rạn của màng Descemet, là những đường theo hướng ngang hoặc đồng tâm với vùng rìa. Những vết rạn này có thể để lại sẹo giác mạc nếu phù nhu mô kéo dài.
  • Củng mạc mỏng: Nhãn cầu giãn to sẽ làm cho củng mạc mỏng đi, để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới (lồi mắt trâu).
  • Những dấu hiệu khác: Tiền phòng thường sâu hơn bình thường, có thể cận thị hoặc loạn thị và lệch thể thủy tinh do giãn củng mạc.

Cách điều trị

Hiện nay mình thấy căn bệnh này chủ yếu được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thôi rồi sau đó kết hợp các loại thuốc về mắt để cải thiện. Những gì mình tìm hiểu được là chủ yếu được phẫu thuật bởi 3 phương pháp dưới đây:

  • Phẫu thuật mở góc: rạch mở gcó tiền phòng bằng dao nhỏ có dạng kim tiêm. Phẫu thuật này thực hiện khi giác mạc còn trong.
  • Phẫu thuật mở bè: Đường rạch từ bên ngoài, bộc lộ ống Schlemm, luồn một dụng cụ giống như sợi dây thép vào ống Schlemm, sau đó tách vào vùng bè. Mục đích của phẫu thuật là mở thông giữa tiền phòng và ống Schlemm. Phẫu thuật này thường chỉ định khi giác mạc bị mờ đục không soi được góc tiền phòng.
  • Phẫu thuật cắt bè: Mở lỗ thông giữa tiền phòng và khoang dưới kết mạc. Lỗ thông được bảo vệ bằng một lớp vạt củng mạc mỏng. Phẫu thuật cắt bè có thể kèm theo sử dụng thuốc chống sẹo xơ trong trường hợp có nguy cơ thất bại.

Một số loại phẫu thuật khác sẽ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như đốt laser vùng bè, điện đông hoặc lạnh đông vùng thể mi, hoặc đặt van dẫn lưu thủy dịch…Sau khi phẫu thuật tốt, thì trẻ sẽ không còn bị những triệu chứng như trên nữa, do đó bố mẹ cần phải đặc biệt theo dõi và chăm sóc cho con theo chỉ định và chu trình điều trị của bác sĩ lâu dài.