Bệnh sốt rét có tái phát không?

  1. Sức khoẻ

Đi Tây Nguyên về bị sốt cao, tôi phải vào bệnh viện tại địa phương để khám bệnh. Sau khi hỏi tình hình và khám tổng quát, bác sĩ cho tôi đi thử máu và xác định bị mắc bệnh sốt rét. Điều trị tại bệnh viện 1 tuần, tôi hết sốt và được xuất viện. Về nhà cũng khoảng 3 tuần, tôi bị sốt trở lại và phải vào lại bệnh viện. Vậy có phải tôi bị bệnh sốt rét tái phát không hay bị mắc một bệnh nào khác?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Sốt rét là bệnh có hạn định, nếu không bị tái nhiễm thì sau một thời gian dù không điều trị, bệnh cũng tự khỏi. Hiện nay, ký sinh trùng gây bệnh sốt rét tại Việt Nam có 2 chủng loại là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Chủng loại Plasmodium falciparum với tuổi thọ có thể từ 6 - 20 tháng. Chủng loại Plasmodium vivax có thể tồn tại trong cơ thể người từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, đôi khi tới 3 năm hoặc hơn. Nếu việc điều trị bệnh không đáp ứng hiệu quả, bệnh sốt rét tái phát là chuyện bình thường. Bệnh sốt rét có thể tái phát gần hoặc tái phát xa tùy thuộc chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm.

Cơn sốt tái phát gần thường xảy ra sau khi bạn được điều trị ổn định về lâm sàng và xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét ít nhất 3 lần đều cho kết quả âm tính, mỗi lần xét nghiệm cách nhau một chu kỳ của cơn sốt. Các chủng loại ký sinh trùng sốt rét nhiễm bệnh ở người đều có thể có khả năng gây sốt tái phát gần nhưng thường gặp là chủng loại Plasmodium falciparum. Sốt tái phát gần do nhiều nguyên nhân như điều trị không triệt để, chưa diệt được hết thể vô tính trong hồng cầu gây sốt, do dùng thuốc không đủ liều, không đúng phác đồ điều trị, cơ địa bệnh nhân không có khả năng dung nạp thuốc... Ngoài ra, ký sinh trùng sốt rét có thể đã tăng khả năng chịu đựng và kháng thuốc nên việc điều trị không đáp ứng hiệu quả. Cơn sốt tái phát xa xảy ra sau 1 tháng kể từ khi điều trị đã ổn định về lâm sàng. Các chủng loại ký sinh trùng sốt rét đều có khả năng gây ra những cơn sốt tái phát xa nhưng thường gặp là chủng loại Plasmodium vivax. Nguyên nhân là do chủng loại ký sinh trùng này có thể ẩn, còn gọi là thể ngủ ký sinh và phát triển chậm ở tế bào gan và được xem là nơi dự trữ mầm bệnh để gây nên cơn sốt tái phát xa.

Nói chung, khả năng bạn bị sốt rét tái phát là rất dễ, cần đi tới các trụ sở khám để điều trị theo phác đồ cụ thể bạn nhé.

Trả lời

Sốt rét là bệnh có hạn định, nếu không bị tái nhiễm thì sau một thời gian dù không điều trị, bệnh cũng tự khỏi. Hiện nay, ký sinh trùng gây bệnh sốt rét tại Việt Nam có 2 chủng loại là Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax. Chủng loại Plasmodium falciparum với tuổi thọ có thể từ 6 - 20 tháng. Chủng loại Plasmodium vivax có thể tồn tại trong cơ thể người từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, đôi khi tới 3 năm hoặc hơn. Nếu việc điều trị bệnh không đáp ứng hiệu quả, bệnh sốt rét tái phát là chuyện bình thường. Bệnh sốt rét có thể tái phát gần hoặc tái phát xa tùy thuộc chủng loại ký sinh trùng bị nhiễm.

Cơn sốt tái phát gần thường xảy ra sau khi bạn được điều trị ổn định về lâm sàng và xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét ít nhất 3 lần đều cho kết quả âm tính, mỗi lần xét nghiệm cách nhau một chu kỳ của cơn sốt. Các chủng loại ký sinh trùng sốt rét nhiễm bệnh ở người đều có thể có khả năng gây sốt tái phát gần nhưng thường gặp là chủng loại Plasmodium falciparum. Sốt tái phát gần do nhiều nguyên nhân như điều trị không triệt để, chưa diệt được hết thể vô tính trong hồng cầu gây sốt, do dùng thuốc không đủ liều, không đúng phác đồ điều trị, cơ địa bệnh nhân không có khả năng dung nạp thuốc... Ngoài ra, ký sinh trùng sốt rét có thể đã tăng khả năng chịu đựng và kháng thuốc nên việc điều trị không đáp ứng hiệu quả. Cơn sốt tái phát xa xảy ra sau 1 tháng kể từ khi điều trị đã ổn định về lâm sàng. Các chủng loại ký sinh trùng sốt rét đều có khả năng gây ra những cơn sốt tái phát xa nhưng thường gặp là chủng loại Plasmodium vivax. Nguyên nhân là do chủng loại ký sinh trùng này có thể ẩn, còn gọi là thể ngủ ký sinh và phát triển chậm ở tế bào gan và được xem là nơi dự trữ mầm bệnh để gây nên cơn sốt tái phát xa.

Nói chung, khả năng bạn bị sốt rét tái phát là rất dễ, cần đi tới các trụ sở khám để điều trị theo phác đồ cụ thể bạn nhé.