Bệnh trầm cảm có thể tự chữa được không?

  1. Tâm lý học

Một người có thể tự phát hiện mình bị trầm cảm không? Nếu có thì làm thế nào để chữa căn bệnh trầm cảm mà không cần nhờ người khác ?

Từ khóa: 

trầm cảm

,

bệnh trầm cảm

,

tâm lý học

Câu hỏi được gộp với Làm gì để vượt qua trầm cảm?

Tất nhiên là có thể rồi, nhưng bạn cần phải có quyết tâm cao và mong muốn mãnh liệt thoát khỏi căn bệnh này, nếu không hãy nhờ nười khác, nếu có hãy làm theo những cách sau:

1, lập kế hoạch, thời gian biểu: trầm cảm làm đảo lộn cuộc sống của bạn nên bạn cần phải sắp xếp lại nó theo cách riêng của bạn.

2, lập ra mục tiêu: người trầm cảm thường cảm thấy bản thân vô vụng và sợ làm mọi việc vì vậy bạn cần đặt ra những mục tiêu đơn giản và hoàn thành nó để lấy lại tinh thần.

3, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc ,tập thể dục thường xuyên: làm những chuyện này sẽ khiến bạn cảm thấy mình là một con người lành mạnh và tự tin hơn về bản thân đồng thời giúp cơ thể chúng ta có nhiều năng lượng để hoạt động tốt hơn.

4, hoạt động nhiều hơn: nếu bạn cảm thấy ngại khi giao tiếp thì không sao bạn chỉ cần hành động thôi, khi có bất kì hoạt động gì của tập thể bạn có thể tham gia thì hãy tham gia, như thế sẽ giúp khoảng cách giữa bạn và mọi người dần biến mất cũng như làm bạn tự tin hơn và dễ dàng trò chuyện với mọi người hơn so với trước.

5, phải chịu trách nhiệm về những điều bản thân mình làm: người trầm cảm thường hay cảm thấy tự ti về bản thân nên thường trốn tránh trách nhiệm của mình, nay bạn muốn thay đổi thì bạn cần phải chịu mọi trách nhiệm về những hành động mà mình gây ra cũng như nghĩa vụ của bạn thân, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện.

6, hãy dành nhiều thời gian để vui chơi thả lỏng một mình cũng được mà nhiều người càng tốt, hãy làm tất cả những gì bạn muốn.

=> nói chung là bạn phải cố gắng và thật quyết tâm đấy.

Trả lời

Tất nhiên là có thể rồi, nhưng bạn cần phải có quyết tâm cao và mong muốn mãnh liệt thoát khỏi căn bệnh này, nếu không hãy nhờ nười khác, nếu có hãy làm theo những cách sau:

1, lập kế hoạch, thời gian biểu: trầm cảm làm đảo lộn cuộc sống của bạn nên bạn cần phải sắp xếp lại nó theo cách riêng của bạn.

2, lập ra mục tiêu: người trầm cảm thường cảm thấy bản thân vô vụng và sợ làm mọi việc vì vậy bạn cần đặt ra những mục tiêu đơn giản và hoàn thành nó để lấy lại tinh thần.

3, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc ,tập thể dục thường xuyên: làm những chuyện này sẽ khiến bạn cảm thấy mình là một con người lành mạnh và tự tin hơn về bản thân đồng thời giúp cơ thể chúng ta có nhiều năng lượng để hoạt động tốt hơn.

4, hoạt động nhiều hơn: nếu bạn cảm thấy ngại khi giao tiếp thì không sao bạn chỉ cần hành động thôi, khi có bất kì hoạt động gì của tập thể bạn có thể tham gia thì hãy tham gia, như thế sẽ giúp khoảng cách giữa bạn và mọi người dần biến mất cũng như làm bạn tự tin hơn và dễ dàng trò chuyện với mọi người hơn so với trước.

5, phải chịu trách nhiệm về những điều bản thân mình làm: người trầm cảm thường hay cảm thấy tự ti về bản thân nên thường trốn tránh trách nhiệm của mình, nay bạn muốn thay đổi thì bạn cần phải chịu mọi trách nhiệm về những hành động mà mình gây ra cũng như nghĩa vụ của bạn thân, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện.

6, hãy dành nhiều thời gian để vui chơi thả lỏng một mình cũng được mà nhiều người càng tốt, hãy làm tất cả những gì bạn muốn.

=> nói chung là bạn phải cố gắng và thật quyết tâm đấy.

Chào em, là một người đã phải đối diện với trầm cảm nhiều năm, chị muốn nói là qua những gì em chia sẻ thì chưa thể xác định được em có mắc bệnh này hay không. Để xác định rõ ràng, em cần được thăm khám với bác sỹ để biết mình có đang mắc bệnh hay không và bệnh đang ở mức độ nào để có phác đồ điều trị phù hợp. Trầm cảm là một bệnh lý nên em không thể tự chữa trị mà không có sự hỗ trợ và tư vấn từ các bác sỹ, chuyên gia. 
Trong trường hợp em không mắc bệnh trầm cảm mà cảm thấy tâm lý mình bất ổn, em nên tìm đến các chuyên gia, các nhà tư vấn tâm lý để xác định rõ ràng vấn đề của mình và có hướng giải quyết phù hợp.
Ngoài ra, để cải thiện tinh thần của bản thân, em cũng có thể cân nhắc đến một số hoạt động như:
- Tìm hoạt động mình yêu thích và dành thời gian làm nó;
- Tập thể dục thể thao;
- Đi bơi;
- Trò chuyện, tâm sự với bạn bè;
- Nuôi thú cưng;
- Ở bên cạnh gia đình;
- Nếu có thể thì em nên ôm ấp ai đó mà em yêu thương (gia đình, bạn bè, người yêu...) ít nhất 2 lần mỗi ngày, khoa học đã chứng minh là những cái ôm ấm áp và đầy yêu thương kéo dài ít nhất 10 giây mỗi lần có thể giúp cơ thể sản sinh thêm oxytocin: hormone tình yêu giúp giảm stress và tăng sức khỏe tim mạch; dopamine: hormone thỏa mãn giúp em cảm thấy dễ chịu hơn; serotonin: hormone giúp tăng cường tâm trạng, kiểm soát lo âu và giảm cảm giác cô đơn. 
Nếu chưa thể thăm khám bác sỹ hay tham vấn chuyên gia thì em tạm thời có thể thử vài cách nêu trên nhé.

THIỀN.

Tìm hiểu, nghiên cứu về Thiền. Có nhiều cách thiền khác nhau. Nhưng hãy tập thiền định và hiểu biết về thiền định để đi sâu vào nội tâm mà tháo gỡ những khúc mắc trong lòng gây ra bệnh trầm cảm. Hãy tìm hiểu sâu nhất có thể, chuyên chú, bạn sẽ thoát ra....

Hihi Mình =)) gửi các bạn lời khuyên nhỏ này nhé: Để vượt qua khủng hoảng, bạn hãy vượt qua nó 😃. Nghe hơi ngu đúng không?

 Nhưng hãy tin mình nhé, một người chiến binh dũng cảm vĩ đại sẽ không bao giờ ngoảnh mặt chạy trốn trước 1 đối thủ hung tàn đâu. Con đường ngắn nhất để vượt qua nghịch cảnh là đi xuyên qua nó, rất đúng. Hãy thử xem series phim Lord of Rings (chúa tể của những chiếc nhẫn) hay đọc Tam quốc diễn nghĩa. Bạn sẽ thấy cái dũng cảm vốn có của con người dù đến từ Tây với vại bia và những vũ điệu hay sinh ra ở miền Đông nơi có chén trà và  bàn cờ vây. Đừng ngại mà đối diện với khủng hoảng này bạn ơi, hãy cứ nhìn thẳng vào màn đêm mịt mù, nhìn một hồi bạn sẽ thấy ánh sáng của những vì sao. =))

Mình đã từng có 1 khoảng thời gian sa sút về tâm lí mà có thể gọi là trầm cảm trước khi lên cấp 3. Thời gian đó mình rất hiểu cảm giác bức bối, đau khổ và tù túng. Ừ đúng như vậy nhưng nó chỉ là một khoảng thời gian sa sút về tâm lí mà thôi và khi nó đi qua mình biết mình đã học được những bài học tuyệt vời. 

Hồi vô cấp 3 mình có gặp 1 cô bạn rất "thực tế" đến cả những chuyện lặt vặt vớ vẩn, "hơ hơ trông bẹp này chẳng khác gì bà ngoại mình" - mình nghĩ 😂. Và gặp nó mình thấy được cái vẻ mặt mặn mà mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra như: điểm kiểm tra thấp, bị mẹ đối xử không công bằng so với em gái, kí ức một thời hồi thi lên trường chuyên cấp 2 bị ông nó xẻo hết tóc tai để lo ôn thi thì nó mất hết bạn :vvv ( cuối cùng cũng không đậu nha :)) ),đến lúc thi lên cấp 3 thì ngồi trên xe máy mẹ vừa ăn sáng vừa học bài, lên cấp 3 thì nó có lần bị đánh dấu bài vì bày bài cho ông tướng ngồi bên cạnh ... Ôi, nó cực kì mặn,vừa như đứa con nít mà vừa giống bà ngoại mình vậy :>>>>. 

Ừ thì "tao đồng ý là"  dù có khá nhiều thứ không hay ho xảy ra trong cuộc đời 1 đứa vượt qua 16 "nồi  bánh chưng" như nó, nhưng nó vẫn như thế hoài. Thỉnh thoảng nó chảy nước mắt khóc thương cho con rùa của nó bị lạc hồi cấp 1 , thỉnh thoảng thì toàn viết mấy cái comments dài dằng dặc phân tích các kiểu trên trời dưới bể bộc lộ quan điểm này nọ cho mấy cái post đăng chuyện đời các thứ :)))).  Khi đó cái trạng thái cứng lạnh toàn thân của mình suốt gần 1 năm trời bắt đầu có sự chuyển biến và các dây thần kinh cuối cùng cũng giãn ra... 

Yes, hóa ra là vậy. Khi mình cảm nhận được cơn lạnh ở bên trong và hơi ấm từ bên ngoài, mình sẽ dần trung hòa bản thân giữa cuộc sống. Và mình nhận thấy giá trị của cuộc sống không nằm ở thực tại mà là ở những giấc mơ. Cứ tin vào những giấc mơ, qua 1 cơn trầm cảm, chẳng ai muốn tin vào thực tại chông chênh nữa đâu. Hãy luôn lắng nghe và nuôi dưỡng trái tim mình bạn nhé.

Hâyy và bây giờ mình đã hoàn thành lời khuyên "nho nhỏ" của mình  :)) nghĩ lại về sự "nhỏ" - bạn yêu quý, bạn đọc đến đây thật là 1 kì tích, mình xin tặng danh dự bạn huy chương sao vàng cho sự tò mò, cần mẫn tuyệt vời nhé <3 hihi. Mình ước cho giấc mơ đẹp của các bạn để cuộc sống này trở nên đẹp hơn.

Yêu các bạn,

Mình =))


 

Cảm ơn bạn Bình đã mời mình trả lời câu hỏi này. Người đặt câu hỏi chỉ mô tả vắn tắt là đang suy sụp và mệt mỏi muốn thoát ra thì mình cũng không có đủ thông tin để trả lời bạn. Theo mình bạn nên đi khám chuyên môn để bác sỹ hoặc chuyên gia tư vấn phù hợp, vì trầm cảm là căn bệnh dai dẳng khó chữa.

@Bạn Quỳnh Nhi: cảm giác mệt mỏi là chuyện bình thường. Năng lượng sinh học của con người không theo chu kì đường thẳng mà có lúc đạt đỉnh có lúc chạm đáy. Ngay cả những người bình thường cũng có trải nghiệm vậy. Nếu mình đang ở đáy thì hãy cho mình được nghỉ ngơi an tĩnh. Đôi lúc khóc một trận hoặc ngủ một giấc dậy là thấy cảm giác đã khác rồi. Còn suy sụp thì đúng theo lý thuyết là phải đi tìm nguyên nhân mới có thể giúp bạn vượt qua được. Nếu bạn đủ mạnh mẽ thì có thể tự tìm và tự xử lý, còn không hãy lựa người tư vấn nào làm cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất.

Lúc nào đó khi em nhận ra sự hiện diện của cơn trầm cảm, em hãy cứ tiếp tục những công việc đang làm, cứ làm việc, đi siêu thị, nấu ăn, đi tản bộ, đi xem đồ, đi lang thang cà phê, gặp bạn bè, nói chuyện với người lạ... tất cả những việc mà ngày thường em vẫn làm. Đừng vì nó đến mà ngừng lại và ngả theo nó. Coi nó như một người bạn thi thoảng ghé thăm, và cũng giống như những người bạn khác, nó sẽ rời đi. Rồi em sẽ tìm được cách của riêng mình để ứng xử với người bạn không mời mà đến này thôi.

Nếu em có thể hỏi câu này thì chị nghĩ em là 1 cô bé rất mạnh mẽ, em có thể vượt qua được thôi (chỉ là sớm hay muộn). Cuộc sống luôn trân trọng những con người nỗ lực, cố gắng, tích cực nên chị tin là rồi em sẽ được hạnh phúc. Trong thời gian này hãy tạm dừng những công việc làm em thấy stress, cho bản thân nghỉ ngơi. Tgian rảnh rỗi ấy hãy đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, nói chuyện với nhiều người hơn. Cái chính là em cần lắng nghe chính bản thân mình xem bản thân có đang ổn hay ko. Chúc em hạnh phúc nhé. Nếu cần gì thì chị ở đây và sẵn sàng nghe em nói

Muốn hết bị trầm cảm thì tốt nhất bạn nên ra ngoài giao du với mọi người nhiều,trư khuyên :D

Em bao nhiêu tuổi rồi, còn bé mà bị trầm cảm thì thương quá. Trầm cảm ko chỉ đơn giản là buồn mà nó còn ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý rất nhiều. Cố lên em ơi

Lời khuyên của anh là đừng cố gắng vượt qua bệnh trầm cảm, mà hãy cố gắng giải quyết những vấn đề của bản thân, KHi một nút thắc được gỡ thì những nút thắt khác cũng gỡ rất đơn giản thôi nha.