Bị trầm cảm nặng, phải làm sao?

  1. Kỹ năng mềm

Tôi bị trầm cảm đã lâu và điều trị được 1 năm rồi. Bác sĩ (BS) ở phòng khám kê cho tôi thuốc amitriptilin 25mg, kèm theo sulphuric và piracetam. Dùng thuốc tôi thấy đỡ mất ngủ và chán ăn còn các triệu chứng khác không hiệu quả cho lắm. Tiếp tục những lần kê đơn sau, viên amitriptilin 25mg tăng lên 2, rồi 3 viên, hiện tại tôi đang dùng 4 viên một ngày. 2 loại thuốc còn lại không dùng nữa ạ. BS khám cho tôi nói thuốc này phải dùng thời gian dài mới hiệu quả. Gần đây tôi đề nghị BS thử đổi thuốc khác, BS thay bằng thuốc flutonin nhưng uống vào cảm thấy rất khó chịu, thấy không hiệu quả nên tôi dùng có hai lần. BS lại cho tôi dùng 4 viên amitriptilin một ngày/ 2 lần. Tôi còn độc thân, nhưng tôi chẳng muốn đi chơi hay giao lưu bạn bè gì hết. Công việc của tôi hơi nhiều, lại đi làm xa nhà. Bệnh của tôi ngày càng tệ, lúc nào tôi cũng có ý nghĩ muốn chết. Mọi thứ đối với tôi đều vô nghĩa, cảm thấy mệt mỏi với công việc. Muốn làm việc được tôi phải uống panadol để giảm bớt căng thẳng. Tôi hay thức dậy lúc nửa đêm và bị ám ảnh cái gì không rõ nữa ạ. Tình trạng này kéo dài thêm nữa tôi sợ không làm chủ được mình và làm liều quá. Tôi thấy có trường hợp dùng thuốc không hết phải sốc điện mới có tác dụng.

Xin cho tôi lời khuyên!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Đa số người trầm cảm đều trải qua 1 cú sốc lớn hoặc do vấn đề lo âu lâu ngày sẽ gây ra như vậy

Trả lời

Đa số người trầm cảm đều trải qua 1 cú sốc lớn hoặc do vấn đề lo âu lâu ngày sẽ gây ra như vậy

lý do gì khiến bạn suy sup đến trầm cảm?công việc tình yêu gia đình ? Bạn thấy mọi thứ vô nghĩa vì bạn đang trong quá trình thức tỉnh tâm linh đấy bạn ạ.và trước tiên bạn phải ngôi lại hỏi bản thân mình là ai.mục đích sống của mình là gì?đừng dùng thuốc nữa nó sẽ khiến thần kinh bạn tệ hơn vì bản chất bạn không có bệnh mà bạn đang trong quá trình thức tỉnh (bống tối linh hồn).quá trình này đang xảy ra trong giai đoạn trái đất chuyển đổi?nên thức dậy và khó ngủ vào ban đêm là hầu như ai cũng thế và nếu bạn có gặp hiện tượng coi đồng hồ hay trên điện thoại thấy các dãy số đồng bộ lặp đi lặp lại như 11:11 22:22 33:33 44:44 thì chính xác là bạn đang trong giai đoạn thức tỉnh nha

Ngày càng có nhiều bác sĩ phương Tây khuyên bệnh nhân của họ nên đi dã ngoại thay vì uống thuốc chống trầm cảm, lo âu và stress.

“Ecotherapy là quá trình tái kết nối với thiên nhiên và trở nên gắn kết hơn với thế giới tự nhiên”, nhà trị liệu tâm lý Michael Eason thuộc trung tâm trị liệu MindnLife ở Hong Kong chia sẻ.

“Dù thuốc đóng vai trò lớn trong điều trị một số bệnh về sức khỏe tâm thần, nhưng có những trường hợp việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết hoặc người bệnh còn lưỡng lự với chế độ điều trị. Với những tình huống như thế, “đơn thuốc” đơn giản có lẽ là dành thời gian hòa mình cùng thiên nhiên. Nhưng ecotherapy không chỉ là đi bộ mà còn bao gồm các hoạt động như làm vườn, dã ngoại hoặc trồng trọt”.

Tiếp xúc với thiên nhiên là cách hiệu quả để trị trầm cảm, rối loạn suy giảm khả năng chú ý và một số bệnh kinh niên khác. “Những âm thanh đến từ thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng nước chảy… có thể làm giảm nhịp tim, huyết áp và khiến cho tâm trí bình an một cách tự nhiên. Đi dã ngoại hoặc bơi thuyền cũng làm sản sinh các hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trí và giảm đau. Khi hòa mình vào thiên nhiên, mọi người sẽ gắn kết với điều gì đó lớn lao hơn bên ngoài bản thân họ, giúp họ lấy lại cảm giác kết nối và gắn bó với thế giới xung quanh. Cảm xúc này là rất quan trọng cho sức khỏe tinh thần và sự an vui trong cuộc sống”.

Trầm cảm là một bệnh có thể chữa được, tuy nhiên quá trình điều trị kéo dài (ít nhất 6 tháng sau khi bệnh ổn định) nhằm tránh tái phát và tái diễn bệnh.

Vì thời gian điều trị lâu dài, thuốc lựa chọn cần phải phù hợp, nghĩa là phải đem lại hiệu quả (cải thiện triệu chứng buồn rầu, chán nản, bi quan ; ăn ngon miệng, ngủ được, …), song song đó không gây ra tác dụng phụ (ảnh hưởng lên nhận thức gây ngầy ngật, lừ đừ, buồn ngủ, lên tim mạch - hạ huyết áp tư thế, lên hệ tiêu hóa - khô miệng, táo bón; rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục,...)

Các thuốc điều trị trầm cảm hiện khá phong phú, bao gồm các thuốc thế hệ cũ (amitriptyline, clomipramine, MAOI…), và các thuốc thế hệ mới (fluoxetine, fluvoxamine, sertraline, mirtazepine, paroxetine, citalopram, venlafaxine,…). Trong đó, các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới có hiệu quả tương đương với các thuốc thế hệ cũ, nhưng ít các tác dụng phụ hơn; vì vậy ngày càng được sử dụng rộng rãi do khả năng dung nạp của thuốc tốt hơn.

Để lựa chọn thuốc chống trầm cảm thích hợp, cần dựa vào biểu hiện bệnh, mức độ bệnh, cơ địa bệnh nhân và trên hết là hiệu quả cũng như khả năng dung nạp của bệnh nhân đối với thuốc.

Em dùng amitriptyline liều 100mg/ngày trong nhiều tháng nhưng lại không thấy hiệu quả đáng kể, ngược lại các tác dụng phụ đã xuất hiện. Điều này cho thấy đây không phải là điều trị hợp lý ở em, em nên trao đổi với bác sĩ nhằm thiết lập một điều trị thích hợp hơn.

Về phương pháp sốc điện trong điều trị trầm cảm, trước đây được chỉ định trong các trường hợp trầm cảm nặng có các yếu tố loạn thần, ý nghĩ tự sát mãnh liệt không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, không dung nạp với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều thuốc chống trầm cảm thế hệ mới và các phác đồ phối hợp thuốc mới đem lại hiệu quả kiểm soát tốt tình trạng trầm cảm trung bình đến nặng. Sốc điện hiện tại còn sử dụng khá hạn chế trong một số ít các trường hợp mà thôi.

Em chỉ mới sử dụng 2 loại thuốc chống trầm cảm, do đó vẫn còn khá nhiều lựa chọn thuốc có thể sử dụng. Bên cạnh việc dùng thuốc, em nên tìm kiếm thêm sự nâng đỡ bằng các phương pháp trị liệu tâm lý nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho quá trình phục hồi và tránh tái phát bệnh.

Chúc em mau khỏe!