Các bạn có thấy Thiên Chúa giáo cực đoan không?

  1. Tôn giáo

Gia đình mình thờ tổ tiên, và theo đạo Phật. Nhưng bạn trai của mình thì nhà theo đạo Chúa, ban đầu yêu nhau đã nói trước là cưới nhau thì ai giữ đạo nấy. Nhưng lúc gặp mặt hai bên thì ba mẹ anh lại đề nghị phải làm lễ, đi nhà thờ, sau này sinh con cũng phải cho cháu rửa tội, theo đạo. Mình đã rất lịch sự từ chối nhưng cô chú vẫn khăng khăng ạ :)) Hiện tại mình không biết nên buông quách cho rồi hay cố tiếp nữa. Có bạn nào đã trải nghiệm cho mình xin ý kiến được không ạ? Thực sự mình vẫn còn tình cảm vs ny mình nhưng mình vẫn không hiểu nổi tại sao lại phải bỏ đạo ạ? Con người ta không thể sống một cách tự do ư? 
Từ khóa: 

tôn giáo

Bạn ở một đạo khác, muốn gia nhập làm thành viên của một gia đình Thiên chúa giáo. Tất nhiên người ta sẽ mong muốn con cháu mình sau này theo đạo của mình rồi. Đổi ngược lại bạn là nam, người yêu bạn là nữ muốn gả về nhà bạn cũng vậy thôi. Chẳng có gì gọi là cực đoan ở đây cả.

Đầy cặp cũng vì tôn giáo mà không thể đến với nhau, cái quan trọng là các bạn học được cách tôn trọng và dung hòa tôn giáo lẫn nhau chứ không phải chỉ trích tôn giáo của đối phương cực đoan mà nản lòng. Một nhà vẫn có thể thờ 2 đạo, sống sao cho bớt mệt mỏi là lựa chọn của bạn thôi. 

Trả lời

Bạn ở một đạo khác, muốn gia nhập làm thành viên của một gia đình Thiên chúa giáo. Tất nhiên người ta sẽ mong muốn con cháu mình sau này theo đạo của mình rồi. Đổi ngược lại bạn là nam, người yêu bạn là nữ muốn gả về nhà bạn cũng vậy thôi. Chẳng có gì gọi là cực đoan ở đây cả.

Đầy cặp cũng vì tôn giáo mà không thể đến với nhau, cái quan trọng là các bạn học được cách tôn trọng và dung hòa tôn giáo lẫn nhau chứ không phải chỉ trích tôn giáo của đối phương cực đoan mà nản lòng. Một nhà vẫn có thể thờ 2 đạo, sống sao cho bớt mệt mỏi là lựa chọn của bạn thôi. 

Tôn giáo cũng chỉ là công cụ cai trị.xâm lược của các nhà cầm quyền thôi nó không tốt như mọi người nghĩ đâu

À câu hỏi của bạn nói về cưới nhau giữa hai tôn giáo.

Câu trả lời là có, cấu trúc của thiên chúa giáo (kito, tin lành) là một tôn giáo theo cấu trúc độc thần, máy móc cứng nhắc và có xu hướng cố gắng cải đạo các người khác bằng nhiều cách từ sang đạo cho tiền đến ép buộc phải bỏ các văn hóa và phong tục tập quán cổ truyền để cho thấy rằng chỉ có chúa là duy nhất. Nên thiên chúa giáo thường khá cực đoạn trừ nhánh có thể như chính thống giáo phương đông ở Nga, điều đó thể hiện qua các cuộc thánh chiến trong lịch sử và thanh trừng các dị giáo (tôn giáo khác)> Ở hiện tại các tôn giáo phương tây vẫn đang có gắng tích cực truyền bá tôn giáo, tôi nhớ có lần nghe tham gia thiên chúa (cơ đóc) được tặng xe và cho tiền để có gắng theo đạo, có lúc họ bắt yêu cầu bỏ tục thờ cúng tổ tiên cổ truyền khi tham gia giáo, ở châu phi khi họ truyền bá thiên chúa họ cố gắng kéo người dân theo đạo và xóa bỏ văn hóa của họ.

Còn phật giáo và các tôn giáo phương đông khác, kể cả hồi giáo phương đông trừ hồi giáo ả rập có xu hướng ôn hòa, đa thần và được xây dựng một cách mơ hồ ví dụ nhưng cả phật và trời đều có thể tồn tại và hòa bình cùng nhau, các vị thần đạo giáo có thể chung sống hòa bình cùng phật giáo, có rất nhiều thế giới trong thế giới này chứ không máy móc một cách cứng nhắc nên họ sẽ sử lý các tình huống rất nhẹ nhành và ôn hòa, thậm chí không theo đạo cũng được nhưng chưa chắc đúng ở phiên bản tôn giáo lịch sử. Trong lịch sử rất hiếm khi tôn giáo phương đông bạo động và truy lùng dị giáo như tôn giáo phương tây. Thế nên một người theo đạo phật vẫn có thể lấy một người vô thần hay theo tôn giáo khác cũng được còn họ thì ngược lại.

Cuối cùng nếu cả hai loại tôn giáo khi quá lớn thì đều độc hại vì tôn giáo không có thể sản xuất ra được cơm và thịt.

Nên nếu người đó hay gia đinh người đó ép buộc đấy thì đừng có cưới không thì có ngày bạn sẽ bị cải đạo sang thiên chúa giáo. Trường hợp đó cũng khá giống như LBGT ở phương tây hiện tại cứ chúi mũi hay phô trưởng ép người khác thành họ. Trừ khi bạn muốn sang thiên chúa thì không nói làm gì.

Cuối cùng quyền quyết định vẫn thuộc về bạn.

Lời khuyên của tôi là nếu gia đình đấy vẫn ép buộc thì nên bỏ đi, đau ngắn hạn còn hơn đau dài hạn.

Chúng tôi sống kiểu gì là quyền của chúng tôi sao cứ ép chúng tôi sống theo cách cuả chúng tôi.

Cuối cùng chúng là tôn giáo, theo sự phát triển của lịch sử chúng nên bị bỏ vào sọt rác hay ném vào viện bảo tàng. 

Tôi hi vọng rằng trong tương lai bạn nếu có con đừng có truyền giáo cho con bạn khi nó chưa đủ 18 tuổi.

Chẳng có tôn giáo nào là cực đoan cả bạn nhé, tôn giáo nào cũng sẽ hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nhưng tôn giáo nào cũng sẽ có cái lí riêng cho nên mong muốn của bố mẹ ny bạn cũng là dễ hiểu. Họ đương nhiên cũng muốn con cháu mình theo nếp sống gia đình. Bạn nên suy nghĩ kĩ vấn đề này vì khác đạo cũng gây ra nhiều mâu thuẫn, khi mà người bên đạo thì sẽ không thờ cúng tổ tiên. https://cdn.noron.vn/2023/02/14/13883174014703656-1676369117.jpg

Đúng, cực đoan. Nhưng mình xem đó là điều tích cực. Mình chưa nói đạo nào là đúng hay không nhé. Nhưng nếu một hệ thống niềm tin mà bạn coi là chân lý, nhưng lại có thể thích thì theo, muốn cái khác thì gạt đi hoặc chọn lọc những chi tiết mình thích tùy ý, thì một là hệ thống niềm tin đó không phải chân lý, hoặc bạn chưa thực sự có niềm tin. 

  1. Sẽ là tốt nhất nếu cả hai bên có những cuộc nói chuyện (và tranh luận) để cùng tìm kiếm chân lý. Đây là điều quan trọng nhất. Cần lưu ý chân lý sẽ không phải là con đường dễ nhất. Không phải cứ tự do thì là điều đúng. Bạn nên tranh luận trực tiếp với bạn trai hơn là hỏi người dưng. Và bạn đã có suy nghĩ có thể "bỏ quách" đi cho rồi thì đó cũng có thể là một khả năng, NHƯNG phải là sau khi bạn đã nói chuyện trực tiếp với bạn trai. Đây có lẽ là điều duy nhất mình khuyến khích bạn nên làm, những điều dưới đây là giải thích quan điểm từ phía Kitô giáo.
  2. Nếu người đó tin thật đây là con đường cứu độ, mà thực sự yêu người bạn đời, thì cũng phải muốn người bạn đời được cứu độ. Bằng không, việc bất chấp để cưới này (1) có khi lại là ích kỷ cứ muốn cái hiện tại cho mình trước đã, còn bạn đời được cứu độ hay không thì mặc; HOẶC (2) người đó thật sự chẳng có niềm tin bao nhiêu, nếu vậy theo đạo chi cho mệt. Đối với mình chỉ có 100% hoặc 0%. Theo lơ lửng chẳng có ý nghĩa, bởi thực sự theo đạo rất khó.
  3. Phật giáo không cấm theo các tôn giáo tín ngưỡng khác. Sự thật là Phật giáo vào VN cũng đã tiếp nhận thêm rất nhiều tín ngưỡng dân gian rồi chứ không còn như Phật giáo nguyên thủy. Nó cũng có thể coi là một triết lý sống, chứ không có hệ thống cấp bậc, giáo lý, lễ nghi, một hệ quy chiếu và thế giới quan nhất quán để giải thích toàn bộ sự tồn tại của vật chất, thời gian, không gian, năng lượng,... hoàn chỉnh như, vd, Công giáo. Như vậy, người đang theo Phật giáo qua Kitô giáo không có vấn đề về sự cứu độ cho bản thân (?)
  4. Điều này là hiển nhiên và ai cũng nói đến: Nếu cả hai quá khác biệt trong niềm tin, rất dễ xảy ra những đụng độ. Thật sự thì bên nào dùng luận điểm này cũng được. Trên quan điểm Công giáo, có được phép đạo ai nấy giữ không? Trên lý thuyết là được xin phép chuẩn để tiếp tục cưới nhau, nhưng chắc chắn chặng đường sẽ có nhiều khó khăn. 
Mình khuyên bạn thật lòng, vì vợ chồng mình cũng trong hoàn cảnh giống bạn vậy. Nếu khi cưới về mà ai giữ Đạo đó, thì rất dễ xảy ra xung đột, nhất là mỗi khi đề cập về Đạo hay đi lễ dù vợ mình đã theo mình và trở lại Đạo. Thế nhưng 2 người luôn có 2 suy nghĩ, thậm chí chuyện cho con mình học giáo lý thì vợ nói là ảnh hưởng giờ học vấn, tham gia TNTT thì cũng k cho (giờ nào học bài), khi vợ có thai vợ mới đẻ dậy thì hầu như bỏ lễ, biện rất nhiều lí do để trốn tránh việc thờ tự. Khi TV có nói ông thầy tu này kia bị lên án, thì vợ bênh vực và nói mấy Cha cũng có người này người kia thôi. Mình rất chán nhưng chẳng biết làm sao...

Dù bạn và người yêu thoả thuận vẫn giữ đức tin riêng của 2 người mà không bị ảnh hưởng của bố mẹ chồng thì sau này có con vẫn có rất nhiều rắc rối và những mâu thuẫn về cách sinh hoạt và nuôi dạy con.

1. Bạn theo đạo Phật thì sinh con bạn sẽ cũng kính các kiểu nhưng chồng bạn thì không được làm như vậy.
2. Khi con bạn lớn lên bên đạo sẽ phải cho đi học giáo lý đi lễ các ngày trọng và Chúa nhật lúc đó nó lười k chịu đi thì chồng bạn dạy nó như thế nào vì nó sẽ nói "tại sao mẹ không đi mà ba lại bắt con đi"
3. Chẳng hạn như mỗi dịp tết đến người công giáo đi lễ đầu năm còn bên Phật thì đi Chùa.
Vậy gia đình bạn rẽ 2 đường đi 2 nơi.
Sống 1 gia đình như vậy thì sẽ có 1 khoảng cách lớn lắm.
Đôi lời chia sẻ. Mong bạn suy nghĩ kỹ hơn để quyết định và Mong ơn Chúa sẽ đến với bạn nhiều hơn!

Việc theo một tôn giáo nào đó chỉ là cái bên ngoài, nó không thay đổi được bản chất bên trong của bạn.

Việc bạn yêu một người không cùng tôn giáo, có nghĩa rằng bạn chấp nhận sự khác biệt cũng như toàn bộ những gì thuộc về người đó (bao gồm cả tôn giáo) và ngược lại người đó cũng chấp nhận toàn bộ những gì thuộc về bạn. Hai bạn đến với nhau, có nghĩa rằng cả 2 phải hòa làm một. Tuyệt đối không thể hòa tan 1 trong 2 được. Như việc đứa trẻ sinh ra mang gen của cả 2 bạn vậy, đứa trẻ ấy là minh chứng cụ thể nhất cho sự hòa làm 1 đó. Bạn không ngại đi nhà thờ với anh ta, anh ta cũng không ngại vào chùa cùng bạn. Con bạn sinh ra được rửa tội, được đi nhà thờ. Và đương nhiên nó cũng được vào chùa lễ Phật. Bạn thờ cúng tổ tiên của bạn, anh ta thờ tổ tiên của anh ta. Con cái phải tùy phong tục mỗi bên để giữ lễ nghĩa. 

Còn nếu người ta không chấp nhận tư tưởng này tức người ta không chấp nhận toàn bộ con người bạn, và ngược lại. 

Mình cũng đang làm vậy

1 là dừng lại. Thà đau ngắn hơn đau dài. Vì lấy nhau về mà vấn đề tôn giáo k giải quyết đc thì đau khổ còn nhiều hơn là dừng lại ngay bây giờ. 
2 là bạn theo đạo của bạn nam. Như vậy sẽ k có quá nhiều sự khác biệt khi đạo ai nấy giữ. 
Cũng là một sự tín ngưỡng thôi. Nếu đủ yêu nhau sẽ vượt qua được. Yêu nhau là hy sinh là sống vì nhau mà. Quan trọng tình đó phải đủ lớn đến từ phía cả 2. 

T nghĩ b nên tìm hiểu cả về Thiên Chúa Giáo để nói cho người nhà bạn trai biết rằng:

- Chúa Ghê-Su hay Giáo hội Công Giáo đều không có bắt buộc vợ hay chồng phải cải đạo tin theo Thiên Chúa khi kết hôn. Hay quan điểm trong Kinh Thánh là phải để người vợ/chồng không theo Chúa kia vì trông thấy đức hạnh của con chiên mà tin theo Thiên Chúa (một người theo Phật, một người theo Thiên Chúa, tôi cx muốn xem ai là người sẽ sống tốt đạo đẹp đời hơn). 

- Theo lời dạy của Chúa Giê-su, việc bắt buộc người khác theo ý mình khi họ không muốn là có tội. Bởi:
+ Vi phạm quyền tự do của con người: Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn niềm tin của riêng mình. Bắt buộc người khác theo ý mình là vi phạm quyền tự do đó.
+ Chống lại tinh thần yêu thương: Chúa Giê-su dạy chúng ta phải yêu thương mọi người, kể cả những người không cùng niềm tin với mình. Bắt buộc người khác theo ý mình là hành động thiếu yêu thương.
+ Gây ra mâu thuẫn và chia rẽ: Việc ép buộc người khác theo ý mình có thể dẫn đến mâu thuẫn và chia rẽ trong gia đình, cộng đồng và xã hội.