Các mẹ cho em xin vài tips giữ ấm cho trẻ để không bị ốm khi thời tiết lạnh với ạ?

  1. Mẹ và Bé

Từ khóa: 

mẹ và bé

Không biết bé nhà bạn mấy tuổi rồi nhỉ?

Dù ở lứa tuổi nào thì mom nên đặc biệt giữ ấm cho con 6 bộ phận sau:

  • Đôi tai: Hãy dùng khăn hoặc loại bảo vệ tai dành cho trẻ nhỏ được bán ở các cửa hàng, siêu thị để giữ ấm cho bé. Nếu cẩn thận hơn nữa thì có thể dùng các loại mũ len trùm kín đôi tai. Nhưng nhớ khi đã bước vào nhà thì nên tháo ra để đầu bé được thoáng mát.
  • Mũi: Nếu không giữ ấm mũi, bé rất dễ mắc các căn bệnh thông thường như sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh. Về lâu dài cho thể tình trạng bệnh có thể nặng hơn: khô mũi, dịch nhầy trong mũi ít đi, tình trạng vỡ mao mạch, chảy máu mũi có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vậy nên hãy dùng khẩu trang hoặc quàng khăn mỗi khi đưa bé ra ngoài hay tiếp xúc với những nơi không khí ẩm ướt (nhiều vi khuẩn). Những lúc rảnh rỗi hoặc bé kêu lạnh, bạn có thể massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, tốt nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Trước khi thực hiện, bạn nhớ làm nóng đôi bàn tay để bé có cảm giác ấm hơn.
  • Cổ họng: Ho dai dẳng chính là tình trạng xảy ra đối với những bé không được giữ ấm cổ một cách cẩn thân. Phần cổ còn bao gồm dây thanh quản và yết hầu, rất quan trọng, liên quan đến giọng nói. Đó chính là lý do vì sao nhiều bé bị cảm cúm, cảm lạnh giọng nói thường khàn, do không giữ ấm cổ. Quàng khăn cho bé mỗi khi ra đường và cởi bỏ khi vào nhà hoặc nơi kín gió để bé được thông thoáng và thoải mái.
  • Bụng: Phần bụng liên quan đến hệ tiêu hóa và cực kì nhạy cảm khi thời tiết lạnh. Rất nhiều bé gặp phải tình trạng đi ngoài, tiêu chảy vào mùa đông, đó là vì phần bụng của bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột tăng lên. Nếu để tình trạng này kéo dài bé có thể bị mất nước, sốt cao và sức để kháng mất dần. Vì thế khi mặc quần áo cho bé cần chú ý mặc trùm qua mông là tốt nhất vì bé thường nô đùa, chạy nhảy và để hở phần bụng. Hoặc bạn cũng có thể mua các sản phẩm quấn bụng cho trẻ khi ngủ.
  • Đôi bàn tay: Đôi bàn tay là bộ phận nhiều mẹ hay quên giữ ấm cho con nhất. Một phần cũng vì bé thường thích nô đùa, hoạt động tay nên thường tháo găng tay ra để dễ chơi nên nghiễm nhiên bị nhiễm lạnh. Tay bị nhiễm lạnh thường ảnh hưởng đến các khớp tay, da dẻ bị nhăn nheo. Vì thế, hãy nhắc bé đeo găng tay thường xuyên khi đi ra ngoài. Trong nhà thì chỉ cần thi thoảng xoa hai bàn tay vào nhau để máu huyết lưu thông, giữ ấm toàn cơ thể.
  • Đôi bàn chân: Đôi bàn chân, nơi có rất nhiều mạch máu của cơ thể và thường khiến cả cơ thể gai lạnh nếu chân bị lạnh. Đôi bàn chân cũng giống như đôi bàn tay, là bộ phận bé hoạt động nhiều nhất nên thường bị để trống, không đeo tất hoặc ủ ấm. Đeo tất chân và đi giày dép đầy đủ cho bé mỗi khi đi ra ngoài hay khi ở nhà. 
Trả lời

Không biết bé nhà bạn mấy tuổi rồi nhỉ?

Dù ở lứa tuổi nào thì mom nên đặc biệt giữ ấm cho con 6 bộ phận sau:

  • Đôi tai: Hãy dùng khăn hoặc loại bảo vệ tai dành cho trẻ nhỏ được bán ở các cửa hàng, siêu thị để giữ ấm cho bé. Nếu cẩn thận hơn nữa thì có thể dùng các loại mũ len trùm kín đôi tai. Nhưng nhớ khi đã bước vào nhà thì nên tháo ra để đầu bé được thoáng mát.
  • Mũi: Nếu không giữ ấm mũi, bé rất dễ mắc các căn bệnh thông thường như sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh. Về lâu dài cho thể tình trạng bệnh có thể nặng hơn: khô mũi, dịch nhầy trong mũi ít đi, tình trạng vỡ mao mạch, chảy máu mũi có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Vậy nên hãy dùng khẩu trang hoặc quàng khăn mỗi khi đưa bé ra ngoài hay tiếp xúc với những nơi không khí ẩm ướt (nhiều vi khuẩn). Những lúc rảnh rỗi hoặc bé kêu lạnh, bạn có thể massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, tốt nhất là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Trước khi thực hiện, bạn nhớ làm nóng đôi bàn tay để bé có cảm giác ấm hơn.
  • Cổ họng: Ho dai dẳng chính là tình trạng xảy ra đối với những bé không được giữ ấm cổ một cách cẩn thân. Phần cổ còn bao gồm dây thanh quản và yết hầu, rất quan trọng, liên quan đến giọng nói. Đó chính là lý do vì sao nhiều bé bị cảm cúm, cảm lạnh giọng nói thường khàn, do không giữ ấm cổ. Quàng khăn cho bé mỗi khi ra đường và cởi bỏ khi vào nhà hoặc nơi kín gió để bé được thông thoáng và thoải mái.
  • Bụng: Phần bụng liên quan đến hệ tiêu hóa và cực kì nhạy cảm khi thời tiết lạnh. Rất nhiều bé gặp phải tình trạng đi ngoài, tiêu chảy vào mùa đông, đó là vì phần bụng của bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột tăng lên. Nếu để tình trạng này kéo dài bé có thể bị mất nước, sốt cao và sức để kháng mất dần. Vì thế khi mặc quần áo cho bé cần chú ý mặc trùm qua mông là tốt nhất vì bé thường nô đùa, chạy nhảy và để hở phần bụng. Hoặc bạn cũng có thể mua các sản phẩm quấn bụng cho trẻ khi ngủ.
  • Đôi bàn tay: Đôi bàn tay là bộ phận nhiều mẹ hay quên giữ ấm cho con nhất. Một phần cũng vì bé thường thích nô đùa, hoạt động tay nên thường tháo găng tay ra để dễ chơi nên nghiễm nhiên bị nhiễm lạnh. Tay bị nhiễm lạnh thường ảnh hưởng đến các khớp tay, da dẻ bị nhăn nheo. Vì thế, hãy nhắc bé đeo găng tay thường xuyên khi đi ra ngoài. Trong nhà thì chỉ cần thi thoảng xoa hai bàn tay vào nhau để máu huyết lưu thông, giữ ấm toàn cơ thể.
  • Đôi bàn chân: Đôi bàn chân, nơi có rất nhiều mạch máu của cơ thể và thường khiến cả cơ thể gai lạnh nếu chân bị lạnh. Đôi bàn chân cũng giống như đôi bàn tay, là bộ phận bé hoạt động nhiều nhất nên thường bị để trống, không đeo tất hoặc ủ ấm. Đeo tất chân và đi giày dép đầy đủ cho bé mỗi khi đi ra ngoài hay khi ở nhà. 

Có 1 vài lưu ý muốn chia sẻ với bạn để chăm sóc thật tốt cho bé nè:

  • Mặc quần áo cho con theo lớp: Một số mẹ thấy trời lạnh thường mặc áo len, áo khoác dày cho trẻ nhưng đây không phải cách mặc đồ lý tưởng cho trẻ. Mình thấy, không nên mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.
  • Chọn quần áo ấm áp nhưng thoải mái
  • Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc này có thể cản trở quá trình hô hấp của bé. Đồng thời, mẹ cũng tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.
  • Những thứ cần tránh khi giữ ấm cho trẻ chăn dày và nặng; nệm mềm và nhẹ; chăn điện hay đệm điện, máy sưởi... Đây là những đồ vật có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ nghẹt thở, bỏng hay mắc kẹt.
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ: Vào thời điểm này trong năm, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu do điều kiện thời tiết, vì vậy cha mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, tỏi, gừng, hải sản, sữa chua và các loại trái cây như bưởi, cam, quýt,....

Vậy nhé, chúc bé và mẹ luôn khỏe mạnh nhaaaa^^

Mình để ý niều bố mẹ hay lo lắng không biết con mặc như thế nào là đủ ấm mà mặc quá nhiều khiến con khó chịu mà ít quá con sẽ cảm lạnh. Khi mặc quần áo cho con, bố mẹ cần chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là:

- Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.

- Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hôi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo.

- Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.

- Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày giá rét, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.