Các phương pháp trợ giúp của công tác xã hội?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Công tác xã hội có 3 phương pháp trợ giúp: - Phương pháp công tác xã hội cá nhân: CTXHCN là phương pháp can thiệp để trợ giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát. Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ khiếm khuyết của cá nhân họ mà từ các điều kiện xã hội của môi trường mà thân chủ đó sinh sống. Trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ (thân chủ) còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã hội (nhân viên CTXH) và đối tượng (thân chủ). Nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào quá trình hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân đối tượng hiểu về vấn đề của mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế mạnh bản thân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn lực tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhân viên công tác xã hội áp dụng nhiều hoạt động chuyên môn như tham vấn, quản lý ca/trường hợp, sử dụng các mô hình hỗ trợ như can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhận thức, hành vi, v.v. để giúp đỡ đối tượng. Ví dụ như tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng tình dục vượt qua khó khăn, mặc cảm về tâm lý, phục hồi thể chất và hòa nhập với cuộc sống hay áp dụng quy trình quản lý ca giúp đỡ đối tượng có rối nhiễu tâm thần, v.v. - Phương pháp công tác xã hội nhóm: CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : + Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm). + Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. + Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ: nhóm trẻ em lang thang, nhóm bệnh nhân ung thư máu... Trong phương pháp này, người nhân viên CTXH sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm (tập hợp những đối tượng có cùng vấn đề lại thành nhóm) thông qua những tương tác nhóm để giúp đỡ các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động qua lại, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ...nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu khó khăn và giải quyết các vấn đề của nhóm đối tượng. Hiện nay có rất nhiều loại hình CTXH nhóm ví dụ như nhóm đồng đẳng của những người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghiện sau cai giúp nhau hòa nhập cuộc sống, nhóm nạn nhân bạo lực gia đình hay nhóm những người chồng trước đây gây ra bạo lực gia đình. CTXH nhóm còn được sử dụng cho việc hình thành các nhóm nhà chuyên môn làm công tác vận động chính sách hay hỗ trợ các nhóm đối tượng tiếp cận với những nguồn lực cần thiết. Trong CTXH nhóm các kỹ thuật về quản lý ca và tham vấn cũng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu và trị liệu tâm lý cho thành viên nhóm. - Phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nhân viên CTXH vận động, liên kết những nỗ lực của người dân với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng, giúp cho cộng đồng phát triển và hội nhập với các cộng đồng khác trong xã hội. Nói một cách khác phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến, thay đổi cộng đồng nghèo, khó khăn thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới phát triển. Có nhiều hoạt động phát triển cộng đồng nhân viên CTXH thực hiện trong thực tiễn như giúp cộng đồng hợp tác cải thiện cơ sở hạ tầng, có kiến thức làm ăn, nâng cao thu nhập cộng đồng. Tài liệu tham khảo trực tuyến: 1. Nguyễn Ngọc Lâm. (2017). Tài liệu Công tác xã hội với cá nhân. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2018. https://congtacxahoi.net/tai-lieu-cong-tac-xa-hoi-voi-ca-nhan-nnl/ 2. Nguyễn Ngọc Lâm. (2016). CTXH nhóm: Những khái niệm cơ bản. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2018. https://congtacxahoi.net/ctxh-nhom-nhung-khai-niem-co-ban/
Trả lời
Công tác xã hội có 3 phương pháp trợ giúp: - Phương pháp công tác xã hội cá nhân: CTXHCN là phương pháp can thiệp để trợ giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không có khả năng tìm ra lối thoát. Những nguyên nhân khó khăn này không chỉ xuất phát từ khiếm khuyết của cá nhân họ mà từ các điều kiện xã hội của môi trường mà thân chủ đó sinh sống. Trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ (thân chủ) còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã hội (nhân viên CTXH) và đối tượng (thân chủ). Nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào quá trình hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân đối tượng hiểu về vấn đề của mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế mạnh bản thân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn lực tự giải quyết vấn đề. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhân viên công tác xã hội áp dụng nhiều hoạt động chuyên môn như tham vấn, quản lý ca/trường hợp, sử dụng các mô hình hỗ trợ như can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhận thức, hành vi, v.v. để giúp đỡ đối tượng. Ví dụ như tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng tình dục vượt qua khó khăn, mặc cảm về tâm lý, phục hồi thể chất và hòa nhập với cuộc sống hay áp dụng quy trình quản lý ca giúp đỡ đối tượng có rối nhiễu tâm thần, v.v. - Phương pháp công tác xã hội nhóm: CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : + Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm). + Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. + Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ: nhóm trẻ em lang thang, nhóm bệnh nhân ung thư máu... Trong phương pháp này, người nhân viên CTXH sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm (tập hợp những đối tượng có cùng vấn đề lại thành nhóm) thông qua những tương tác nhóm để giúp đỡ các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động qua lại, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức ...nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu khó khăn và giải quyết các vấn đề của nhóm đối tượng. Hiện nay có rất nhiều loại hình CTXH nhóm ví dụ như nhóm đồng đẳng của những người bị nhiễm HIV/AIDS, người nghiện sau cai giúp nhau hòa nhập cuộc sống, nhóm nạn nhân bạo lực gia đình hay nhóm những người chồng trước đây gây ra bạo lực gia đình. CTXH nhóm còn được sử dụng cho việc hình thành các nhóm nhà chuyên môn làm công tác vận động chính sách hay hỗ trợ các nhóm đối tượng tiếp cận với những nguồn lực cần thiết. Trong CTXH nhóm các kỹ thuật về quản lý ca và tham vấn cũng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu và trị liệu tâm lý cho thành viên nhóm. - Phát triển cộng đồng: Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nhân viên CTXH vận động, liên kết những nỗ lực của người dân với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng, giúp cho cộng đồng phát triển và hội nhập với các cộng đồng khác trong xã hội. Nói một cách khác phát triển cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến, thay đổi cộng đồng nghèo, khó khăn thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới phát triển. Có nhiều hoạt động phát triển cộng đồng nhân viên CTXH thực hiện trong thực tiễn như giúp cộng đồng hợp tác cải thiện cơ sở hạ tầng, có kiến thức làm ăn, nâng cao thu nhập cộng đồng. Tài liệu tham khảo trực tuyến: 1. Nguyễn Ngọc Lâm. (2017). Tài liệu Công tác xã hội với cá nhân. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2018. https://congtacxahoi.net/tai-lieu-cong-tac-xa-hoi-voi-ca-nhan-nnl/ 2. Nguyễn Ngọc Lâm. (2016). CTXH nhóm: Những khái niệm cơ bản. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2018. https://congtacxahoi.net/ctxh-nhom-nhung-khai-niem-co-ban/