Cách để cãi nhau nhưng không làm đối phương đau?

  1. Tip & Trick

  2. Phong cách sống

Dạo này mình có khá nhiều cuộc mâu thuẫn với bạn bè và người yêu. Nhưng có vẻ mình không kiểm soát được cuộc cãi vã nên sau khi cãi nhau mọi người đều âm thầm rời đi và mình làm mọi người giận dỗi.

Có cách nào để cuộc cãi vã ôn hoà hơn và sau cuộc cãi vã mọi người vẫn thoải mái mà không làm nhau khó chịu không?

Từ khóa: 

cãi nhau

,

tip & trick

,

phong cách sống

Chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc:

1/Không xúc phạm: "Nói câu đó hèn gì thua người khác"; "Bạn ngu thì tôi nói ngu"; "Nghe bạn nói là tui biết bạn dở cỡ nào rồi" v.v.... Những câu nói trên mang tính chất xúc phạm người nghe chứ không hề dính dáng gì tới cuộc tranh cãi hay đề tài đang nói.

2/Không miệt thị: "Bạn là nhất"; "Hèn gì chỉ nghĩ được tới đó"; "Thôi cái loại vậy thì cũng không khá hơn đc đâu".... Những cái bạn nói, nó chỉ kiểu "Mày cũng chỉ đc tới thế thôi con ạ" chứ chẳng hề mang bất kỳ tính chất tranh luận đúng sai.

3/Không nóng giận: Nóng giận làm bạn không kịp suy nghĩ những gì sẽ nói & rất dễ bị lỡ mồm. Khi lỡ mồm rồi thì đang nóng sẽ lại có tâm lý "phóng lao thì theo lao" luôn chứ thường sẽ không quay đầu đâu. Nên lúc đó thì đối phương sẽ bị tổn thương hơn chứ chẳng giúp gì.

4/Chỉ nói trong đề tài: Xem cuộc tranh cãi là đề tài nào, chỉ nói trong đề tài đó thôi. Không lan man kể chuyện, không vẽ hoa vẽ phượng, không đùa giỡn trong khi tranh cãi.

5/Cuối cùng, tranh cãi mục đích là để đồng thuận & hiểu ý kiến nhau: Nếu đối phương có vẻ đã nắm đc ý của bạn, thì đừng nói thêm gì nữa, mở một con đường cho đối phương lui như "Thôi, nắm đc ý nhau rồi thì cũng không còn gì tranh luận nữa, quan trọng là hiểu đc rồi". Đừng cố lèm bèm thêm vài câu, hoặc tỏ thái độ tự mãn (thường khi cãi thắng thì ngta hay tự mãn lắm) hoặc là cứ cố gắng đưa thêm ví dụ không cần thiết vào thời điểm này (Họ hiểu rồi thì đưa thêm ví dụ chi??). Càng kéo dài thì cuộc tranh cãi càng thiên về phía "bảo vệ luận điểm cá nhân" hơn là "Nghe/góp ý/phản biện/đồng thuận".

Trả lời

Chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc:

1/Không xúc phạm: "Nói câu đó hèn gì thua người khác"; "Bạn ngu thì tôi nói ngu"; "Nghe bạn nói là tui biết bạn dở cỡ nào rồi" v.v.... Những câu nói trên mang tính chất xúc phạm người nghe chứ không hề dính dáng gì tới cuộc tranh cãi hay đề tài đang nói.

2/Không miệt thị: "Bạn là nhất"; "Hèn gì chỉ nghĩ được tới đó"; "Thôi cái loại vậy thì cũng không khá hơn đc đâu".... Những cái bạn nói, nó chỉ kiểu "Mày cũng chỉ đc tới thế thôi con ạ" chứ chẳng hề mang bất kỳ tính chất tranh luận đúng sai.

3/Không nóng giận: Nóng giận làm bạn không kịp suy nghĩ những gì sẽ nói & rất dễ bị lỡ mồm. Khi lỡ mồm rồi thì đang nóng sẽ lại có tâm lý "phóng lao thì theo lao" luôn chứ thường sẽ không quay đầu đâu. Nên lúc đó thì đối phương sẽ bị tổn thương hơn chứ chẳng giúp gì.

4/Chỉ nói trong đề tài: Xem cuộc tranh cãi là đề tài nào, chỉ nói trong đề tài đó thôi. Không lan man kể chuyện, không vẽ hoa vẽ phượng, không đùa giỡn trong khi tranh cãi.

5/Cuối cùng, tranh cãi mục đích là để đồng thuận & hiểu ý kiến nhau: Nếu đối phương có vẻ đã nắm đc ý của bạn, thì đừng nói thêm gì nữa, mở một con đường cho đối phương lui như "Thôi, nắm đc ý nhau rồi thì cũng không còn gì tranh luận nữa, quan trọng là hiểu đc rồi". Đừng cố lèm bèm thêm vài câu, hoặc tỏ thái độ tự mãn (thường khi cãi thắng thì ngta hay tự mãn lắm) hoặc là cứ cố gắng đưa thêm ví dụ không cần thiết vào thời điểm này (Họ hiểu rồi thì đưa thêm ví dụ chi??). Càng kéo dài thì cuộc tranh cãi càng thiên về phía "bảo vệ luận điểm cá nhân" hơn là "Nghe/góp ý/phản biện/đồng thuận".

Khi cãi vã nếu cảm thấy mình không thể giữ bình tĩnh, hãy tạm đình chiến

La hét, miệt thị và xúc phạm đối phương là những điều không nên xảy ra, nó sẽ khiến cuộc tranh luận leo thang thành một cuộc cãi vã lớn.

Bạn tranh luận để tìm cách giải quyết vấn đề, chứ không phải cố nói để xả cơn tức. Thậm chí trong cơn “bốc hỏa”, bạn có thể “lạc đề” nhắc lại những câu chuyện cũ không liên quan, làm tổn thương người kia.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là để những vấn đề không được giải quyết chất đống, dẫn đến sự ức chế lâu dài trong mối quan hệ đâu. Hãy thỏa thuận với nhau sẽ quay lại giải quyết trong hòa bình nhé.

Khích bác, trách móc, nói khéo rất khó làm cho đối phương hiểu được bạn rốt cuộc không hài lòng ở điểm nào, muốn làm cái gì. Nếu muốn giải quyết tranh cãi, tốt nhất vào thẳng trực tiếp vấn đề, rõ ràng nói ra suy nghĩ của bạn.
Hãy Cho đối phương cơ hội nói chuyện
Giải quyết mâu thuẫn phải tạo thời cơ cho đối phương cơ hội giải thích, lý luận, đồng thời nhẫn nại lắng nghe mới có thể biết được nguyên nhân hai người cãi nhau ở điểm nào, và từ từ tháo gỡ nút rắc rối
 Mục đích cuối cùng của cãi nhau là để giải quyết vấn đề chứ không phải nhất thời giải quyết việc tranh đua thắng thua nơi đầu lưỡi. Hãy dành một chút thời gian cho nhau, suy nghĩ rõ ràng và hồi đáp những ý kiến và quan điểm của người kia, từ đó việc tranh luận tiếp theo mới có ý nghĩa.