Cảm nhận về cuốn sách Hành trình trở về phương Đông?

  1. Sách

Mấy hôm vừa rồi mình có đọc được cuốn sách Hành trình chở về Phương Đông, phóng tác bởi tác giả Nguyên Phong.

Mình biết tới cuốn sách này bởi thầy Trần Việt Quân trên Youtube, nhưng lại ko chủ đích mua nó, mà lại mua cuốn Muôn kiếp nhân sinh.

Lạ thay là bạn của mình lại mua cuốn này, mình có mượn đọc, sau khi đọc xong thì thấy thông suốt 1 số vấn đề, nhưng có thể nhiều người sẽ cho rằng cuốn sách này mang tính tâm linh bịa đặt.

Mình xin phép được thảo luận cùng các bạn vấn đề mình cảm nhận được về cuốn sách này.

Đó là vấn đề về linh hồn, trước đây mình là người không tin vào ma, quỷ, linh hồn vì mình chuyên tự nhiên. Nhưng sau khi đọc mình thấy rằng rõ ràng chúng ta đang sống trong một không gian phức tạp hơn ta tưởng nhiều, trong đó cơ thể vật lý của chúng ta cấu tạo bởi các nguyên tố nặng chịu sự chỉ phối của tinh thần, linh hồn( thể vía)- các nguyên tố nhẹ. Khi ta chết đi, cơ thể vật lý sẽ phân hủy nhưng thể vía của ta vẫn còn và tồn tại ở 1 chiều khác. Và thể vía này được gọi là ma quỷ trong các tầng thấp, nơi mà người chết còn nhiều dục vọng, còn lưu luyến với thực tại (đặc biệt là chết trẻ, bệnh nan y, chết bất đắc kỳ tử). Vì vậy, mình tin vào cả luân hồi, nghĩa là thể vía này lại ăn nhập vào 1 cơ thể vật lý khác, và thực tế có rất nhiều trường hợp luân hồi. Một vấn đề nữa có thể được giải thích hợp lý đó là hiện tượng các nhà ngoại cảm có thể trò chuyện với linh hồn người đã khuất để tìm được vị trí hài cốt. Xét cho cùng thì con người được thoả mãn trong 3 chiều về không gian, nhưng lại bị giới hạn bởi chiều thời gian, và theo mình hiểu là cả chiều về dung động, tất cả các giác quan của ta chỉ có thể cảm nhận được các dụng động từ 16-20khz bằng tai và 0.4-1x10^17 hz bằng mắt (ánh sáng ). Vậy là chúng ta hoàn toàn ko biết các dải rung động ngoài các khoảng kia trông như thế nào, chúng ta đo và tính toán được nhưng không nhìn hay nghe đc, và có nhiều cái chưa đo được nữa. Cuốn sách này cũng hướng mình tới những điều mình trước đây có quan tâm nhưng ít suy nghĩ, đó là các vấn đề về tiên tri, những người đoán trước được các sự kiện xảy ra trong tương lai....

Cuốn sách này dường như tạo cho mình 1 suy nghĩ rất hợp lý và khoa học về những điều trên. Mình nghĩ rất nhiều về vấn đề này, không biết các bạn có quan điểm thế nào, các bạn đã đọc rồi thì có thể cho mình góc nhìn của các bạn. Cảm ơn các bạn.

Từ khóa: 

hành trình về phương đông

,

sách

Nếu đa phần mọi người thường nghĩ hai nền văn hóa Đông- Tây trái ngược, khoa học và tâm linh tưởng chừng như đối nghịch nhau, thì “Hành trình về Phương Đông” sẽ mở ra một chân trời mới nơi khoa học gặp Minh Triết, Đông Tây giao nhau.
Những cái không thể ấy vậy mà lại thành có thể dưới hồi ký của tác giả Baird T. Spalding khi một lần tìm về phương Đông, tìm về những giá trị trường tồn theo thời gian. Dù bạn theo chủ nghĩa duy vật hay duy tâm hoặc bất kỳ tôn giáo nào thì cuốn sách này hoàn toàn có thể thuyết phục được bạn bởi những giá trị vĩnh hằng của nó.
Nói đến “Hành trình về Phương Đông” có nhiều nhận định rằng nội dung sách khá phức tạp và mang đậm vị văn hóa triết học phương Đông, nên rất ít ai có hứng thú đọc đến tận cùng. Với tôi nhận định này có thể đúng, có thể sai tùy vào thời điểm người đọc cầm cuốn sách lên. Vào mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta đọc một cuốn sách giống nhau đều có thể mang lại cho bản thân những cảm giác khác nhau.
Tương tự như những sự việc trong đời sống, đọc sách cũng cần phải chọn đúng sách, đúng thời điểm thì mới thấm được hết cái hay của nó. Thế nên, “Hành trình về Phương Đông” hoàn toàn không phù hợp cho những thanh niên “trẻ trâu” ồn ào, những tâm hồn mới lớn và cả những bạn trẻ chưa đủ trải nghiệm. 
Sách được viết dựa theo hồi ký của vị giáo sư Baird T. Spalding khi được cử qua Ấn Độ cùng với đoàn nghiên cứu của Hội khoa học Hoàng gia Anh. Chuyến đi đã thay đổi những suy nghĩ lâu nay của những chuyên gia về cõi tâm linh, huyền học và chiêm tinh học.
Cũng qua đó mà người đọc nhận thấy rõ sự khác biệt đối lập của nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Không chỉ cách biệt về vị trí địa lý, thời tiết khí hậu mà lối suy nghĩ của người dân hai nơi cũng khác biệt hoàn toàn.
Nếu phương Đông chuộng niềm tin tín ngưỡng thì người phương Tây lại muốn những suy nghĩ logic có bằng chứng kèm theo. Khi người phương Tây cho rằng lòng tin tâm linh của phương Đông là một điều gì đó không thật nhưng cũng chính khoa học Phương Tây bó tay với những điều này. “Bạn giống như một ly nước đầy, có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài.” Tương tự như lời văn ấy, người phương Tây mãi mãi chẳng thể nào tìm ra được những điều mới mẻ nếu không chịu gạt bỏ đi những định kiến đó.
Đã đến lúc những nhà khoa học phương Tây quay về với cội nguồn của tín ngưỡng để học hỏi những chân lý quan trọng. Suốt hai năm ròng rã qua các đền đài, chùa chiền, chứng kiến nhiều cảnh lừa lọc, mê tín dị đoan cũng như lắng nghe niềm tin bất diệt vào đấng thần linh của người dân nơi đây, đoàn chuyên gia này đã mở rộng tầm nhìn, loại bỏ định kiến và tiếp thu những cái mới.
Thế giới này có hơn 7 tỷ người, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, nhưng phải chăng ai rồi cũng hướng đến một bến bờ hạnh phúc. Bởi có lẽ nhu cầu cao nhất của con người không phải giàu sang phú quý mà là cảm giác vui vẻ hạnh phúc trong mỗi chúng ta.
Bạn thấy đấy, có nhiều người sống sung sướng đầy đủ là thế, nhưng có mấy ai thản nhiên thừa nhận rằng mình thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc vốn dĩ không đong đếm được bằng những thứ vật chất phù phiếm bên ngoài. Bạn mua một căn nhà có to có lớn đến bao nhiêu nhưng quan trọng nhất không phải là cảm giác bạn ở trong căn nhà đó như thế nào sao?
Thứ hạnh phúc tạm bợ ấy thế mà nhiều người thèm khát lắm bạn ơi! Tôi tin rằng rất nhiều người hiểu rõ đạo lý này nhưng vẫn không thể nào có được một cuộc sống hạnh phúc. Bởi họ không thỏa mãn được bản thân, họ càng mơ ước nhiều thì chính bản thân lại càng thêm chật vật trong cái ham muốn đó. Thế nhưng đâu đó bạn vẫn tìm được những người sống hạnh phúc thật sự bằng phương pháp thiền.
Thiền không có nghĩa là bạn phải vào cửa Phật, mà thiền là một phương pháp giúp lòng bạn an nhiên, tâm càng tĩnh và hơn hết là nuôi dưỡng cái tâm hồn trân quý của mỗi chúng ta. Từ bỏ những ham muốn khiên cưỡng, những gì muốn đến rồi sẽ đến, của mình thì chính là của mình, không của mình có cầu cũng không được, sống thuận theo tự nhiên tâm hồn tự khắc bình an hơn. Đó chính là những thông điệp mà “Hành trình về phương Đông” muốn gửi đến độc giả của mình.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đưa con người đến với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và mỗi người lựa chọn một cách đối diện khác nhau với thứ cảm xúc chân thật nhất của bản thân. Dù cho bạn hành động như thế nào, thì bạn cũng phải chịu trách nhiệm với cái hậu quả của nó.
Thế nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều người dửng dưng hành động mà bỏ qua hậu quả của nó. Tên phạm nhân lúc đầu phạm tội nó sợ lắm chứ, nhưng nó thấy mọi người không ai biết và nó vẫn sống sung sướng.
Thế là nỗi sợ đó dần dần biến thành lòng ham muốn phạm tội mà không bị ai trừng phạt. Nhưng mà cái thế giới này nó đâu có dửng dưng đến vậy, nó chỉ là đôi lúc ngủ quên khiến nhân quả đến muộn mà thôi.
Bạn ngã từ lúc đầu hay từ lúc đang trên đỉnh của sung sướng thì cái ngã này đau hơn hả bạn? Câu hỏi này hẳn ai cũng có được câu trả lời cho mình nên hãy tin rằng nhân quả đến sớm đến muộn là có lý do của nó cả, nó còn tùy thuộc vào thái độ và tội ác mà bạn phạm phải. Tác giả thông qua khoảng thời gian sinh sống ở Ấn Độ đã khẳng định quy luật Luân hồi và Nhân quả luôn tồn tại như một định luật cho sự tiến hóa. 
Con người sống đến một lúc nào đó rồi ai cũng sẽ trở về với cát bụi. Nghe đến cái chết, chắc rằng có nhiều người đang run rẩy sợ hãi nhưng cũng có nhiều người tò mò hiếu kỳ cuộc sống sau khi đã chết.
Liệu nó có như những bộ phim điện ảnh chúng ta thường xem, những câu chuyện kinh dị từng nghe kể? Đây là một câu hỏi đến nay vẫn chưa có khoa học nào chứng minh được. Thế nhưng sách lại mở ra cho chúng ta một chân trời mới, khám phá đường đi lối bước của một người sắp chết.
Đâu đó chúng ta thường nghe những câu như “ba hồn bảy vía”, “ba hồn chín vía” từ dân gian, nếu bạn chưa thật sự hiểu về nó thì “Hành trình về phương Đông” sẽ là nguồn giải đáp cho bạn. Con người chúng ta không chỉ có mỗi thể xác này đang sống và phần hồn phần vía cũng song song tồn tại.
Khi cái chết ập đến, chỉ là chết cái thân xác này mà thôi, hồn và vía vẫn còn đó. Thế nên, đừng vội nghĩ cuộc sống này sống cho sang cho sướng là cho cái thân xác này. Chúng ta phải giác ngộ được sự tiến hóa của con người ở đây không phải về thể xác mà là tâm hồn.
Hết kiếp này, thân xác đã chết, nhưng hết kiếp này tâm hồn vẫn còn đó và sẽ chuyển kiếp trải qua kiếp khác. Nếu bạn còn sợ hãi về cái chết thì cuốn sách sẽ cho bạn một ánh nhìn khác về cõi tâm linh. Nó không hề đáng sợ ghê rợn như lời đồn bao nay mà nó là một cuộc sống khác của linh hồn mà thôi.
Những điều này nếu ai cần một bằng chứng thì xin thưa khoa học phương Tây vẫn còn đang bế tắc và chỉ có tín ngưỡng của phương Đông mới tìm ra được. Và cũng đừng nghĩ cuốn sách là điều gì đó mê tín dị đoan, cuốn sách vẫn luôn hướng đến những điều thiện lành. 
Mỗi một chúng ta ai rồi cũng trải qua những cung bậc cảm xúc giống nhau, kinh qua những vị trí, bổn phận như nhau nhưng cũng sẽ có những trải nghiệm riêng biệt chỉ duy mình mới có. Dù cho bạn đang là ai, là cha là mẹ, là anh là chị hay là bạn là bè, thì bạn cũng cần cho mình một tư tưởng thoáng, một đầu óc rộng mở để tiếp thu những điều mới mẻ.
“Hành trình về phương Đông” là một câu chuyện hướng người đọc đến một cuộc sống bình an trong tâm hồn. Một vạn lời chúc tiền tài phát đạt không bằng một lời chúc phước lành bình an. Hẳn tác giả mong rằng người đọc hiểu và tự tìm ra một cuộc sống cân bằng trong cuộc đời bập bênh này
Trả lời
Nếu đa phần mọi người thường nghĩ hai nền văn hóa Đông- Tây trái ngược, khoa học và tâm linh tưởng chừng như đối nghịch nhau, thì “Hành trình về Phương Đông” sẽ mở ra một chân trời mới nơi khoa học gặp Minh Triết, Đông Tây giao nhau.
Những cái không thể ấy vậy mà lại thành có thể dưới hồi ký của tác giả Baird T. Spalding khi một lần tìm về phương Đông, tìm về những giá trị trường tồn theo thời gian. Dù bạn theo chủ nghĩa duy vật hay duy tâm hoặc bất kỳ tôn giáo nào thì cuốn sách này hoàn toàn có thể thuyết phục được bạn bởi những giá trị vĩnh hằng của nó.
Nói đến “Hành trình về Phương Đông” có nhiều nhận định rằng nội dung sách khá phức tạp và mang đậm vị văn hóa triết học phương Đông, nên rất ít ai có hứng thú đọc đến tận cùng. Với tôi nhận định này có thể đúng, có thể sai tùy vào thời điểm người đọc cầm cuốn sách lên. Vào mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta đọc một cuốn sách giống nhau đều có thể mang lại cho bản thân những cảm giác khác nhau.
Tương tự như những sự việc trong đời sống, đọc sách cũng cần phải chọn đúng sách, đúng thời điểm thì mới thấm được hết cái hay của nó. Thế nên, “Hành trình về Phương Đông” hoàn toàn không phù hợp cho những thanh niên “trẻ trâu” ồn ào, những tâm hồn mới lớn và cả những bạn trẻ chưa đủ trải nghiệm. 
Sách được viết dựa theo hồi ký của vị giáo sư Baird T. Spalding khi được cử qua Ấn Độ cùng với đoàn nghiên cứu của Hội khoa học Hoàng gia Anh. Chuyến đi đã thay đổi những suy nghĩ lâu nay của những chuyên gia về cõi tâm linh, huyền học và chiêm tinh học.
Cũng qua đó mà người đọc nhận thấy rõ sự khác biệt đối lập của nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Không chỉ cách biệt về vị trí địa lý, thời tiết khí hậu mà lối suy nghĩ của người dân hai nơi cũng khác biệt hoàn toàn.
Nếu phương Đông chuộng niềm tin tín ngưỡng thì người phương Tây lại muốn những suy nghĩ logic có bằng chứng kèm theo. Khi người phương Tây cho rằng lòng tin tâm linh của phương Đông là một điều gì đó không thật nhưng cũng chính khoa học Phương Tây bó tay với những điều này. “Bạn giống như một ly nước đầy, có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài.” Tương tự như lời văn ấy, người phương Tây mãi mãi chẳng thể nào tìm ra được những điều mới mẻ nếu không chịu gạt bỏ đi những định kiến đó.
Đã đến lúc những nhà khoa học phương Tây quay về với cội nguồn của tín ngưỡng để học hỏi những chân lý quan trọng. Suốt hai năm ròng rã qua các đền đài, chùa chiền, chứng kiến nhiều cảnh lừa lọc, mê tín dị đoan cũng như lắng nghe niềm tin bất diệt vào đấng thần linh của người dân nơi đây, đoàn chuyên gia này đã mở rộng tầm nhìn, loại bỏ định kiến và tiếp thu những cái mới.
Thế giới này có hơn 7 tỷ người, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, nhưng phải chăng ai rồi cũng hướng đến một bến bờ hạnh phúc. Bởi có lẽ nhu cầu cao nhất của con người không phải giàu sang phú quý mà là cảm giác vui vẻ hạnh phúc trong mỗi chúng ta.
Bạn thấy đấy, có nhiều người sống sung sướng đầy đủ là thế, nhưng có mấy ai thản nhiên thừa nhận rằng mình thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc vốn dĩ không đong đếm được bằng những thứ vật chất phù phiếm bên ngoài. Bạn mua một căn nhà có to có lớn đến bao nhiêu nhưng quan trọng nhất không phải là cảm giác bạn ở trong căn nhà đó như thế nào sao?
Thứ hạnh phúc tạm bợ ấy thế mà nhiều người thèm khát lắm bạn ơi! Tôi tin rằng rất nhiều người hiểu rõ đạo lý này nhưng vẫn không thể nào có được một cuộc sống hạnh phúc. Bởi họ không thỏa mãn được bản thân, họ càng mơ ước nhiều thì chính bản thân lại càng thêm chật vật trong cái ham muốn đó. Thế nhưng đâu đó bạn vẫn tìm được những người sống hạnh phúc thật sự bằng phương pháp thiền.
Thiền không có nghĩa là bạn phải vào cửa Phật, mà thiền là một phương pháp giúp lòng bạn an nhiên, tâm càng tĩnh và hơn hết là nuôi dưỡng cái tâm hồn trân quý của mỗi chúng ta. Từ bỏ những ham muốn khiên cưỡng, những gì muốn đến rồi sẽ đến, của mình thì chính là của mình, không của mình có cầu cũng không được, sống thuận theo tự nhiên tâm hồn tự khắc bình an hơn. Đó chính là những thông điệp mà “Hành trình về phương Đông” muốn gửi đến độc giả của mình.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đưa con người đến với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và mỗi người lựa chọn một cách đối diện khác nhau với thứ cảm xúc chân thật nhất của bản thân. Dù cho bạn hành động như thế nào, thì bạn cũng phải chịu trách nhiệm với cái hậu quả của nó.
Thế nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều người dửng dưng hành động mà bỏ qua hậu quả của nó. Tên phạm nhân lúc đầu phạm tội nó sợ lắm chứ, nhưng nó thấy mọi người không ai biết và nó vẫn sống sung sướng.
Thế là nỗi sợ đó dần dần biến thành lòng ham muốn phạm tội mà không bị ai trừng phạt. Nhưng mà cái thế giới này nó đâu có dửng dưng đến vậy, nó chỉ là đôi lúc ngủ quên khiến nhân quả đến muộn mà thôi.
Bạn ngã từ lúc đầu hay từ lúc đang trên đỉnh của sung sướng thì cái ngã này đau hơn hả bạn? Câu hỏi này hẳn ai cũng có được câu trả lời cho mình nên hãy tin rằng nhân quả đến sớm đến muộn là có lý do của nó cả, nó còn tùy thuộc vào thái độ và tội ác mà bạn phạm phải. Tác giả thông qua khoảng thời gian sinh sống ở Ấn Độ đã khẳng định quy luật Luân hồi và Nhân quả luôn tồn tại như một định luật cho sự tiến hóa. 
Con người sống đến một lúc nào đó rồi ai cũng sẽ trở về với cát bụi. Nghe đến cái chết, chắc rằng có nhiều người đang run rẩy sợ hãi nhưng cũng có nhiều người tò mò hiếu kỳ cuộc sống sau khi đã chết.
Liệu nó có như những bộ phim điện ảnh chúng ta thường xem, những câu chuyện kinh dị từng nghe kể? Đây là một câu hỏi đến nay vẫn chưa có khoa học nào chứng minh được. Thế nhưng sách lại mở ra cho chúng ta một chân trời mới, khám phá đường đi lối bước của một người sắp chết.
Đâu đó chúng ta thường nghe những câu như “ba hồn bảy vía”, “ba hồn chín vía” từ dân gian, nếu bạn chưa thật sự hiểu về nó thì “Hành trình về phương Đông” sẽ là nguồn giải đáp cho bạn. Con người chúng ta không chỉ có mỗi thể xác này đang sống và phần hồn phần vía cũng song song tồn tại.
Khi cái chết ập đến, chỉ là chết cái thân xác này mà thôi, hồn và vía vẫn còn đó. Thế nên, đừng vội nghĩ cuộc sống này sống cho sang cho sướng là cho cái thân xác này. Chúng ta phải giác ngộ được sự tiến hóa của con người ở đây không phải về thể xác mà là tâm hồn.
Hết kiếp này, thân xác đã chết, nhưng hết kiếp này tâm hồn vẫn còn đó và sẽ chuyển kiếp trải qua kiếp khác. Nếu bạn còn sợ hãi về cái chết thì cuốn sách sẽ cho bạn một ánh nhìn khác về cõi tâm linh. Nó không hề đáng sợ ghê rợn như lời đồn bao nay mà nó là một cuộc sống khác của linh hồn mà thôi.
Những điều này nếu ai cần một bằng chứng thì xin thưa khoa học phương Tây vẫn còn đang bế tắc và chỉ có tín ngưỡng của phương Đông mới tìm ra được. Và cũng đừng nghĩ cuốn sách là điều gì đó mê tín dị đoan, cuốn sách vẫn luôn hướng đến những điều thiện lành. 
Mỗi một chúng ta ai rồi cũng trải qua những cung bậc cảm xúc giống nhau, kinh qua những vị trí, bổn phận như nhau nhưng cũng sẽ có những trải nghiệm riêng biệt chỉ duy mình mới có. Dù cho bạn đang là ai, là cha là mẹ, là anh là chị hay là bạn là bè, thì bạn cũng cần cho mình một tư tưởng thoáng, một đầu óc rộng mở để tiếp thu những điều mới mẻ.
“Hành trình về phương Đông” là một câu chuyện hướng người đọc đến một cuộc sống bình an trong tâm hồn. Một vạn lời chúc tiền tài phát đạt không bằng một lời chúc phước lành bình an. Hẳn tác giả mong rằng người đọc hiểu và tự tìm ra một cuộc sống cân bằng trong cuộc đời bập bênh này

Tôi bắt đầu nghi ngờ những gì viết trong sách là bịa đặt khi phát hiện nó đề cập đến một chi tiết xuất hiện trên báo Mỹ vào năm 1966, nhưng tác giả của nó, Baird T. Spalding, đã mất năm 1953, làm sao ông thấy được một tờ báo lớn tại Hoa Kỳ viết cái gì vào năm 1966?

→ 
Chi tiết gây sốc chứng tỏ Hành Trình Về Phương Đông của Nguyên Phong là phóng tác

https://cdn.noron.vn/2022/08/06/9926502312380739-1659735697.jpg

Tôi đã đọc cả hai bản Hành trình về phương Đông: bản của Nguyên Phong, bản nguyên tác của Baird T. Spalding (dày 900 trang). Và tôi đã so sánh ra sự khác biệt một trời một vực của 2 cuốn sách này. Chi tiết được tôi trình bày ở đây:

7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc 900 trang nguyên tác HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG của Baird T. Spalding

https://cdn.noron.vn/2022/08/06/52052575712870868-1659735828.jpg

Hóa ra nội dung trong cuốn Hành trình về phương Đông của Nguyên Phong là hư cấu 100% vì nó được viết dựa trên một bản nguyên tác cũng là một tác phẩm hư cấu. Bản thân tác giả của bản nguyên tác, Baird T. Spalding, là một tay đại bịp, nói dối đủ thứ để bán sách và mở các buổi thuyết giảng:

  • Nằm nhà viết sách bịa chuyện đi Ấn Độ.
  • Tự phong mình là giáo sư, nhà khoa học.
  • Nó dối về xuất thân, trình độ.
  • Khoe quen nhà khoa học nọ, nhà nghiên cứu kia: Einstein, Tesla, Charles Proteus Steinmetz, Cecil B DeMille... nhưng thật ra là nói dối.

→ 

9 câu hỏi về cuộc đời bí ẩn của tác giả cuốn Hành Trình Về Phương Đông

Cái khó hiểu là việc Nguyên Phong phóng tác ra cuốn thì Hành trình về phương Đông thì sao không nói ra ngay từ đầu rằng mình "phóng tác"? Đằng này, NXB và Nguyên Phong lại lập lờ, lúc thì in là “dịch”, lúc thì in là “phóng tác”. Bởi vậy bây giờ người ta mới tranh cãi là Hành Trình Về Phương Đông là phóng tác hay dịch. Và bây giờ tôi đã có câu trả lời chính xác:

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG LÀ TÁC PHẨM PHÓNG TÁC DỰA TRÊN CUỐN SÁCH CỦA MỘT TAY ĐẠI BỊP, NHỮNG GÌ VIẾT TRONG ĐÓ CHỈ LÀ HƯ CẤU.
Tôi từng thấy vài người trích dẫn thông tin trong những cuốn sách “khoác áo khoa học” như: Hành Trình Về Phương Đông, Bí Mật Của Nước, Thần Số Học… để thuyết phục người khác rằng một quan niệm tâm linh nào đó của họ đã được “khoa học” chứng minh!!! Bởi vậy, trước khi tin vào những thứ được trích dẫn, chúng ta cần xác minh cho kỹ thông tin ấy là thật hay nguỵ.
Dù sao thì tôi cũng thích cuốn sách này, vì nó phù hợp với trí tưởng tượng của tôi. Tôi chấm nó 4/5 sao cho thể loại cổ tích.
Với mình cuốn này hơi khó. Mình nghĩ trước khi đọc quyển này thì nên đọc trước quyển " kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau" và quyển " tự chữa lành".

Hơi liên quan 1 chút là Noron cũng đã có bạn đặt câu hỏi rất hay về Linh hồn và thân xác.

Bạn đọc thêm nhé!

Cá nhân mình là người đã đọc gần hết các cuốn sách của bác Nguyên Phong - với khởi đầu là Hành trình về phương Đông thì đây là cuốn sách đáng đọc 1 lần trong đời.

Một số người chê bai cuốn sách này quá ảo, dẫn dắt và đầy mê tín. Nhưng cũng trong chính cuốn sách đã nói: “Bạn giống như một ly nước đầy, có rót thêm cũng chỉ tràn ra ngoài.” Vậy việc đầu tiên là phải đổ bớt nước ra, đồng nghĩa với việc loại trừ định kiến mới có thể thu thập thêm nhiều kiến thức.
Tôi thấy phần đầu cuốn sách rất thuyết phục và lôi cuốn, nhưng càng về sau thì càng ảo và không thể không ngần ngại nghi ngờ. Những điều kỳ dị vô hình không thể chứng minh bằng những câu chuyện suông miệng. Tuy vậy, cuốn sách vẫn luôn hướng đến những điều thiện lành.
Ngày trước tôi là một người khá sợ cái chết, vẫn đầy bám chấp. Nhưng cuốn sách này như xoa dịu nỗi lòng tôi, cảm giác nhẹ lòng hơn. Khi đã thấu hiểu phần nào thì cái chết không còn là đau buồn nữa. Cách trình bày về những lời khuyên răn cũng nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người.
“Tự do tư tưởng không phải là ta muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối nào đó.”
Nói chung văn phong tác giá cuốn hút, nhất là lôi cuốn với những người đang tìm những gì thuộc về thế giới huyền bí tâm linh, nhưng có điều làm mình rất băn khoăn là tác giả phóng tác dựa trên những tên tuổi có thật và cuốn sách phiên bản mỏng đã nổi tiếng khiến cho người đọc dễ nhầm tưởng tất cả đó là câu chuyện có thật đã xảy ra. Điều này dễ hình chung đem lại cho một bộ phận người đọc một sự tin tưởng tuyệt đối vào điều không phải là sự thật khiến cho những bạn ban đầu đi tim về thề giới tâm linh dễ rơi vào cái bẫy của sự huyền bí và ảo tưởng.

Đây là cuốn sách mình khá thích. Nhìn chung mình thích các cuốn sách có số trang vừa phải nhưng đặt ra các vấn đề cho người đọc suy ngẫm thêm.

Hành trình về phương Đông dạo qua một loạt các hiện tượng tâm linh, để từ từ vén tấm màn hư ảo, huyền bí mà người đời thêm vào vì những động cơ khác nhau. Với mình, đây là cuốn sách nên đọc lại nhiều lần.

Hành trình về phương Đông là hành trình tìm về những giá trị lâu đời mà người ta quên mất trong đời sống xô bồ. Không phải ai cũng viết được như tác giả đâu, nên những người chê trách tác giả còn phải học tác giả nhiều.