Cận thị học đường nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa?

  1. Sức khoẻ

Cận thị học đường theo bệnh viện mắt Sài gòn đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng vì là tật khúc xạ phổ biến và cho đến nay theo một số nghiên cứu thực tế có khá nhiều nguyên nhân đến cận thị học đường. Vì vậy để kiểm soát và phòng chống tật cận thị học đường cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, gia đình và giáo viên giúp nâng cao nhận thức đúng về vệ sinh trong học tập và thói quen giải trí tốt cho mắt. Cải thiện điều kiện học tập tại trường để hạn chế các nguy cơ bệnh tật và đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe trong trường học giúp phát hiện sớm cận thị ở học sinh.

Từ khóa: 

cận thị học đường

,

cận thị

,

mắt cận thị

,

sức khoẻ

Nguyên nhân cận thị chủ yếu do 2 yếu tố: gien di truyền và lối sống. Hiện nay tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) là một vấn đề thường gặp ở mắt. Ngoài do di truyền thì nguyên nhân cận thị do lối sống cũng khiến tật cận thị ngày một bùng nổ. Cận thị do lối sống có nhiều nguyên nhân như:

1. Do môi trường sống: Người sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải liên tục điều tiết dẫn đến cận thị.

2. Do tính chất công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trực tiếp với máy vi tính, điện thoại, sách vở khiến mắt luôn phải căng ra điều tiết dẫn đến cận thị

3. Do học tập quá nhiều, ngồi học sai tư thế: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Ngày nay áp lực học tập với trẻ nhỏ là rất lớn. Trẻ thường xuyên phải học quá nhiều, ngoài ra do cha mẹ cô giáo không quan tâm dẫn đến việc trẻ ngồi học sai tư thế.

4. Thói quen đọc sách, xem điện thoại: Những người thường xuyên có thói quen đọc sách, sử dụng điện thoại nhưng lại không biết cách bảo vệ mắt rất dễ dẫn đến bị cận thị.

Biện pháp

Một trong những cách tốt nhất để phòng tránh cận thị là giảm sự tiến triển của cận thị đi kèm với các phương pháp chăm sóc mắt cận thị. Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh cận thị.

  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Với nhân viên văn phòng hay học sinh cần biết cách chăm sóc, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Hãy áp dụng quy tắc 20-20-20 vào cuộc sống hàng ngày. Cứ 20 phút làm việc lại nhìn vào một vật cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây. Học sinh cần vui chơi, nghỉ ngơi giữa giờ, không đọc sách hay sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi
  • Chú ý đến ánh sáng: Phòng học, phòng làm việc cần đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…
  • Khoảng cách: Khoảng cách đọc, viết và làm việc hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Việc đọc hay làm việc quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ phát triển cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35-40cm. Với dân văn phòng, khoảng cách từ mắt tới màn hình khoảng 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
  • Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm tật khúc xạ. Với người bị cận thị nên khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính hợp lý. Với ai không bị cận thị thì nên khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe. Các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

(Nguồn: tổng hợp)

Trả lời

Nguyên nhân cận thị chủ yếu do 2 yếu tố: gien di truyền và lối sống. Hiện nay tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) là một vấn đề thường gặp ở mắt. Ngoài do di truyền thì nguyên nhân cận thị do lối sống cũng khiến tật cận thị ngày một bùng nổ. Cận thị do lối sống có nhiều nguyên nhân như:

1. Do môi trường sống: Người sống trong môi trường thiếu ánh sáng, thường xuyên phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải liên tục điều tiết dẫn đến cận thị.

2. Do tính chất công việc: Những người thường xuyên phải làm việc trực tiếp với máy vi tính, điện thoại, sách vở khiến mắt luôn phải căng ra điều tiết dẫn đến cận thị

3. Do học tập quá nhiều, ngồi học sai tư thế: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cận thị học đường. Ngày nay áp lực học tập với trẻ nhỏ là rất lớn. Trẻ thường xuyên phải học quá nhiều, ngoài ra do cha mẹ cô giáo không quan tâm dẫn đến việc trẻ ngồi học sai tư thế.

4. Thói quen đọc sách, xem điện thoại: Những người thường xuyên có thói quen đọc sách, sử dụng điện thoại nhưng lại không biết cách bảo vệ mắt rất dễ dẫn đến bị cận thị.

Biện pháp

Một trong những cách tốt nhất để phòng tránh cận thị là giảm sự tiến triển của cận thị đi kèm với các phương pháp chăm sóc mắt cận thị. Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh cận thị.

  • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Với nhân viên văn phòng hay học sinh cần biết cách chăm sóc, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Hãy áp dụng quy tắc 20-20-20 vào cuộc sống hàng ngày. Cứ 20 phút làm việc lại nhìn vào một vật cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây. Học sinh cần vui chơi, nghỉ ngơi giữa giờ, không đọc sách hay sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi
  • Chú ý đến ánh sáng: Phòng học, phòng làm việc cần đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…
  • Khoảng cách: Khoảng cách đọc, viết và làm việc hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Việc đọc hay làm việc quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ phát triển cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35-40cm. Với dân văn phòng, khoảng cách từ mắt tới màn hình khoảng 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
  • Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.
  • Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm tật khúc xạ. Với người bị cận thị nên khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính hợp lý. Với ai không bị cận thị thì nên khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe. Các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

(Nguồn: tổng hợp)