[Câu hỏi sưu tầm] Thắc mắc về cách thể hiện câu từ trong các sách giữa các ngôn ngữ khác nhau?

  1. Sách

  2. Ngoại ngữ

"Em chào mọi người, em là người chỉ thi thoảng đọc sách thôi, không chỉ vì cuốn sách đó hay, nội dung phù hợp, mà còn muốn trau dồi vốn từ của mình, nhưng đôi khi em thắc mắc về cách thể hiện câu từ trong các sách giữa các ngôn ngữ khác nhau, mọi người ai đã đọc nhiều sách của ở nhiều thứ ngôn ngữ có thể cho em chút ý kiến được không ạ? kiểu như về cách thể hiện cảm xúc trong cuốn sách đó, nó có khác gì so với tiếng việt không?

Nêu câu hỏi hơi ngu ngơ mọi người bỏ qua cho em với nhé. Em cảm ơn nhiều ạ."

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/2686503246627500251066722369653593176966548n-1640577901.jpg

Câu hỏi và hình ảnh từ bạn Quý Đào trong nhóm Hội Yêu Sách.

Từ khóa: 

sách

,

ngôn ngữ

,

câu hỏi sưu tầm

,

sách

,

ngoại ngữ

Câu hỏi rất thú vị. Em xin chia sẻ từ trải nghiệm cá nhân.

Câu trả lời là có khác vì một số lý do

- Ngữ pháp và cú pháp kiểu khác nhau. Tiếng Latinh (và Hy Lạp cổ) có hệ thống chia cách (cũng như rất nhiều ngôn ngữ khác) nên họ tận dụng điều đó mà đổi trật tự cú pháp linh hoạt để thay đổi sắc thái hoặc tận dụng các biện pháp tu từ (ví dụ đổi thứ tự từ trong câu để tạo biện pháp tu từ bắt chéo chiasmus). Từ đó có nhiều tác giả có cách viết rất riêng. Ví dụ Cicero nổi tiếng dùng câu phức dài dòng và đẩy động từ đến cuối câu. Rất nhiều tác giả cũng có thói quen dùng câu phức trong 1 câu dài chỉ có 1 động từ chính. Ví dụ, thay vì nói "Tôi tắm và ăn cơm. Tiếp đến, tôi dạy em tôi học vì ngày mai nó có bài kiểm tra. Cuối cùng, tôi đi ngủ." Họ có thể viết kiểu như: "Sau khi đã tắm và ăn cơm, và sau đó đã dạy cho đứa em vì ngày hôm sau nó có bài kiểm tra, tôi đi ngủ." (Trong câu này chỉ có đi ngủ là động từ chính.) RẤT THƯỜNG XUYÊN GẶP kiểu viết câu phức như vậy!

Và không chỉ là văn Latinh cổ điển mà Latinh trong phụng vụ Công giáo La Mã cũng phản ánh điều này (hình dưới). Đây là 1 ví dụ. Tất cả dãy từ đầu đến chữ đỏ Iungit manus là 1 câu duy nhất, và động từ chính là concedas ở gần cuối.

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/26894062548348121265818793784838067830615418n-1640582611_1024.jpg

- Kho tàng từ vựng hoặc/và cách thành lập từ vựng của mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Ví dụ tiếng Esperanto (dù là ngôn ngữ nhân tạo nhưng vẫn có văn học!) có cách thành lập từ ghép rất linh hoạt. Có cuốn Marvirinstrato và từ này là kết hợp từ Mar+vir+in+strato (biển + người + nữ + đường) = Nhân ngư đạo (?) Nhiều tiếng khác cũng có cách thành lập từ ghép như tiếng Đức, nhưng không linh hoạt bằng. Vì thế trong văn học Esperanto, các tác giả nhiều khi rất sáng tạo thành lập từ mới.

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/269260081942346003074954993872589691990262n-1640582870_1024.jpg

Tuy nhiên có lẽ khác biệt lớn nhất là từ (1) mỗi tác giả có phong cách riêng hoặc/và (2) thể loại văn chương khác nhau, hơn là ngôn ngữ riêng. Nhưng ở đây chúng ta tạm bỏ qua những ý đó và chỉ bàn về khác biệt vì lý do khác biệt ngôn ngữ.

BỔ SUNG (3/2022): Hôm nay đang đọc sách thì gặp đoạn văn này và nhớ lại câu này nên bổ sung ví dụ. Cả đoạn văn này là 1 câu duy nhất. Và cú pháp của câu này ngược đời so với các ngôn ngữ hiện đại lắm, phải dịch đoạn cuối trước rồi mới quay lại đầu: "Không ai mà không biết rằng...". Trong khi câu Latin này bê hết tất cả lên đầu, để đoạn "... mà không ai mà không biết" ở cuối cùng.

https://cdn.noron.vn/2022/03/23/9482149144044500-1647999271_1024.png
Trả lời

Câu hỏi rất thú vị. Em xin chia sẻ từ trải nghiệm cá nhân.

Câu trả lời là có khác vì một số lý do

- Ngữ pháp và cú pháp kiểu khác nhau. Tiếng Latinh (và Hy Lạp cổ) có hệ thống chia cách (cũng như rất nhiều ngôn ngữ khác) nên họ tận dụng điều đó mà đổi trật tự cú pháp linh hoạt để thay đổi sắc thái hoặc tận dụng các biện pháp tu từ (ví dụ đổi thứ tự từ trong câu để tạo biện pháp tu từ bắt chéo chiasmus). Từ đó có nhiều tác giả có cách viết rất riêng. Ví dụ Cicero nổi tiếng dùng câu phức dài dòng và đẩy động từ đến cuối câu. Rất nhiều tác giả cũng có thói quen dùng câu phức trong 1 câu dài chỉ có 1 động từ chính. Ví dụ, thay vì nói "Tôi tắm và ăn cơm. Tiếp đến, tôi dạy em tôi học vì ngày mai nó có bài kiểm tra. Cuối cùng, tôi đi ngủ." Họ có thể viết kiểu như: "Sau khi đã tắm và ăn cơm, và sau đó đã dạy cho đứa em vì ngày hôm sau nó có bài kiểm tra, tôi đi ngủ." (Trong câu này chỉ có đi ngủ là động từ chính.) RẤT THƯỜNG XUYÊN GẶP kiểu viết câu phức như vậy!

Và không chỉ là văn Latinh cổ điển mà Latinh trong phụng vụ Công giáo La Mã cũng phản ánh điều này (hình dưới). Đây là 1 ví dụ. Tất cả dãy từ đầu đến chữ đỏ Iungit manus là 1 câu duy nhất, và động từ chính là concedas ở gần cuối.

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/26894062548348121265818793784838067830615418n-1640582611_1024.jpg

- Kho tàng từ vựng hoặc/và cách thành lập từ vựng của mỗi ngôn ngữ là khác nhau. Ví dụ tiếng Esperanto (dù là ngôn ngữ nhân tạo nhưng vẫn có văn học!) có cách thành lập từ ghép rất linh hoạt. Có cuốn Marvirinstrato và từ này là kết hợp từ Mar+vir+in+strato (biển + người + nữ + đường) = Nhân ngư đạo (?) Nhiều tiếng khác cũng có cách thành lập từ ghép như tiếng Đức, nhưng không linh hoạt bằng. Vì thế trong văn học Esperanto, các tác giả nhiều khi rất sáng tạo thành lập từ mới.

https://cdn.noron.vn/2021/12/27/269260081942346003074954993872589691990262n-1640582870_1024.jpg

Tuy nhiên có lẽ khác biệt lớn nhất là từ (1) mỗi tác giả có phong cách riêng hoặc/và (2) thể loại văn chương khác nhau, hơn là ngôn ngữ riêng. Nhưng ở đây chúng ta tạm bỏ qua những ý đó và chỉ bàn về khác biệt vì lý do khác biệt ngôn ngữ.

BỔ SUNG (3/2022): Hôm nay đang đọc sách thì gặp đoạn văn này và nhớ lại câu này nên bổ sung ví dụ. Cả đoạn văn này là 1 câu duy nhất. Và cú pháp của câu này ngược đời so với các ngôn ngữ hiện đại lắm, phải dịch đoạn cuối trước rồi mới quay lại đầu: "Không ai mà không biết rằng...". Trong khi câu Latin này bê hết tất cả lên đầu, để đoạn "... mà không ai mà không biết" ở cuối cùng.

https://cdn.noron.vn/2022/03/23/9482149144044500-1647999271_1024.png