Cấu trúc của năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cấu trúc năng lực vận dụng toán học vào thực tế của học sinh gồm các thành tố sau: - Năng lực thu – nhận thông tin toán học từ tình huống thực tiễn: Khi đứng trước một tình huống thực tiễn, học sinh cần phải biết lựa chọn, thu thập và xử lý thông tin. Trong thời đại ngày nay, trước bể cả thông tin nếu không biết cách chọn thông tin thì sẽ bị choáng ngợp và lạc lối, không biết xử lý thông tin để biến thành tri thức thì không rút ra được những cái tinh túy nhất, bản chất nhất từ nguồn thông tin rộng lớn đã thu được. - Năng lực chuyển đổi thông tin giữa toán học và thực tiễn: Đây là khả năng đòi hỏi học sinh cần phải có để tạo tiền đề cho các năng lực khác. Khả năng chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học được thực hiện trong các hoạt động chuyển đổi những thông tin toán học có được trong tình huống thực tiễn từ dạng diễn đạt bằng lời sang dạng diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học để có được các dữ kiện toán học. Sau khi giải quyết các bài toán thực tiễn được xây dựng từ tình huống thực tiễn, các kết quả thu được thường sẽ thể hiện bằng ngôn ngữ toán học. Chuyển đổi các thông tin toán học có được từ tình huống thực tiễn giúp cho chủ đề chuyển kết quả trong bài toán toán học sang dạng diễn đạt bằng nông ngữ thông thường. - Năng lực thiết lập mô hình toán học của tình huống thực tiễn: Mô hình toán học của tình huống thực tiễn là hoạt động tổ chức lại các dữ kiện toán học đang tồn tại một cách riêng rẽ, đơn lẻ thu được sau khi mã hóa thông tin toán học có được từ các tình huống thực tiễn để lập nên bài toán toán học cần thiết. - Năng lực lựa chọn phương án tối ưu trong xử lý các tình huống thực tiễn Khi có nhiều phương pháp giải quyết bài toán, điều mong muốn tự nhiên nhất là chọn cái tốt nhất hay là cái tối ưu hóa là ở chỗ chủ thể luôn có ý thức, thói quen lựa chọn phương án tốt nhất theo một nghĩa nào đó để thực hiện khi đối mặt với một tình huống thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, ý thức và thói quen tối ưu hóa thường đóng vai trò thôi thúc chủ thể tìm cơ hội vận dụng toán học vào thực tiến. Việc lựa chọn phương án tốt nhất trong nhiều trường hợp khác nhau, có khi chỉ bằng trực giác, bằng kinh nghiệm, có khi sử dụng các công cụ, các kiến thức toán học và cũng có khi thành công, có khi không thành công. Điều quan trọng là chủ thể luôn có ý thức đặt ra những nhiệm vụ như vậy khi đối mặt với tình huống thực tiễn.
Trả lời
Cấu trúc năng lực vận dụng toán học vào thực tế của học sinh gồm các thành tố sau: - Năng lực thu – nhận thông tin toán học từ tình huống thực tiễn: Khi đứng trước một tình huống thực tiễn, học sinh cần phải biết lựa chọn, thu thập và xử lý thông tin. Trong thời đại ngày nay, trước bể cả thông tin nếu không biết cách chọn thông tin thì sẽ bị choáng ngợp và lạc lối, không biết xử lý thông tin để biến thành tri thức thì không rút ra được những cái tinh túy nhất, bản chất nhất từ nguồn thông tin rộng lớn đã thu được. - Năng lực chuyển đổi thông tin giữa toán học và thực tiễn: Đây là khả năng đòi hỏi học sinh cần phải có để tạo tiền đề cho các năng lực khác. Khả năng chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học được thực hiện trong các hoạt động chuyển đổi những thông tin toán học có được trong tình huống thực tiễn từ dạng diễn đạt bằng lời sang dạng diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học để có được các dữ kiện toán học. Sau khi giải quyết các bài toán thực tiễn được xây dựng từ tình huống thực tiễn, các kết quả thu được thường sẽ thể hiện bằng ngôn ngữ toán học. Chuyển đổi các thông tin toán học có được từ tình huống thực tiễn giúp cho chủ đề chuyển kết quả trong bài toán toán học sang dạng diễn đạt bằng nông ngữ thông thường. - Năng lực thiết lập mô hình toán học của tình huống thực tiễn: Mô hình toán học của tình huống thực tiễn là hoạt động tổ chức lại các dữ kiện toán học đang tồn tại một cách riêng rẽ, đơn lẻ thu được sau khi mã hóa thông tin toán học có được từ các tình huống thực tiễn để lập nên bài toán toán học cần thiết. - Năng lực lựa chọn phương án tối ưu trong xử lý các tình huống thực tiễn Khi có nhiều phương pháp giải quyết bài toán, điều mong muốn tự nhiên nhất là chọn cái tốt nhất hay là cái tối ưu hóa là ở chỗ chủ thể luôn có ý thức, thói quen lựa chọn phương án tốt nhất theo một nghĩa nào đó để thực hiện khi đối mặt với một tình huống thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, ý thức và thói quen tối ưu hóa thường đóng vai trò thôi thúc chủ thể tìm cơ hội vận dụng toán học vào thực tiến. Việc lựa chọn phương án tốt nhất trong nhiều trường hợp khác nhau, có khi chỉ bằng trực giác, bằng kinh nghiệm, có khi sử dụng các công cụ, các kiến thức toán học và cũng có khi thành công, có khi không thành công. Điều quan trọng là chủ thể luôn có ý thức đặt ra những nhiệm vụ như vậy khi đối mặt với tình huống thực tiễn.