Cấu trúc làng xã Việt Nam truyền thống?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lịch sử hình thành Nói đến làng xã truyền thống Việt Nam thì đại diện chính là làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt. Với lịch sử phát triển và văn hóa khá tương đồng, các làng xã vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh có lịch sử hình thành khoảng từ 1000-4000 năm. Muộn hơn là các làng ở Hải Phòng, Thái Bình, muộn nhất hình thành ở Kim Sơn, Tiền Hải với các doanh điền của Nguyễn Công Trứ. Năm 1940 ở Bắc Kỳ đã có hơn 20.000 xã. Hiểu một cách khái quát về làng Việt cổ truyền thì “làng là một tế bào xã hội của người Việt. Nó là tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập”. Trải qua quá trình phát triển, làng dần trở thành một đơn vị xã hội cơ bản. Với sự hình thành các mối quan hệ về huyết thống, sự liên kết những người cùng sinh sống theo địa vực, chống chọi với thiên nhiên, khai phá đồng bằng đã tạo nên tính cộng đồng riêng biệt của làng xã. Làng trở thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã) từ thế kỷ VII dưới thời thuộc nhà Đường. Đến thế kỷ thứ XIX có tới 12 loại đơn vị hành chính cấp cơ sở ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ như xã, thôn, phường, giáp, trang trại, xóm… Tuy nằm trong các đơn vị hành chính khác nhau nhưng làng vẫn là một đơn vị xã hội cơ bản. Tên gọi làng xã Làng truyền thống là đơn vị xã hội cơ bản, xã là đơn vị hành chính có thể bao gồm 1 làng hoặc nhiều làng. Dưới xã có các thôn, dưới làng có các xóm. Có xã 1 thôn thì làng, xã, thôn là một. Có khi nhiều xã hợp lại thì một xã lại trở thành thôn. Tuy xã là đơn vị hành chính, có thể có những thay đổi qua các giai đọan nhưng làng vẫn là đơn vị cơ bản của xã. Nói làng xã là đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của điểm dân cư truyền thống. Cấu trúc xã hội Quy mô dân cư Thời Lê Thánh Tông, đại xã có 500 hộ trở lên, khi nào số dân vuợt quá số ấn định ấy 100 hộ thì được tách ra lập xã mới. Cũng theo P.Gouru (1936) trung bình mỗi làng có 1000 dân, làng lớn trên 5000 dân, thậm chí có làng trên 10.000 dân, diện tích trung bình khoảng 200 ha, làng nhỏ dưới 50 ha, làng lớn đến 500 ha. Hiện nay số dân một xã vào khoảng từ 5000-12000 dân, mỗi xã có từ 1 đến 5 làng. Cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội Làng xã truyền thống có mối quan hệ cộng đồng rất cao với các mối quan hệ xã hội như: Gia đình và dòng họ: Giai đoạn phong kiến, với sự ảnh hưởng của Nho giáo, người trưởng họ có uy quyền lớn trong dòng tộc. Sự tôn trọng dòng họ, muốn dòng họ có uy thế trong làng xã hiện còn ảnh hưởng rõ nét đến ngày nay. Vai trò của người đàn ông trong gia đình được đề cao, người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng tứ đức”. Quan hệ láng giềng ngõ xóm: Làng được chia thành nhiều xóm, xóm được chia thành nhiều ngõ. Tuy xóm ngõ chỉ là một bộ phận về mặt cư trú nhưng có một cuộc sống riêng. Sự giúp đỡ ma chay cưới xin và sự hỗ trợ trong lao động sản xuất thường diễn ra giữa những người cùng xóm ngõ. Quan hệ hàng xóm láng giềng tiêu biểu cho mối quan hệ cộng đồng làng xã, người làng thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Quan hệ nghề nghiệp: Thông qua các phường hội nghề thủ công. Quan hệ giữa những người cùng hệ về học hành, bằng cấp, tuổi tác: Trong làng có nhiều hội: hội Tư văn, Tư võ, hội đồng môn, đồng niên… Như vậy, một cá nhân trong làng xã có nhiều mối quan hệ ràng buộc: Trong gia đình, trong dòng họ, trong mối quan hệ với người làng, mối quan hệ với các đồng nghiệp, đồng môn, quan hệ với chính quyền. Các mối quan hệ này đan xen, tác động lẫn nhau. Người làng làm gì cũng phải nhìn vào nhiều mối quan hệ để ứng xử. Các tổ chức xã hội tiêu biểu : + Giáp: Tổ chức của nam giới trưởng thành. Phổ biến ở mọi làng xã. Còn thấy tên gọi ở một số phường của Hà Nội như phường Giáp Bát (tên nôm là Làng Tám), Giáp Nhị, Giáp Nhất. + Phường: Tổ chức nghề nghiệp, thường hình thành trong các làng nghề. + Hội, phe: Phe tư văn, phe tư võ… Tổ chức tương trợ hoặc cùng sở thích, cùng đối tượng (ngạch văn hoặc ngạch võ). Thể chế xã hội: Thời Pháp, chính quyền vẫn cùng chế độ phong kiến duy trì làng xã tự quản. Làng xã có Hội đồng kỳ mục, hội đồng xã, lý trưởng, tuần đinh… thực hiện các nghĩa vụ quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời làng cũng có lệ làng riêng (Hương ước) với sức mạnh chi phối cuộc sống xã hội của cộng đồng, đôi khi vượt lên cả sự chi phối của luật pháp quốc gia. Người dân thường nói “Phép vua thua lệ làng”. Vẫn có thể thấy sức mạnh của lệ làng qua các bản Hương ước còn lưu giữ đến ngày nay. Tôn giáo tín ngưỡng: Người dân vùng Đồng bằng Sông Hồng chịu ảnh hưởng của các dòng tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Thời thuộc Pháp còn có sự du nhập của đạo Thiên Chúa và một số dòng khác. Có sự hòa đồng của các tôn giáo kết hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ người anh hùng, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, những người theo đạo Thiên chúa cũng không coi đạo khác là tà đạo. Việc thờ cây, thờ đá cũng có tác dụng bảo vệ thiên nhiên: “Thần cây Đa, ma cây Gạo, cú cáo cây Đề’ Hoạt động kinh tế Hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước với nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế làng xã thời phong kiến. Nhà nước phong kiến chống lại việc sở hữu lớn ruộng đất. Đạo luật năm 1708 cấm các quan chức và các nhà hào phú lợi dụng sự nghèo khó hay sự lưu tán của dân làng để cưỡng mua nhiều ruộng đất và lập nên trang trại lớn. Thời Pháp ở Bắc Ninh chỉ có 8% số chủ đất có từ 3-10 mẫu. Sản xuất nhỏ tự cung tự cấp và đặc biệt chế độ ruộng công (ruộng quan, ruộng đình, ruộng chùa, ruộng họ…) luôn được duy trì ở một mức độ nhất định càng củng cố thêm tâm lý lối sống cộng đồng khép kín, tính tự trị ở làng xã. Nhìn chung, các quan hệ xã hội và thể chế xã hội nổi bật của làng xã truyền thống đó là mối quan hệ cộng đồng đan xen, nhiều chiều và tính tự trị rõ nét. Điều này đã tạo nên sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo sự tồn tại của làng xã hàng ngàn năm, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Cấu trúc không gian làng xã truyền thống Các làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng có cấu trúc tương tự như nhau. Nhìn tổng thể làng nằm trong một khu vực đất cao ráo có luỹ tre bao bọc, xung quanh là đồng ruộng. Các thành phần chủ yếu của làng có Lũy tre, cổng – Nhà ở – Công trình công cộng (đình, điếm, quán, văn chỉ…) – Công trình tôn giáo (chùa, miếu, phủ…) – Giếng, Ao làng – Cây xanh trong làng – Đồng ruộng – Nghĩa địa. Hệ thống đường giao thông làng phân nhánh kiểu cành cây hoặc kiểu răng lược. Cấu trúc phân nhánh kiểu cành cây là phổ biến hơn cả. Những làng có cấu trúc kiểu răng lược là những làng ven sông, hồ như làng Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội) nằm ven hồ Tây, hay làng Khúc Thủy, Cự Đà (Thanh Oai) nằm ven sông Nhuệ. Trong làng thường có trục đường chính (đường làng), dưới là các xóm, ngõ. Xóm là tên gọi chỉ một khu vực các hộ gia đình đi chung một đường ngõ chính nối với đường làng. Rất ít các ngõ nối thông với nhau, hầu hết là ngõ cụt. Vì thế, thường có tình trạng “Gần nhà, xa ngõ”. Nhiều làng có cổng của ngõ (xóm). Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây hiện còn các xóm: xóm Sui, xóm Sải, xóm Đình, Xóm Miễu, xóm Giang… Làng thường chỉ có 1, 2 cổng chính nối với đường liên xã, còn lại là cổng của đường ra cánh đồng. Hệ thống đường dựa trên phương tiện giao thông đi bộ. Đường làng thường rộng 2,4-3,5m, đường chính rộng khoảng 5m (phần đường lát 3-3,5m). Đường lát gạch đỏ, gạch lát nghiêng, có thể vận chuyển lúa, nông sản bằng phương tiện xe trâu bò kéo. Các kiến trúc không thể thiếu trong một làng Bắc Bộ là: cổng làng, đình làng, lũy tre, chùa, miếu, phủ, đền, văn chỉ, văn miếu, nhà thờ họ, chợ, giếng làng, ao làng ….
Trả lời
Lịch sử hình thành Nói đến làng xã truyền thống Việt Nam thì đại diện chính là làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt. Với lịch sử phát triển và văn hóa khá tương đồng, các làng xã vùng Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh có lịch sử hình thành khoảng từ 1000-4000 năm. Muộn hơn là các làng ở Hải Phòng, Thái Bình, muộn nhất hình thành ở Kim Sơn, Tiền Hải với các doanh điền của Nguyễn Công Trứ. Năm 1940 ở Bắc Kỳ đã có hơn 20.000 xã. Hiểu một cách khái quát về làng Việt cổ truyền thì “làng là một tế bào xã hội của người Việt. Nó là tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập”. Trải qua quá trình phát triển, làng dần trở thành một đơn vị xã hội cơ bản. Với sự hình thành các mối quan hệ về huyết thống, sự liên kết những người cùng sinh sống theo địa vực, chống chọi với thiên nhiên, khai phá đồng bằng đã tạo nên tính cộng đồng riêng biệt của làng xã. Làng trở thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã) từ thế kỷ VII dưới thời thuộc nhà Đường. Đến thế kỷ thứ XIX có tới 12 loại đơn vị hành chính cấp cơ sở ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ như xã, thôn, phường, giáp, trang trại, xóm… Tuy nằm trong các đơn vị hành chính khác nhau nhưng làng vẫn là một đơn vị xã hội cơ bản. Tên gọi làng xã Làng truyền thống là đơn vị xã hội cơ bản, xã là đơn vị hành chính có thể bao gồm 1 làng hoặc nhiều làng. Dưới xã có các thôn, dưới làng có các xóm. Có xã 1 thôn thì làng, xã, thôn là một. Có khi nhiều xã hợp lại thì một xã lại trở thành thôn. Tuy xã là đơn vị hành chính, có thể có những thay đổi qua các giai đọan nhưng làng vẫn là đơn vị cơ bản của xã. Nói làng xã là đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của điểm dân cư truyền thống. Cấu trúc xã hội Quy mô dân cư Thời Lê Thánh Tông, đại xã có 500 hộ trở lên, khi nào số dân vuợt quá số ấn định ấy 100 hộ thì được tách ra lập xã mới. Cũng theo P.Gouru (1936) trung bình mỗi làng có 1000 dân, làng lớn trên 5000 dân, thậm chí có làng trên 10.000 dân, diện tích trung bình khoảng 200 ha, làng nhỏ dưới 50 ha, làng lớn đến 500 ha. Hiện nay số dân một xã vào khoảng từ 5000-12000 dân, mỗi xã có từ 1 đến 5 làng. Cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội Làng xã truyền thống có mối quan hệ cộng đồng rất cao với các mối quan hệ xã hội như: Gia đình và dòng họ: Giai đoạn phong kiến, với sự ảnh hưởng của Nho giáo, người trưởng họ có uy quyền lớn trong dòng tộc. Sự tôn trọng dòng họ, muốn dòng họ có uy thế trong làng xã hiện còn ảnh hưởng rõ nét đến ngày nay. Vai trò của người đàn ông trong gia đình được đề cao, người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng tứ đức”. Quan hệ láng giềng ngõ xóm: Làng được chia thành nhiều xóm, xóm được chia thành nhiều ngõ. Tuy xóm ngõ chỉ là một bộ phận về mặt cư trú nhưng có một cuộc sống riêng. Sự giúp đỡ ma chay cưới xin và sự hỗ trợ trong lao động sản xuất thường diễn ra giữa những người cùng xóm ngõ. Quan hệ hàng xóm láng giềng tiêu biểu cho mối quan hệ cộng đồng làng xã, người làng thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Quan hệ nghề nghiệp: Thông qua các phường hội nghề thủ công. Quan hệ giữa những người cùng hệ về học hành, bằng cấp, tuổi tác: Trong làng có nhiều hội: hội Tư văn, Tư võ, hội đồng môn, đồng niên… Như vậy, một cá nhân trong làng xã có nhiều mối quan hệ ràng buộc: Trong gia đình, trong dòng họ, trong mối quan hệ với người làng, mối quan hệ với các đồng nghiệp, đồng môn, quan hệ với chính quyền. Các mối quan hệ này đan xen, tác động lẫn nhau. Người làng làm gì cũng phải nhìn vào nhiều mối quan hệ để ứng xử. Các tổ chức xã hội tiêu biểu : + Giáp: Tổ chức của nam giới trưởng thành. Phổ biến ở mọi làng xã. Còn thấy tên gọi ở một số phường của Hà Nội như phường Giáp Bát (tên nôm là Làng Tám), Giáp Nhị, Giáp Nhất. + Phường: Tổ chức nghề nghiệp, thường hình thành trong các làng nghề. + Hội, phe: Phe tư văn, phe tư võ… Tổ chức tương trợ hoặc cùng sở thích, cùng đối tượng (ngạch văn hoặc ngạch võ). Thể chế xã hội: Thời Pháp, chính quyền vẫn cùng chế độ phong kiến duy trì làng xã tự quản. Làng xã có Hội đồng kỳ mục, hội đồng xã, lý trưởng, tuần đinh… thực hiện các nghĩa vụ quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời làng cũng có lệ làng riêng (Hương ước) với sức mạnh chi phối cuộc sống xã hội của cộng đồng, đôi khi vượt lên cả sự chi phối của luật pháp quốc gia. Người dân thường nói “Phép vua thua lệ làng”. Vẫn có thể thấy sức mạnh của lệ làng qua các bản Hương ước còn lưu giữ đến ngày nay. Tôn giáo tín ngưỡng: Người dân vùng Đồng bằng Sông Hồng chịu ảnh hưởng của các dòng tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Thời thuộc Pháp còn có sự du nhập của đạo Thiên Chúa và một số dòng khác. Có sự hòa đồng của các tôn giáo kết hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ người anh hùng, thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, những người theo đạo Thiên chúa cũng không coi đạo khác là tà đạo. Việc thờ cây, thờ đá cũng có tác dụng bảo vệ thiên nhiên: “Thần cây Đa, ma cây Gạo, cú cáo cây Đề’ Hoạt động kinh tế Hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước với nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế làng xã thời phong kiến. Nhà nước phong kiến chống lại việc sở hữu lớn ruộng đất. Đạo luật năm 1708 cấm các quan chức và các nhà hào phú lợi dụng sự nghèo khó hay sự lưu tán của dân làng để cưỡng mua nhiều ruộng đất và lập nên trang trại lớn. Thời Pháp ở Bắc Ninh chỉ có 8% số chủ đất có từ 3-10 mẫu. Sản xuất nhỏ tự cung tự cấp và đặc biệt chế độ ruộng công (ruộng quan, ruộng đình, ruộng chùa, ruộng họ…) luôn được duy trì ở một mức độ nhất định càng củng cố thêm tâm lý lối sống cộng đồng khép kín, tính tự trị ở làng xã. Nhìn chung, các quan hệ xã hội và thể chế xã hội nổi bật của làng xã truyền thống đó là mối quan hệ cộng đồng đan xen, nhiều chiều và tính tự trị rõ nét. Điều này đã tạo nên sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo sự tồn tại của làng xã hàng ngàn năm, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Cấu trúc không gian làng xã truyền thống Các làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng có cấu trúc tương tự như nhau. Nhìn tổng thể làng nằm trong một khu vực đất cao ráo có luỹ tre bao bọc, xung quanh là đồng ruộng. Các thành phần chủ yếu của làng có Lũy tre, cổng – Nhà ở – Công trình công cộng (đình, điếm, quán, văn chỉ…) – Công trình tôn giáo (chùa, miếu, phủ…) – Giếng, Ao làng – Cây xanh trong làng – Đồng ruộng – Nghĩa địa. Hệ thống đường giao thông làng phân nhánh kiểu cành cây hoặc kiểu răng lược. Cấu trúc phân nhánh kiểu cành cây là phổ biến hơn cả. Những làng có cấu trúc kiểu răng lược là những làng ven sông, hồ như làng Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội) nằm ven hồ Tây, hay làng Khúc Thủy, Cự Đà (Thanh Oai) nằm ven sông Nhuệ. Trong làng thường có trục đường chính (đường làng), dưới là các xóm, ngõ. Xóm là tên gọi chỉ một khu vực các hộ gia đình đi chung một đường ngõ chính nối với đường làng. Rất ít các ngõ nối thông với nhau, hầu hết là ngõ cụt. Vì thế, thường có tình trạng “Gần nhà, xa ngõ”. Nhiều làng có cổng của ngõ (xóm). Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây hiện còn các xóm: xóm Sui, xóm Sải, xóm Đình, Xóm Miễu, xóm Giang… Làng thường chỉ có 1, 2 cổng chính nối với đường liên xã, còn lại là cổng của đường ra cánh đồng. Hệ thống đường dựa trên phương tiện giao thông đi bộ. Đường làng thường rộng 2,4-3,5m, đường chính rộng khoảng 5m (phần đường lát 3-3,5m). Đường lát gạch đỏ, gạch lát nghiêng, có thể vận chuyển lúa, nông sản bằng phương tiện xe trâu bò kéo. Các kiến trúc không thể thiếu trong một làng Bắc Bộ là: cổng làng, đình làng, lũy tre, chùa, miếu, phủ, đền, văn chỉ, văn miếu, nhà thờ họ, chợ, giếng làng, ao làng ….