Chính sách đối nội của Nhật Bản về vấn đề môi trường?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bộ kinh tế công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn cung cấp năng lượng dài hạn” với 4 phương châm cơ bản là tính an toàn, nguồn cung ổn định, hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường. Mục đích của kế hoạch này là đa dạng nguồn năng lượng của Nhật Bản trong tương lai. -Đồng thời với việc đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn cung cấp năng lượng dài hạn”, Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản đã xác định nguồn năng lượng đến năm 2030 là than 26%, khí thiên nhiên 27%, dầu lửa 3%, năng lượng hạt nhân 21%, năng lượng tái tạo 23%. + Ta có thể thấy, so với năm 2013 thì năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp đôi, khí thiên nhiên sẽ giảm đi một nửa, năng lượng hạt nhân sau giảm so với những năm trước khi xảy ra thảm họa kép. Kế hoạch có ý nghĩa lâu dài, đáp ứng được một số yêu cầu về xu hướng năng lượng của thế giới và cần thiết đối với những vấn đề năng lượng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay. Tuy mục tiêu sẽ giảm được một nửa lượng than dùng cho nhiệt điện nhưng nhiệt điện than vẫn chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản, nếu duy trì việc sử dụng năng lượng nhiệt điện than như hiện nay và mục tiêu năm 2030 là 26% thì lượng khí CO2 sẽ tăng cao, như vậy mục tiêu về việc cắt giảm lượng khí thải mà Nhật đã cam kết thực hiện trong Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu sẽ không thể thực hiện được. Không chỉ vậy, theo nhiều đánh giá tỉ lệ 21% năng lượng hạt nhân của Nhật Bản đưa ra là quá cao đối với xu hướng hiện nay cả trong nước và quốc tế phản đối năng lượng hạt nhân, nếu mục tiêu là 21% thì tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân sẽ kéo dài lên 60 năm trong khi theo qui chế an toàn lò phản ứng hạt nhân mới, tuổi thọ của nhà máy điện hạt nhân chỉ giới hạn trong 40 năm. Điều này sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho đất nước và người dân.
Trả lời
Bộ kinh tế công nghiệp Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn cung cấp năng lượng dài hạn” với 4 phương châm cơ bản là tính an toàn, nguồn cung ổn định, hiệu quả kinh tế và đảm bảo môi trường. Mục đích của kế hoạch này là đa dạng nguồn năng lượng của Nhật Bản trong tương lai. -Đồng thời với việc đưa ra kế hoạch “Tầm nhìn cung cấp năng lượng dài hạn”, Bộ Kinh tế Công nghiệp Nhật Bản đã xác định nguồn năng lượng đến năm 2030 là than 26%, khí thiên nhiên 27%, dầu lửa 3%, năng lượng hạt nhân 21%, năng lượng tái tạo 23%. + Ta có thể thấy, so với năm 2013 thì năng lượng tái tạo sẽ tăng gấp đôi, khí thiên nhiên sẽ giảm đi một nửa, năng lượng hạt nhân sau giảm so với những năm trước khi xảy ra thảm họa kép. Kế hoạch có ý nghĩa lâu dài, đáp ứng được một số yêu cầu về xu hướng năng lượng của thế giới và cần thiết đối với những vấn đề năng lượng mà Nhật Bản đang phải đối mặt hiện nay. Tuy mục tiêu sẽ giảm được một nửa lượng than dùng cho nhiệt điện nhưng nhiệt điện than vẫn chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu năng lượng của Nhật Bản, nếu duy trì việc sử dụng năng lượng nhiệt điện than như hiện nay và mục tiêu năm 2030 là 26% thì lượng khí CO2 sẽ tăng cao, như vậy mục tiêu về việc cắt giảm lượng khí thải mà Nhật đã cam kết thực hiện trong Hiệp định Pari về biến đổi khí hậu sẽ không thể thực hiện được. Không chỉ vậy, theo nhiều đánh giá tỉ lệ 21% năng lượng hạt nhân của Nhật Bản đưa ra là quá cao đối với xu hướng hiện nay cả trong nước và quốc tế phản đối năng lượng hạt nhân, nếu mục tiêu là 21% thì tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân sẽ kéo dài lên 60 năm trong khi theo qui chế an toàn lò phản ứng hạt nhân mới, tuổi thọ của nhà máy điện hạt nhân chỉ giới hạn trong 40 năm. Điều này sẽ gây nên nhiều nguy hiểm cho đất nước và người dân.