Chọn làm “lớn” ở công ty nhỏ hay làm “nhỏ” ở công ty lớn?

  1. Hướng nghiệp

Với sự phát triển của thời đại ngày nay thì mọi người nghĩ chúng ta nên chọn vị trí nào sẽ có nhiều cơ hội hơn?

Từ khóa: 

chọn công ty

,

hướng nghiệp

Mình không đưa ra ý kiến lên lựa chọn vị trí nào, nhưng mình chỉ có một lời khuyên rằng dù là ở công ty nhỏ hay là công ty lớn, thì bạn hãy luôn giữ lấy ngọn lửa đam mê của mình, không ai có thể lựa chọn thay bạn được ngoài chính bạn. Bởi vậy, thay vì bạn cố phải chạy theo tiếng gọi của danh vọng, theo hình mẫu của ai đó thì bạn hãy luôn là chính mình, luôn làm theo những gì bản thân mình cần. Đến một lúc nào đấy, khi bạn đã tích lũy đủ cho mình cả về kinh nghiệm lẫn vốn sống thì lựa chọn một môi trường phù hợp khác là hoàn toàn có thể, khi ấy hành trang của bạn sẽ chắc chắn và mạch lạc hơn rất nhiều so với lúc bạn bỡ ngỡ khi đi theo sự lựa chọn của một ai khác.

Những hình mẫu thành công ở ngoài kia luôn chỉ mang “tính chất tham khảo”, tức là bạn có thể nhìn vào đó để ngưỡng mộ, học tập và phấn đấu. Chứ không phải là bạn phải gồng mình để hoàn thiện một cách cứng nhắc bản thân theo quy chuẩn mà mình không hề biết. Loài cá bơi ở nước ngọt không thể nào có thể hòa hợp ở vùng nước mặn cho dù nó có cố gắng đến thế nào, món ăn ngon là phải kết hợp với đúng gia vị chứ không phải là bạn cứ thích cho vào theo tùy thích. Con người chúng ta cũng tương tự, chọn làm lớn hay làm nhỏ cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của bạn, nơi đâu bạn cảm thấy mình hợp thì nơi đó mới chính là môi trường sống lý tưởng để bạn phấn đấu. Vì thế dù cho bạn có làm bình thường ở một công ty bình thường nhưng luôn cảm thấy hạnh phúc, điều đó sẽ giá trị hơn rất nhiều lần so với việc bạn ở một công ty to nhưng chẳng hề thấy phù hợp.

Trả lời

Mình không đưa ra ý kiến lên lựa chọn vị trí nào, nhưng mình chỉ có một lời khuyên rằng dù là ở công ty nhỏ hay là công ty lớn, thì bạn hãy luôn giữ lấy ngọn lửa đam mê của mình, không ai có thể lựa chọn thay bạn được ngoài chính bạn. Bởi vậy, thay vì bạn cố phải chạy theo tiếng gọi của danh vọng, theo hình mẫu của ai đó thì bạn hãy luôn là chính mình, luôn làm theo những gì bản thân mình cần. Đến một lúc nào đấy, khi bạn đã tích lũy đủ cho mình cả về kinh nghiệm lẫn vốn sống thì lựa chọn một môi trường phù hợp khác là hoàn toàn có thể, khi ấy hành trang của bạn sẽ chắc chắn và mạch lạc hơn rất nhiều so với lúc bạn bỡ ngỡ khi đi theo sự lựa chọn của một ai khác.

Những hình mẫu thành công ở ngoài kia luôn chỉ mang “tính chất tham khảo”, tức là bạn có thể nhìn vào đó để ngưỡng mộ, học tập và phấn đấu. Chứ không phải là bạn phải gồng mình để hoàn thiện một cách cứng nhắc bản thân theo quy chuẩn mà mình không hề biết. Loài cá bơi ở nước ngọt không thể nào có thể hòa hợp ở vùng nước mặn cho dù nó có cố gắng đến thế nào, món ăn ngon là phải kết hợp với đúng gia vị chứ không phải là bạn cứ thích cho vào theo tùy thích. Con người chúng ta cũng tương tự, chọn làm lớn hay làm nhỏ cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của bạn, nơi đâu bạn cảm thấy mình hợp thì nơi đó mới chính là môi trường sống lý tưởng để bạn phấn đấu. Vì thế dù cho bạn có làm bình thường ở một công ty bình thường nhưng luôn cảm thấy hạnh phúc, điều đó sẽ giá trị hơn rất nhiều lần so với việc bạn ở một công ty to nhưng chẳng hề thấy phù hợp.

Mới ra trường thì theo mình làm ở công ty nhỏ hay công ty lớn cũng được, quan trọng người sếp, người dẫn dắt của mình phải là người giỏi, người có chuyên môn sâu. Sau khoảng 2-3 năm, đã học hỏi đc rất nhiều từ đó, thì nên nghỉ làm ở 1 công ty nhỏ, sẽ giúp phát triển rất nhiều kỹ năng xoay sở, xử lý công việc khi bị giới hạn về mọi nguồn lực không giống như ở công ty lớn. Như vậy là bạn sẽ học đc cách tổ chức, quy trình bài bản của công ty lớn và học được cả sự linh hoạt của công ty nhỏ

Sau khi đã trải nghiệm ở công ty nhỏ 2-3 năm, tức là sau 5 năm đi làm, bạn ắt sẽ có hướng đi tiếp theo dựa vào mong muốn của bản thân, là muốn phát triển sự nghiệp ở công ty lớn hay công ty vừa, hoặc cũng có thể tự mở 1 công ty nhỏ.

Nếu khởi đầu thì theo mình nên lớn ở công ty nhỏ. Vì làm lớn nhỏ to chưa cần biết, mà bạn đã có 1 cơ số nhất định về kỹ năng làm lớn. Kinh nghiệm đó có thể là nền tảng để có thể đứng ở vai trò lớn trong 1 công ty lớn khác. Còn nếu nhỏ ở 1 công ty lớn thì khả năng sẽ hạn chế trong phần việc đc giao. Việc leo từ nhỏ đến lớn ở 1 công ty lớn lại khá là khó.

Đơn cử, nếu thiếu chức danh trưởng phòng, ng ta sẽ tuyển 1 ng ít nhất là từng làm trưởng phòng, sẽ đơn giản hơn là đưa 1 phó phòng hay 1 nhân viên ở dưới lên. Vậy thì 1 nhân viên dễ gì leo lên phó rồi lên trưởng, trong khi nếu đã làm trưởng ở 1 cty nhỏ, CV ghi: kinh nghiệm 5 năm trưởng phòng tại cty Xyz, thì ng ta dễ dàng hơn cho việc ng ta hốt.

Tất nhiên ở đây chưa bàn đến việc bạn quan hệ với sếp, hay lương hướng.

Làm lớn ở công ty nhỏ, rồi gầy dựng nó lên thành công ty lớn!

Mình nghĩ tuỳ thuộc đặc điểm công việc của bạn. 
Mình paste lại một câu trả lời trước kia của mình đối với câu hỏi tương tự:
"Theo quan điểm của mình: còn tuỳ thuộc vị trí của bạn là gì, lĩnh vực mà công ty bạn hoạt động là gì.
Lấy ví dụ ví trí của mình là pháp chế nội bộ. Nếu nói về lương ngang bằng. Có lẽ ở doanh nghiệp lớn thì làm lính. Startup thì làm sếp. Mình sẽ chọn doanh nghiệp lớn nếu có cơ hội hơn là startup. Có một số lý do:
1. Doanh nghiệp lớn hay startup có  quan tâm đến vị trí của mình không? Với vị trí pháp chế: có đối với doanh nghiệp lớn. Startup: mình cho là ít quan tâm.
2. Doanh nghiệp lớn đồng nghĩa giá trị deal lớn. Giá trị deal lớn đồng nghĩa độ phức tạp của deal cao. Vậy nên học được rất nhiều. Giá trị của luật sư hay pháp chế mình cho rằng được đánh giá qua giá trị deal mà bạn đã làm.
3. Kinh nghiệm từ người đi trước: đây là điều quan trọng đối với vị trí pháp chế.
...
Nhưng làm cho startup lại được gì? Nếu startup đó quan tâm vị trí của bạn
- Tự bơi ngay từ đầu: chuẩn hoá mọi thứ ngay từ đầu (quy trình, văn bản, phối hợp với phòng khác,...), tiếp cận vụ việc với tâm thế mới hoàn toàn, tự mày mò từ cái nhỏ nhất.
- Nếu may mắn sẽ có mentor phù hợp. Mình nói là may mắn vì startup sẽ không chi quá nhiều cho vị trí pháp chế.
- Tất nhiên, bạn sẽ được “ngồi vào bàn người lớn” sớm nếu làm cho startup. Kiểu, mình là người lớn và mình được ngồi cùng với sếp làm deal. Doanh nghiệp lớn thì khá mất nhiều tgian.
Tuy vậy, với vị trí của mình, mình sẽ chọn làm cho doanh nghiệp lớn.Theo quan điểm của mình: còn tuỳ thuộc vị trí của bạn là gì, lĩnh vực mà công ty bạn hoạt động là gì.
Lấy ví dụ ví trí của mình là pháp chế nội bộ. Nếu nói về lương ngang bằng. Có lẽ ở doanh nghiệp lớn thì làm lính. Startup thì làm sếp. Mình sẽ chọn doanh nghiệp lớn nếu có cơ hội hơn là startup. Có một số lý do:
1. Doanh nghiệp lớn hay startup có  quan tâm đến vị trí của mình không? Với vị trí pháp chế: có đối với doanh nghiệp lớn. Startup: mình cho là ít quan tâm.
2. Doanh nghiệp lớn đồng nghĩa giá trị deal lớn. Giá trị deal lớn đồng nghĩa độ phức tạp của deal cao. Vậy nên học được rất nhiều. Giá trị của luật sư hay pháp chế mình cho rằng được đánh giá qua giá trị deal mà bạn đã làm.
3. Kinh nghiệm từ người đi trước: đây là điều quan trọng đối với vị trí pháp chế.
...
Nhưng làm cho startup lại được gì? Nếu startup đó quan tâm vị trí của bạn
- Tự bơi ngay từ đầu: chuẩn hoá mọi thứ ngay từ đầu (quy trình, văn bản, phối hợp với phòng khác,...), tiếp cận vụ việc với tâm thế mới hoàn toàn, tự mày mò từ cái nhỏ nhất.
- Nếu may mắn sẽ có mentor phù hợp. Mình nói là may mắn vì startup sẽ không chi quá nhiều cho vị trí pháp chế.
- Tất nhiên, bạn sẽ được “ngồi vào bàn người lớn” sớm nếu làm cho startup. Kiểu, mình là người lớn và mình được ngồi cùng với sếp làm deal. Doanh nghiệp lớn thì khá mất nhiều tgian.
Tuy vậy, với vị trí của mình, mình sẽ chọn làm cho doanh nghiệp lớn."