Mới đi làm nên chọn sếp, môi trường công ty hay tiền lương?

  1. Hướng nghiệp

Xin chào các thành viên group, em đang là sinh viên mới đi làm đang còn nhiều băn khoăn trăn trở nên nhờ anh chị có kinh nghiệm cho em lời khuyên ạ. Em hiện đang là sinh viên năm 4 đang làm Marketing Intern trong 1 tập đoàn lớn, công việc đối với em không có áp lực gì lớn lắm vì em cũng chịu khó và yêu thích công việc mình làm nhưng điều khiến em stress nhất là sếp của em. Sếp em là người hơi nóng tính, mỗi khi không vừa ý anh ấy thường quát tháo, đẩy mạnh đồ đạc và nói những câu như “rốt cuộc em có làm được hay nghỉ”, so sánh em với người khác, nói em tệ thế nào với các anh chị khác. Dù em biết em là nhân viên mới còn nhiều thiếu sót nhưng em cũng đã cố gắng rất nhiều (phụ các team khác làm việc khi được yêu cầu, có công việc phải thức lúc 12h đêm làm em vẫn vui vẻ làm, thiết kế ấn phẩm đáng lẽ phải trả nhiều tiền cho agency làm, nhưng lúc em còn task khác không thể nhận toàn bộ các thiết kế trên FB page lại nói tại em không làm đc nên phải thuê freelance làm trong khi đó không phải task chính của em). Em không có ý lên đây trách móc hay than vãn, em chỉ mong nhận được những lời chia sẻ, lời khuyên của các anh chị về vấn đề:

Nên chọn sếp hay chọn môi trường khi mới đi làm ạ. Vì môi trường làm việc của em rất tốt, các anh chị xung quanh cũng rất hoà đồng, em cũng không gặp vấn đề gì lớn đi làm. Em biết sếp em là người giỏi và đôi khi nóng giận không kiềm chế được cảm xúc chứ không hề cố ý nhưng em thật sự rất stress. Em là người cầu tiến, biết sai, biết nhận lỗi và biết sửa sai. Nếu được làm việc với một người lãnh đạo truyền cảm hứng và được trao quyền thì em có thể học hỏi rất nhanh nhưng làm việc với sếp em lại làm em luôn có cảm giác tự ti về bản thân và nghĩ rằng mình rất kém cỏi. Nếu đặt trong trường hợp mọi người thì mọi người sẽ quyết định tìm 1 công ty khác hay im lặng cố gắng ạ?

Em cảm ơn mọi người rất nhiều đăng lắng nghe tâm sự và chia sẻ những lời khuyên bổ ích.

Từ khóa: 

chuyện đi làm

,

hướng nghiệp

Em cần xác định xem công việc hiện tại có đáp ứng được mục tiêu của em không nhé. Em có thể liệt kê ra các yếu tố và lựa chọn xem yếu tố nào quan trọng nhất đối với mình. Sau đó sẽ dựa trên các yếu tố, mục tiêu mình mong muốn mà đưa ra quyết định
1. Công việc hiện tại lương có tốt không?
2. Chế độ đãi ngộ có phù hợp với mong muốn không?
3. Có giúp bản thân rèn luyện về kỹ năng mềm hay kỹ năng chuyên môn không?
4. Có cơ hội thăng tiến không?
5. Đồng nghiệp có thân thiện không?
6. Sếp có tâm lý không?
7. Công việc có áp lực không?
8. Có phải là môi trường thích hợp để thể hiện bản thân không?
....
Sau đó, em lựa chọn yếu tố mà em cho rằng là quan trọng nhất, phù hợp với mục tiêu của em. Nếu công ty đáp ứng được yếu tố đó thì theo chị em nên tiếp tục ở lại thêm 1 thời gian. Sau khi em đạt được yếu tố A và chuyển sang yếu tố quan trọng B, nếu công ty đáp ứng được thì tiếp tục ở lại, còn không thì thôi, tìm môi trường mới. Tương tự với các yếu tố khác cũng như vậy.
Đấy là chị khuyên thế, chứ còn với cá nhân chị là chị nghỉ theo cảm hứng. Lúc nào thấy chán thì nghỉ.
Thật ra trước chị cũng từng làm ở 1 công ty tương tự, sếp cũng rất là khó tính, thường xuyên làm tổn thương nhân viên. Thế là chị đã nghỉ ngay sau 1 tháng thử việc. Đến bây giờ chị thấy quyết định nghỉ là vô cùng đúng đắn. Cảnh cửa này đóng lại sẽ có rất nhiều cánh cửa khác mở ra và phù hợp với mình.
Trả lời
Em cần xác định xem công việc hiện tại có đáp ứng được mục tiêu của em không nhé. Em có thể liệt kê ra các yếu tố và lựa chọn xem yếu tố nào quan trọng nhất đối với mình. Sau đó sẽ dựa trên các yếu tố, mục tiêu mình mong muốn mà đưa ra quyết định
1. Công việc hiện tại lương có tốt không?
2. Chế độ đãi ngộ có phù hợp với mong muốn không?
3. Có giúp bản thân rèn luyện về kỹ năng mềm hay kỹ năng chuyên môn không?
4. Có cơ hội thăng tiến không?
5. Đồng nghiệp có thân thiện không?
6. Sếp có tâm lý không?
7. Công việc có áp lực không?
8. Có phải là môi trường thích hợp để thể hiện bản thân không?
....
Sau đó, em lựa chọn yếu tố mà em cho rằng là quan trọng nhất, phù hợp với mục tiêu của em. Nếu công ty đáp ứng được yếu tố đó thì theo chị em nên tiếp tục ở lại thêm 1 thời gian. Sau khi em đạt được yếu tố A và chuyển sang yếu tố quan trọng B, nếu công ty đáp ứng được thì tiếp tục ở lại, còn không thì thôi, tìm môi trường mới. Tương tự với các yếu tố khác cũng như vậy.
Đấy là chị khuyên thế, chứ còn với cá nhân chị là chị nghỉ theo cảm hứng. Lúc nào thấy chán thì nghỉ.
Thật ra trước chị cũng từng làm ở 1 công ty tương tự, sếp cũng rất là khó tính, thường xuyên làm tổn thương nhân viên. Thế là chị đã nghỉ ngay sau 1 tháng thử việc. Đến bây giờ chị thấy quyết định nghỉ là vô cùng đúng đắn. Cảnh cửa này đóng lại sẽ có rất nhiều cánh cửa khác mở ra và phù hợp với mình.

Trong mọi trường hợp mình đều chọn SẾP. Ít nhất cũng là sếp trực tiếp.

Sau đó là công ty và lương cũng là 2 yếu mà mình có những tiêu chuẩn nhất định.

Nhưng cuối cùng thì Sếp giỏi nhưng phải có tâm để bạn học hỏi được nhiều nhất và tốt nhất. Sếp có tâm thì kinh doanh có tâm và tạo ra văn hoá phát triển tốt>>> Công ty mới có khả năng phát triển bền vững>>> sau đó mới có tiền trả lương cho bạn, và nếu sếp kiếm được tiền sẽ không để bạn thiệt. 

Con người là nhân tố cốt lỗi của tất cả mọi hoạt động bạn nhé!

Với mình là tiền lương.
Người ta thường rêu rao rằng tiền ko phải thứ quan trọng, đạo lý này kia nhưng thực sự tiền nó cũng có giá trị của nó. Ngoài giá trị vật chất nó còn tạo ra công việc, duy trì ổn định phát triển xã hội. Tiền giúp người ta siêng năng lao động hơn, duy trì nhiều mối quan hệ ( hướng tích cực). 
Hãy nhìn về các cô trông trẻ chẳng hạn với đồng lương 4tr/ tháng liệu tất cả các cô có đủ "yêu thương" các cháu đc ko  so với các cô đc lãnh 15 tr/1 tháng ?
Hay vào những nhà hàng, khách sạn, bệnh viện dịch vụ tốt người ta có lấy giá "hạt dẻ" đc ko ?
Còn về chia sẻ riêng của bạn thì mình có đọc qua và mình thấy rằng bạn còn trẻ, tương lai bạn sẽ gặp nhiều sếp khác nữa nhiều con người khác nữa. Người ta nói rằng trường đời sẽ lớn hơn trường học rất nhiều. Cs khắc nghiệt sẽ biến đổi và khiến bạn trưởng thành hơn thay vì những trang sách hay những talk show màu hồng trên truyền hình. Chúc bạn sức khoẻ và thành công trên con đường mình đã chọn.
Ngoài những lúc stress ra, em có học hỏi được gì ở sếp của mình không, ngoài những lúc nóng giận, sếp có ok ko.
Những lời mắng mỏ của sếp, nó là thực sự chỉ trích cá nhân hay có ý góp ý xây dựng? Sau những lời ấy em có động lực để phấn đấu hơn không, có làm tốt hơn không, bản thân e có phát triển hơn không.
Thực ra đi làm ở môi trường nào cũng có vấn đề này hoặc vấn đề khác, triết học bảo mâu thuẫn là động lực của sự phát triển mà =)). Thà bị nghe sếp mắng còn hơn là nghe KH chửi. Hoặc nghe sếp mắng mà phát triển được còn hơn là sếp cái gì cũng oke.
Nói chung để tìm 1 người sếp hoàn hảo không dễ, và thời điểm mới đi làm nên chọn 1 người sếp và 1 công việc phù hợp, cố gắng chịu đựng áp lực, mệt mỏi, hoặc tiền lương không cao để tích luỹ và bứt phá =)). Nhưng sự đánh đổi phải làm em cảm thấy xứng đáng.  

Mình chọn sếp. Vì với mình, con người luôn là nhân tố quan trọng nhất.

Khi đi phỏng vấn mình thích được phỏng vấn bởi người đứng đầu đơn vị. Nếu họ không có mặt trong phiên phỏng vấn (kể cả 05 phút thôi cũng được), không quan tâm đến sự ra - vào của nhân sự mới mà chỉ ngồi nghe báo cáo, thì khả năng cao bản thân mình sẽ khó gắn bó lâu dài hoặc đơn vị cũng khó tồn tại lâu dài để mình gắn bó.

Với kinh nghiệm của chị thì em đang làm intern và trong 1 tập đoàn lớn. Em xác định lại mục tiêu của mình.
Thường intern mục tiêu là học hỏi, đi tìm công ty lớn để khi qua kỳ intern mà được nhận vào chính thức thì cũng background tốt nếu có sau này làm 1 2 năm k phù hợp mà nghỉ sang nơi khác thì nhìn vào CV cũng ngon.
Sếp em thật ra là 1 người sếp điển hình ở rất nhiều công ty, ko phải ai cũng may mắn gặp được sếp nhỏ nhẹ có kỹ năng rồi kiểu vui vẻ hòa đồng thân thương ở trong TẬP ĐOÀN LỚN. Lý do là họ áp lực x1000 lần so với em, việc họ dễ nổi nóng cũng dễ hiểu bởi vì họ bị trên đe dưới áp.
Thành ra, em xem sếp mắng xong, mình có học được hướng giải quyết nào hay trong công vệc ko, giải quyết xong có thấy tốt hơn ko, với cả đã có cách ứng xử phù hợp vs sếp chưa. Nói chung phải biết mình ko hợp ở đâu, tách bạch với cảm xúc của mình.
Em hoàn toàn có thể chia sẻ với sếp, cá nhân chị cũng từng là 1 người nóng nảy, tức quá lắm khi cũng từng đập đồ, là 1 người xấu tính...
Nhưng sau này, nhờ có các bạn feedback viết email vì quý chị bởi xử lý công việc cho các bạn hướng, nhưng các bạn bị căng thẳng vì sự to tiếng của chị, muốn gắn bó vs chị tốt hơn, mong chị bla bla, c thấy đc sự chân thành đó và cũng nhìn lại bản thân, nên cũng thay đổi đc phần nào! Kiểu ngày xưa lúc làm intern với đi làm, c cũng nghe chửi nhiều, c mặc định là vì mình đang dốt, mình k có quyền tự ti, tự ti là chết. Khi nào giỏi, vênh lên cũng kịp mà, c nghĩ ai cũng sẽ thế, nên khi gặp các bạn cảm xúc quá, lắm khi c nóng tính lúc đó, sau này nhờ sự chia sẻ của các bạn, chị cũng có góc nhìn khác, cải thiện bản thân hơn.
Cuối cùng, c mong em đừng tự ti, hãy công nhận là mình rất tốt, ít nhất là thái độ của mình trong công việc quá tuyệt vời, mình cần train lại kỹ năng giao tiếp trong việc và với sếp. Vậy thôi đó, chúc em tìm ra được nơi là Nhà của mình trong nhiều năm 
Đứng trên vị trí của người "sếp" ở hiện tại, và đã từng ở vị trí "nhân viên", mình khuyên bạn nên chọn Sếp.
Lý do đơn giản: Người sếp tốt thì sẽ tự hình thành ra môi trường tốt. Vì môi trường tốt hay môi trường "toxic" thì 1 phần cũng thì sự quản lý/lãnh đạo từ phía cấp trên -> ở môi trường nhỏ mình gọi là Văn hoá Team, còn môi trường lớn mình gọi là Văn hoá Doanh nghiệp.
Sếp cũng là người quyết định được sức ảnh hưởng lên nhân sự để tạo ra môi trường làm việc chung. Mình ví dụ: Bên mình có 1 số văn hoá làm việc chung áp dụng cho tất cả mọi người, thì khi làm việc cùng nhau mọi ng sẽ cởi mở, xử lý công việc thuận buồn xuôi gió, nhân sự đều vui vẻ -> đó chính là môi trường tạo động lực để mình cùng nhau phát triển mỗi ngày -> đó là môi trường tốt.
Lựa chọn tốt hơn nỗ lực. Bản thân bạn cũng phải có tố chất/tính cách ntn nữa nhé. Em có quyền từ chối việc ng khác k tôn trọng mình, kể cả sếp, khi làm việc cùng. Nếu em có năng lực đủ tốt, sếp em cũng sẽ suy nghĩ lại về vấn đề của họ nữa.
Lựa chọn thì không có đúng sai, chỉ có phù hợp với người này, chênh lệch với người khác. Quan điểm của mình là hiểu rõ: Bản thân muốn gì?
Hồi nhỏ đi học thì chọn trường, lớn hơn chọn ngành, đi làm lại đắn đo xem nên chọn sếp, công ty nhỏ hay lớn, làm nhàn hay làm nhiều…? Mình nghĩ mỗi lựa chọn của cá nhân đều đem lại cho một số “quả” nhất định (là hậu quả hay quả ngọt thì lại tùy vào mỗi người cảm nhận).
Trước khi trả lời cho câu hỏi gây tranh cãi của tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm thế hệ Z thì mình cùng cân nhắc về lý do tại sao phải chọn những điều này.
TẠI SAO CHỌN SẾP
Sếp ở đây là người trực tiếp quản lý bạn, không phải lúc nào cũng là CEO, Founder… Nếu mình chỉ là nhân viên, Leader là sếp vì mình chịu ảnh hưởng lớn nhất. Còn nếu mình đã lên được bậc quản lý, team lead thì trưởng bộ phận mới là người mình cần cân nhắc.

Sếp dở thì sao?
Vậy thế nào là dở? Dở không chỉ vì chèn ép nhân viên, ki bo, kiệt sỉ, thích trừ lương vô cớ, hay xét nét mọi thứ ngoài công việc mà còn bởi KHÔNG HỌC ĐƯỢC GÌ. Tất nhiên mỗi người đều sẽ có những thứ để mình học. Thứ xấu thì mình học để tránh nó đi. Nhưng tất nhiên đi làm mình sẽ muốn học những điều tốt, những thứ mình chưa biết. Mô hình công ty gia đình hoặc các công ty lớn thi thoảng sẽ xuất hiện những vị sếp “tuổi không đợi nổi tài”. Sếp thả mình ra như con cá muốn bơi đi đâu thì bơi, đến khi họp nhân viên sai cũng không biết chỉnh, kết quả thấp thì về nạt nộ “chúng bây làm ngu quá”. Nhưng làm sao để hết ngu thì sếp không có nói. Vậy nên đối với mình sếp dở là sẽ không cùng chiến tuyến.

Sếp tốt thì sao?
Sếp tốt chẳng quan tâm hôm nay nhân viên mặc gì đến công ty nhưng không ngần ngại cho mình cơ hội phát triển, học hỏi. Sếp tốt cho mình được thể hiện năng lực, sở thích, khuyến khích bạn thử điều mới, sai chửi bạn (tất nhiên) nhưng chỉ ra cho bạn cách làm tốt hơn và khi hậu quả đến thì luôn đồng hành nhận khiển trách cùng.
Sếp tốt có tầm dạy cho bạn đủ điều. Ngoài chuyên môn còn là cách sống. Sếp tốt không muốn bạn mãi là nhân viên. Vì vậy họ không ngừng dạy dỗ bạn, cho bạn cơ hội, đánh giá, góp ý cho định hướng của bạn. Vậy nên nếu không phải người toàn diện xuất sắc, chưa trả lời được “mình thực sự thích gì, mạnh ở điểm nào, có khả năng kiếm tiền nhiều với thế mạnh này không?” thì hãy cố gắng tìm một người sếp tốt để có câu trả lời.

TẠI SAO CHỌN CÔNG TY
Công ty nhỏ thì bạn được học nhiều hơn, đó là điều chắc chắn. Công ty lớn (lương chưa chắc cao hơn, cao thấp do vị trí và năng lực) nhưng làm đẹp profile, mọi thứ đã có quy trình rõ ràng, công việc không có sự du di kiểu “Thiết kế hôm nay nghỉ. Em viết content rồi làm luôn cho a/c cái poster để kịp deadline nhé”. Ở những công ty lớn, đòi hỏi chất lượng công việc cũng cao hơn, bạn đáp ứng được khối lượng công việc của mình cũng đã đủ phờ tai rồi chứ đừng nói cơ hội đi học mót thứ này thứ khác. Chưa kể nếu đủ điều kiện apply vào công ty ngon mà sếp thì dở quá dở, bạn không chịu an phận với sếp, sớm muộn bạn cũng đi hoặc bị đuổi.

TẠI SAO CHỌN LƯƠNG
Đi làm tất nhiên phải chọn lương. Sinh viên, người nhảy ngành chưa có kinh nghiệm thì còn nuốt nước mắt vào trong nhận mức lương không đủ trả sinh hoạt phí. Chứ là mình, là bạn, đã đi làm, được trải nghiệm mà trả lương chỉ bằng tiền thuê nhà thì thích lắm cũng xin thôi. Mình cũng cần sống mà. Nếu không phải là newbie, phỏng vấn + test lên xuống vẫn trả một mức lương khó chấp nhận thì cũng không cần nuối tiếc công ty đấy làm gì. Nhiều nhà tuyển dụng cứ nói “Bọn em sống phải biết học để giỏi hơn, vào đây để học đi này” nhưng sống kiểu gì thì nhà tuyển dụng không nói.
https://cdn.noron.vn/2022/06/28/chon-sep-chon-cong-ty-hay-chon-luong-hoi-nho-1656411706.jpg
 

VẬY NÊN

Quan điểm của mình, một người đã đi làm cả môi trường nhà nước, công ty nhỏ, công ty tầm trung (~600 nhân sự) thì nhất định phải chọn sếp trong những năm đầu đời ra bể lớn. Công ty đẹp hay xấu, lương thế này có bằng bạn bằng bè không đều ở mức tương đối. Đủ tiền sinh hoạt phí ở mức tối thiểu là được.

NHƯNG
Đừng sống với mức lương đấy quá 2 năm. Bởi nếu sau 2 năm đi theo một người, một công ty mà thu nhập của bạn không tiến triển thì cần xem xét lại năng lực của mình về ngành nghề này cũng như người đang ảnh hưởng, dẫn dắt bạn. Mình cũng hay tự hào mình còn trẻ, nhiều cơ hội để làm lại lắm. Cơ mà thứ chúng ta chọn sai sếp, sai công ty không chỉ là stress, lương thấp,... mà quan trọng nhất là chi phí cơ hội. Bạn mất 1-2, thậm chí nhiều năm để ở cạnh người không dạy được điều mới cho mình, không phải sản phẩm/lĩnh vực mình yêu thích. Rồi 3 năm sau - 5 năm sau vẫn là mức lương chỉ đủ trả tiền nhà, tiền ăn… mới là điều đáng tiếc nhất. Sếp cũ của mình từng nói “Giờ 1 tháng kiếm 6 triệu không phải vấn đề. 1 năm sau vẫn là 6 triệu mới là vấn đề”.
Thế nên, khi được hỏi “Em quan tâm điều gì nhất về công việc sắp tới?”, mình thường không ngần ngại nói “Dạ, em muốn biết về người trực tiếp quản lý mình ạ”. Cũng như mạnh dạn từ chối những công ty có mức lương khá hấp dẫn nhưng không thuộc thế mạnh của mình để tiết kiếm chi phí cơ hội. Là một người khá may mắn được gặp, học hỏi sếp có tâm (bài này mình không nịnh sếp. Mình mới off và đang đi tìm việc mới với lý do cá nhân) nên mình thật sự khuyên những bạn SV, nhảy ngành, người chưa khai phá được năng lực thực sự bản thân thì nên cố gắng tìm một người sếp tốt. Gật đầu nhắm mắt chọn việc là cách tiêu hao chi phí cơ hội bản thân nhanh nhất.
À. Lời cuối của mình, sếp có tầm thì mình cũng phải có tâm nha. Sếp tốt không suốt ngày hỏi “Em xong việc chưa”, “việc anh giao em làm sao rồi”.. Chỉ cần 1-2 lần bạn trễ deadline, lần sau sếp không giao việc nữa đâu. Yên tâm là sống nhàn và chẳng học được gì. Vậy nên mình cũng cần xác định tâm thế trước khi đi tìm sếp nha. Chúc các bạn sẽ tìm được việc như ý, sếp có tầm, đồng nghiệp có tâm.

Tại sao không chọn cả 3 trường hợp nhỉ? Làm việc ở đâu mà chỉ nhìn cả 3 khía cạnh này. Với độ tuổi còn nhỏ, tầm chưa trải sự đời nhiều thì nên lựa chọn sếp thôi, 1 người lãnh đạo tốt có thể dẫn dắt được mình tới con đường mà mình thực sự muốn đi.

Luôn phải nhìn người lãnh đạo của mình đầu tiên, người lãnh đạo giỏi thì chắc chắn công ty sẽ trụ vững, tồn tại và phát triển.