Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ có gì giống và khác nhau?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, chúng có vai trò khác nhau trong dòng lịch sử và văn hóa. Chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế kỷ 17 và suốt một thời gian dài tới cuối thế kỷ 19 chỉ được lưu hành trong giới Công giáo. Chữ Nôm là chữ cổ của Việt Nam ngày trước. Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt. Ngày nay, tiếng Việt hầu như được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, trong khi đó chỉ rất ít người, chủ yếu là các học giả, có thể đọc viết được chữ Nôm. Một số người cho rằng chữ Quốc ngữ đã làm lu mờ vị thế của chữ Nôm nhưng một số khác thì nhấn mạnh rằng về mặt kỹ thuật, hai hệ chữ này không loại trừ nhau, nghĩa là, người ta vẫn có thể biết chữ Quốc ngữ đồng thời học chữ Nôm vì điều này không ai ngăn cấm cả.
Trả lời
Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, chúng có vai trò khác nhau trong dòng lịch sử và văn hóa. Chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế kỷ 17 và suốt một thời gian dài tới cuối thế kỷ 19 chỉ được lưu hành trong giới Công giáo. Chữ Nôm là chữ cổ của Việt Nam ngày trước. Chữ Nôm thuộc loại hình văn tự khối vuông - nghĩa là toàn bộ chữ được cấu tạo trong một ô vuông, được xây dựng trên cơ sở chất liệu là chữ Hán và được đọc theo âm Việt. Ngày nay, tiếng Việt hầu như được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ, trong khi đó chỉ rất ít người, chủ yếu là các học giả, có thể đọc viết được chữ Nôm. Một số người cho rằng chữ Quốc ngữ đã làm lu mờ vị thế của chữ Nôm nhưng một số khác thì nhấn mạnh rằng về mặt kỹ thuật, hai hệ chữ này không loại trừ nhau, nghĩa là, người ta vẫn có thể biết chữ Quốc ngữ đồng thời học chữ Nôm vì điều này không ai ngăn cấm cả.