Có cách nào để người hướng nội giao tiếp hiệu quả hơn không?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

hướng nội

,

giao tiếp

,

kỹ năng mềm

Không nên nhầm lẫn giữa người hướng nội và người giao tiếp kém. 

Người hướng nội là kiểu người lấy năng lượng từ bên trong, họ thích ở một mình để chữa lành bản thân, thích môi trường yên tĩnh để suy nghĩ về chính mình. 

Nhưng người hướng nội thích ở một mình không đồng nghĩa với việc họ kém giao tiếp. Kém giao tiếp là do ta không chịu tập luyện, lười giao tiếp, không chịu mở miệng mà thôi. Không thể đổ lỗi cho hướng nội nên kém giao tiếp được. 

Trả lời

Không nên nhầm lẫn giữa người hướng nội và người giao tiếp kém. 

Người hướng nội là kiểu người lấy năng lượng từ bên trong, họ thích ở một mình để chữa lành bản thân, thích môi trường yên tĩnh để suy nghĩ về chính mình. 

Nhưng người hướng nội thích ở một mình không đồng nghĩa với việc họ kém giao tiếp. Kém giao tiếp là do ta không chịu tập luyện, lười giao tiếp, không chịu mở miệng mà thôi. Không thể đổ lỗi cho hướng nội nên kém giao tiếp được. 

Theo mình, chỉ cần nghĩ khác đi là được. Người hướng nội thường nghĩ rằng mình không thuộc về đám đông và sợ rằng khi mình kể một câu chuyện nào đó thì sẽ bị người ta đánh giá là "nhạt" "thiếu muối". Nhưng không thử thì sao mà biết? Không rèn luyện thì sao thoát ra được nỗi sợ của bản thân. Tự tin lên nhé mọi người, bắt đầu từ việc biết chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân là bước đầu tiên nè. 

Theo các nhà tâm lý, những người hướng nội và luôn rụt rè có thể được nhiều người yêu quý nhưng họ rất khó để có thể thành công trong cuộc sống lẫn tình yêu. Trong các mối quan hệ giao tiếp họ đều cảm thấy ngại ngần và chính vì thế họ không thể giải quyết tốt các mâu thuẫn đơn giản vẫn thường xảy ra trong cuộc sống thường nhật. Nếu bạn là người hướng nội, hãy đọc những bí quyết mà Hướng nghiệp GPO chia sẻ dưới đây để lấy lại sự tự tin và nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

1. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể và tông giọng của mình

Những người hướng nội khi giao tiếp thường có xu hướng chỉ nói ra những suy nghĩ của mình và mong đối phương hiểu được những điều đó mà không biết rằng để có thể giao tiếp tốt họ cần rất nhiều kỹ năng khác như ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh tông giọng hợp lý.

Chẳng hạn, khi giao tiếp bạn cần chú ý ánh mắt của mình, thay vì nhìn xuống, nhìn lên thì nên tập trung vào người đối diện để họ biết bạn đang giao tiếp với họ, và đồng thời cũng giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên, bạn cũng tránh nhìn chằm chằm vào người đối diện. Đặc biệt khi bạn và họ đang giao tiếp trong khoảng cách gần, bởi điều này bị coi là hành vi bất lịch sự và rất dễ khiến người nói chuyện với bạn cảm thấy không thoải mái.

Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng nét mặt như vui, buồn hay hào hứng phù hợp với nội dung câu chuyện kết hợp các cử chỉ của tay để giúp cho việc diễn đạt tốt hơn và đặc biệt nên sử dụng tông giọng lên, xuống nhẹ nhàng khi nói chuyện vì nếu chỉ sử dụng một tông giọng ngang khi giao tiếp chắc chắn sẽ khiến người đối diện rất mau chán, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến không khí của cuộc nói chuyện. Nếu cải thiện được điều này, chắc chắn sẽ khiến người nghe có nhiều cảm xúc hơn để tập trung vào lời nói của bạn, đồng thời cũng khiến câu chuyện mà bạn nói ra trở nên sống động, thú vị hơn.

2. Không tự cô lập mình

Những người hướng nội thường có xu hướng ngại giao thiệp với mọi người xung quanh và khi việc ngại giao tiếp này diễn ra thường xuyên thì họ rất dễ có xu hướng cô lập bản thân với các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên nếu là người hướng nội thì bạn nên biết rằng càng dành nhiều thời gian bên cạnh mọi người, bạn càng quen với điều đó và từ đó khiến việc giao tiếp bớt ngại ngùng hơn.

Bên cạnh đó việc dành nhiều thời gian với những người xung quanh còn giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ có ích cho bản thân, giúp bạn có cơ hội gặp nhiều người giỏi hơn để bạn có thể học tập từ họ những điều hay những kỹ năng mà bạn chưa có.

3. Lắng nghe nhiều hơn và học cách lắng nghe

Hãy luôn nhớ rằng giao tiếp không phải lúc nào cũng là luôn cố gắng nghĩ ra những câu nói thật hay, thật hài hước để gây ấn tượng với người đối diện. Giao tiếp đôi khi chỉ là việc bạn biết lắng nghe và biết đặt các câu hỏi mở để họ chia sẻ về câu chuyện của mình, bởi ai ai cũng cần được lắng nghe và việc bạn lắng nghe sẽ giúp họ biết rằng bạn tôn trọng họ và họ có thể tin tưởng để chia sẻ toàn bộ câu chuyện với bạn. Việc học cách lắng nghe trong nhiều trường hợp không chỉ giúp bạn làm giàu thêm nguồn thông tin của bản thân mà còn giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

4. Cố gắng vượt qua sự lo lắng

Sự lo lắng khi giao tiếp với bất kỳ ai, kể cả với người lạ hay với người đã quen biết đều là những điều bạn không thể tránh khỏi bởi những nỗi sợ: sợ bị đánh giá, sợ bị chê là nhạt, sợ bị lỡ lời.

Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng những việc này là một phần của sự tiến bộ, mắc sai lầm có thể khiến bạn ngay lúc đó cảm thấy bản thân mình đã làm không tốt, nhưng mặt khác nó lại giúp bạn biết mình cần phải cải thiện điều gì ở bản thân. Giao tiếp là một kỹ năng và kỹ năng chỉ có khi bạn thực sự rèn luyện nó thật nhiều trên thực tế. Càng làm nhiều, càng giao tiếp nhiều bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn và kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ dần trở nên tốt hơn.
Nguồn: Career.gpo.vn