Có nên lấy ảnh thật để minh họa cho bài viết

  1. Phong cách sống

Dạo gần đây mình hay xem mấy mẩu tin pháp luật trên các báo mạng, tình cờ mình phát hiện ra vấn đề khá kì cục. Đó là việc các báo mạng hay lấy ảnh của một số bạn khác trên mạng để minh họa cho bài viết. Điều này làm mình tự dưng thấy không được đúng cho lắm. Chẳng hạn như bức ảnh dưới đây:

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ biết tấm ảnh này, tấm ảnh này cùng câu chuyện cảm động về mối tình của một cô tiểu thư 16 tuổi và anh chàng lính Mỹ đã từng gây sóng và được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Nhưng sự thật thì đó chỉ là một câu chuyện được dịch từ nguồn nước ngoài, và nhân vật trong câu chuyện không phải là nhân vật trong bức ảnh.

Trường hợp trên chỉ là một trong số nhỏ những trường hợp ảnh thật được đem ra làm ảnh minh họa cho bài viết. Nếu các bạn thường xuyên xem những bài chạy theo trend hoặc những bài về giới trẻ hay những câu chuyện trên mạng sẽ thấy vô số ảnh thật của nhiều người hoàn toàn không liên quan tới bài viết được che mặt hoặc làm mờ đi để làm ảnh minh họa. Các bài viết vui vẻ thì không sao nhưng những tin đánh ghen, hay liên quan pháp luật mà ảnh người thật được làm mờ cùng dòng ảnh minh họa bé xíu thì mình thấy rất kì cục. Nếu lỡ họ hàng hay người quen của người được làm minh họa xem được, thì câu chuyện này sẽ diễn biến như thế nào?

Ảnh một dì nào đấy được một tờ báo mạng minh họa cho bài viết dì ghẻ chiếm hết tài sản khi bố mất kèm dòng ảnh minh họa bé tí hin ở dưới.

Tiếp đến là một ảnh gia đình vui vẻ được đăng lên minh họa cho bài "Ông bà nội ăn chặn tiền sinh nhật của cháu" mà chẳng biết có đúng là nhân vật trong bài không, lần này thì không thèm che mặt luôn.

Đôi bạn trẻ xui xẻo thành ảnh minh họa cho bài viết chồng ngoại tình đánh đập vợ con.

Nói chung mình không hề đồng ý với hành động này của một số tờ báo mạng khá lớn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Từ khóa: 

phong cách sống

Chị nghĩ do nhà báo cẩu thả trong việc viết bài, hoặc cố ý chạy theo trend thôi. Công nhận là có ảnh thật bài viết nó "thật" hơn nhiều :))

Trả lời

Chị nghĩ do nhà báo cẩu thả trong việc viết bài, hoặc cố ý chạy theo trend thôi. Công nhận là có ảnh thật bài viết nó "thật" hơn nhiều :))

Thường thì mình rất ít khi click vào xem những bài viết mà theo kiểu công kích cá nhân nào đó, vì cứ có cảm giác đọc sẽ tiêu cực hơn, thành ra không chú ý lắm đến việc sử dụng hình ảnh như thế nào. Ngay cả mấy vụ như bạo hành gia đình/ học đường, bảo mẫu đánh trẻ... mình cũng không dám click, nhưng cơ bản là nhìn thumbnail bên ngoài cũng thấy nhiều trường hợp ảnh minh họa kỳ cục như bạn nói. Nhiều khi còn thấy nó rất tàn nhẫn :(

Nếu một ngày nào đó nhân vật chính của bức ảnh phát hiện mặt mình trên báo thì cũng tặc lưỡi cho qua thôi, tâm lí người Việt không thích ồn ào, mình nghĩ thế.


Chị thì nghĩ lấy ảnh thật làm minh họa cho bài viết là không thể thiếu, tuy nhiên là người viết bài đàng hoàng thì sẽ chú thích một dòng đơn giản ngay dưới ảnh là "Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa" nếu họ không chắc chắn về nguồn gốc bức hình. Còn lại thì đã có khá nhiều vụ vì các "nhà báo" sử dụng hình tào lao dẫn đến tai bay vạ gió cho nhiều người có mặt trong hình ảnh. Người bình thường thì họ chỉ chửi vài câu, chứ dính phải người nào có tiền hay có tiếng, người ta kiện cho thì chỉ có mà bị tước giấy tờ hành nghề thôi.

Thật ra Việt Nam đã có luật về quyền hình ảnh, nhưng phần lớn các bài viết bây giờ đều không chính thống, báo lá cải hay tự phát, chủ yếu viết câu like, tăng lượt tương tác chứ mấy người quan tâm đến toàn thể một bài báo, bài viết.