Có phải 45% Dân số Việt Nam đang bị "dắt mũi"

  1. Tin Tức

Vừa qua vụ việc "Cho thuê đất 99 năm". Đã làm dấy động cộng đồng mạng nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng, vậy theo các bạn điều đó có thật sự như những lời đồn thổi trên mạng không?

Mình thấy đa số nhiều bạn sinh viên và phần lớn hơn là thành phần có tri thức nhưng tại sao lại thiếu "kiến thức" để lại hiểu lầm vấn đề xã hội lớn như vậy, sau đây mình xin phân tích một số luận điểm cá nhân mà bản thân mình và nhiều người có cái nhìn chuẩn mực hơn về vụ việc này

Đầu tiên Đặc Khu Kinh Tế là gì?

 Đặc khu kinh tế nói ngắn gọn là vùng thương mại tự do, thuế và kinh doanh nới lỏng, cực nhiều ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến. Mục đích là tạo đột phá, phát triển vượt bậc nhờ dòng tiền từ nước ngoài đầu tư.

Đến đây chắc nhiều bạn vẫn nghĩ đặc khu là bán đất cho nước ngoài, kiểu vùng lãnh thổ của Trung quốc tại Việt nam, TQ mua xong rào tường rồi lập ra cả một cái huyện ở đấy thích làm gì thì làm vâng thưa không phải như vậy. Đặc khu kinh tế vẫn đầy đủ các cơ quan chức năng của Nước Việt nam, các lực lượng vũ trang như Công An, Quân đội và An ninh để đảm bảo pháp luật được thực thi toàn vẹn, theo dõi và đập tan âm mưu gián điệp, chống phá từ trong nước. Vẫn danh xưng chủ nhà và khách trọ chứ không phải mua bán đất đứt đoạn. Nói nôm na "Bạn thuê đât của tôi bạn phải dưới quyền kiểm soát và quản lý của tôi, đại khái hơn là sân chơi của tôi luật của tôi"

Thứ hai 99 năm quá lâu ???

Trên thế giới có khoảng 700 đặc khu kinh tế tiêu chuẩn (special economic zone), đếm kỹ thì hơn 1.200-1.400. Thời hạn thuê 99 năm cũng là mốc mà nhiều nước áp dụng từ rất lâu rồi, không phải chỉ riêng Việt nam. Mốc 50 năm chỉ là áp dụng cho Khu Công nghiệp ( KCN ), đặc khu kinh tế quy mô hơn nên thời gian thuê là 70 năm - tối đa 99 năm nhé.

Bạn đi thuê nhà trọ, hợp đồng 2 tháng ký 1 lần bạn dám lắp điều hòa, sửa cầu thang hay xây lại bếp không ? Nước ngoàiđổ tiền vào đặc khu xây dựng cơ sở cũng như thế đấy, thuê dăm ba chục năm xong ko cho thuê nữa thì bên đầu tư chịu lỗ sao???. Cam kết cho thuê 70-99 năm thì nước ngoài mới mạnh dạn đổ tiền vào chứ.

Úc cho Trung quốc thuê cảng Darwin lớn nhất nhì trong 99 năm chẳng lẽ cũng là bán nước cho TQ sao ? sao mình ko nghe "Úc tân" nào lên tiếng ??? VẬY CUỐI CÙNG CÁC BẠN MUỐN NHƯ NÀO MUỐN ĐẤT ĐAI CÒN NGUYÊN SƠ NHƯNG LẠI MUỐN GIÀU MẠNH KHÁC GÌ CÁC BẠN KHÔNG ĐI LÀM MÀ VẪN MUỐN GIÀU???.

Thứ ba vấn đề Trung Quốc

Mình không rõ các bạn thế nào sao vấn đề gì cũng mang Trung Quốc vào như kiểu Nỗi sợ mang tên Trung quốc? sợ Trung quốc như trẻ con sợ ma nên thấy cái gì cũng đổ tại Trung Quốc sao???

Formosa ở tập trước, nhiều người cũng kích động là TQ, của TQ. Ở đây có bao nhiêu bạn biết Formosa của Đài loan ? Có bao nhiêu bạn biết Đài loan và Trung Quốc ghét nhau như Việt plus và 3 sọc ? 

Rồi Sầu riêng, Dưa hấu tiêm dăm ba loại hóa chất vào Trung quốc nó ko thèm mua, ko nhập kho. Cũng đổ Trung quốc nó chơi chiêu ép giá, đem ngược lại Việt Nam xin cứu Dưa, cứu Sầu.

Quay lại vấn đề,Mình khẳng định là không có chữ " cho trung quốc thuê " trong văn kiện. Đặc khu là vùng ưu đãi trong đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê từng lô để mở cơ sở thương mại, sản xuất. Tức là có nhiều nước WTO tham gia đầu tư hưởng ưu đãi như Nga, Nhật, TQ, Hàn Quốc...v..v kể cả Mỹ

Mình đọc đi đọc lại, tìm hết các tài liệu, báo chí không thấy một dòng một chữ nào nói cho Trung quốc thuê 99 năm 3 đặc khu kinh tế mà chỉ có bọn 3 sọc tự bịa ra rồi xỏ mũi phần lớn là các bạn Sinh Viên đang tuổi "nổi loạn" chưa có cái nhìn đúng về vấn đề

Cuối cùng về cái nhìn

Các bạn phải có cái nhìn thoáng hơn và đánh giá đúng về vấn đề hiện tại hơn, mình cũng không rảnh ngồi đây mà viết lách cho các bạn đọc đâu nhưng vì quá bức xúc với cái nhìn nhận không đúng của các bạn về vấn đề nhức nhói này và để VIỆT TÂN- PHẢN ĐỘNG thi nhau xỏ mũi xuyên tạc Việt Nam, mấy hôm nay bọn "3 SỌC" thi nhau chế ảnh bôi bác dàn lãnh đạo Việt Nam rồi các bạn k tìm hiểu kỹ vấn đề rồi thi nhau share, như kiểu nhắm mắt mò đường, mong các bạn có cái nhìn đúng hơn về sự việc.

CUỐI CÙNG CỦA CUỐI CÙNG LÀ MÌNH NHẬN ĐƯỢC TIN CHỦ NHẬT NÀO BIỂU TÌNH Ở TPHCM KHUYÊN THÀNH THẬT CÁC BẠN KHÔNG NÊN ĐI, THỜI GIAN ĐẤY ĐỂ LÀM VIỆC CÓ ÍCH CHO XÃ HỘI ĐI CÁC BẠN

#Họabì #Thangghikhoanhkhac


Từ khóa: 

tin tức

Mình chia sẻ một góc nhìn khác từ FBker Nguyễn Anh Tuấn:

"Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Bởi vậy cần một cách tiếp cận khác: Chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chương trình đặc khu thành công theo kinh nghiệm quốc tế, từ đó so sánh với đề án đặc khu của Việt Nam để ước lượng khả năng thành công của đề án này trước khi lựa chọn một thái độ đối với nó.

Hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (HQ, KIEP) - là những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về đặc khu, trong một báo cáo có tên Thúc đẩy Tăng trưởng Năng động và Sáng tạo ở Châu Á: Trường hợp Đặc khu Kinh tế và Trung tâm Kinh doanh ấn bản bởi Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) năm 2016, sau khi phân tích các trường hợp đặc khu thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Dubai đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể thành công,

như là bài học cho các nước đang phát triển. [1] Khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể phân tích đối chiếu chi tiết từng vùng đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, mà chỉ điểm qua các điều kiện/yếu tố này, và dựa trên đó đưa ra những nhận định về đề án đặc khu của Việt Nam.

Đầu tiên, chìa khóa cho một chương trình đặc khu thành công đến từ cách tiếp cận “toàn thể chuỗi giá trị” (whole of value chain). Nôm na là xem quốc gia ấy nằm ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, muốn tiến lên vị trí nào cao hơn, và chương trình đặc khu sẽ đóng vai trò gì trong tiến trình ấy. Như Việt Nam chẳng hạn, đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị toàn cầu với một nền kinh tế phụ thuộc vào lãnh vực sản xuất lấy gia công thâm dụng lao động (hàng điện tử, dệt may...) làm chủ lực, thì chương trình đặc khu này sẽ giúp nâng tầm nền kinh tế quốc gia thế nào khi những nơi được chọn đều nằm xa các vùng động lực kinh tế, và lại quá chú trọng tới những lãnh vực tách biệt như casino, nghỉ dưỡng…?

Điều kiện thứ hai là một khuôn khổ thế chế hiệu quả vốn đòi hỏi cao về tính minh bạch, dễ đoán định, và khả năng tránh được những rủi ro như can thiệp chính trị hoặc đầu cơ đất đai. Trong bối cảnh các nhóm lợi ích bè phái hoành hành ở Việt Nam, chương trình đặc khu đang được giới thiệu chưa đưa ra bất kỳ giải pháp nào ngăn chặn hiện tượng này, nếu như không muốn nói là còn đang hợp thức hóa nó. Nạn đầu cơ đất đai một thời gian dài ở cả 3 địa phương, tệ hơn, còn gợi ý rằng chương trình đặc khu của chính phủ đã thất bại ngay cả khi chưa bắt đầu.

Môi trường kinh doanh hấp dẫn là điều kiện thứ ba cho một dự án đặc khu thành công, và cũng là điểm mà các viên chức chính phủ Việt Nam tỏ ra tự tin nhất khi mà họ thường xuyên đề cập tới mức thuế suất thấp trong đề án của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tồn tại hàng ngàn đặc khu khắp thế giới, miễn giảm thuế (fiscal incentives) không còn đủ hấp dẫn vì đã trở nên quá bình thường. Vậy thì câu hỏi là nếu Singapre nổi bật với chính quyền trong sạch và minh bạch, Hong Kong thừa hưởng di sản thông luật Anh với hệ thống tư pháp độc lập, Hàn Quốc tạo ấn tượng về năng lực bộ máy, Trung Quốc với danh mục đầu tư chọn-bỏ (negative list), thì chương trình đặc khu của Việt Nam có gì đặc biệt để chào hàng các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế?

Yếu tố thứ tư là lập kế hoạch, thiết kế và vận hành chương trình đặc khu một cách cẩn trọng, bắt đầu ngay từ nhu cầu của nền kinh tế. Ngoại trừ một vài cái tên đã gom đất trước ở ba địa phương, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mong chờ đặc khu? Hay điều họ thực sư cần là chính phủ đẩy nhanh hơn việc cắt giảm thủ tục hành chính vốn đã và đang hành hạ họ hàng thập kỷ vừa qua? Thêm nữa, dĩ nhiên các viên chức chính phủ sẽ luôn cho rằng họ đã chuẩn bị chu đáo cho đề án này, song thực tiễn thất bại ở các khu kinh tế trước đó (vốn cũng được xếp là một loại đặc khu) thật khó để dư luận không hoài nghi về triển vọng của đề án lần này.

‘Có bột mới gột nên hồ’ - Đội ngũ lao động chất lượng cao là điều kiện thứ năm quyết định thành công của chương trình đặc khu. Và đây cũng là điểm mà đề án của Việt Nam yếu nhất. Trong khi Hong Kong - cảng thị sầm uất Á Đông với truyền thống pháp trị Tây phương trăm năm dễ dàng thu hút chuyên gia khắp nơi trên thế giới, Singapore tự tin với hệ thống giáo dục vượt trội ở châu Á, đủ sức cung ứng nguồn nhân lực chất lượng toàn cầu, Trung Quốc trông cậy vào Hoa Kiều lúc chập chững làm đặc khu, thì Việt Nam có gì? Một hệ thống giáo dục lạc hậu bởi giáo điều ý thức hệ mà điển hình là chương trình giáo dục chính trị marxist bắt buộc bậc đại học; đã thế lại chẳng thể khai thác được nguồn lực kiều dân như Trung Quốc khi mà hồ sơ hòa giải dân tộc vẫn đang bế tắc.

Điều kiện thứ sáu là tiếp thu công nghệ và sáng tạo không ngừng. Đề án đặc khu của Việt Nam đúng là có mang kỳ vọng thu hút được những dự án công nghệ cao, song như đã nói ở điểm 1, vì không đặt trong tương quan với thực trạng nền kinh tế hiện nay, kỳ vọng này khả năng cao chỉ là một ảo vọng.

Vị trí chiến lược và khả năng kết nối tạo thành điều kiện thứ bảy cho thành công của đặc khu. Đúng là cả ba vị trí được chọn có một số thuận lợi, nhưng nếu so với các trường hợp điển hình thành công trên thế giới như Thâm Quyến, Thượng Hải (TQ), Masan (Hàn Quốc), Singapore, Hong Kong thì khó có thể nói là vượt trội? Cả ba vị trí đó có nằm trên tuyến thương mại hàng hải quốc tế nào không? Có gần thị trường quốc tế rộng lớn nào không? Có được hậu thuẫn bởi thị trường hoặc tổ hợp công nghiệp nội địa nào không? Hoàn toàn không.

Yếu tố thứ tám là liên kết với nền kinh tế quốc gia. Những trường hợp đặc khu thành công đều chứng tỏ được khả năng kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các doanh nghiệp địa phương, giúp lan tỏa ảnh hưởng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, 30 năm thu hút hơn 170 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng với trọng tâm đặt sai chỗ, Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng nền công nghiệp hỗ trợ tạo đà cho nền sản xuất quốc nội, thì làm sao có thể tin rằng chính phủ lần này sẽ thành công với 3 địa điểm vừa tách biệt về mặt địa lý, vừa khác biệt với phần còn lại của nền kinh tế.

Sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội/đô thị là điều kiện thứ chín góp phần cho thành công của đặc khu. Đó phải là những đô thị đáng sống với môi trường trong sạch, hạ tầng phát triển và chi phí cư trú không quá đắt đỏ (ít nhất là giai đoạn ban đầu). Với trường hợp Việt Nam, thực tiễn đầu cơ đất đai và phá hoại môi trường thời gian vừa qua, đặc biệt là ở Phú Quốc, Vân Đồn đang khiến khả năng xây dựng những đô thị đáng sống như trên trở nên xa vời.

Cuối cùng, chương trình đặc khu thành công cần một cơ chế đánh giá hiệu quả khách quan để biết khi nào nên tiếp tục hay dừng lại. Với số tiền khổng lồ dự kiến lấy từ ngân sách quốc gia đầu tư cho các đặc khu, quả thật rất thiếu sót khi đề án hoàn toàn vắng bóng một cơ chế đánh giá như thế để có thể rút ra kịp thời trong trường hợp không thành công như mong đợi.

Tóm lại, xét trên cả 10 điều kiện/yếu tố góp phần vào thành công của một đặc khu theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình đặc khu của Việt Nam tỏ ra thật kém cạnh tranh và thiếu triển vọng. Những người bảo vệ đề án này có thể có những lý giải khác nhau, song không khó để nhận ra đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ đề án này. Trong dự thảo luật, họ được gọi tên là “nhà đầu tư chiến lược”, còn trên thực địa họ chính là một vài tập đoàn đã gom đất ở ba địa phương này với giá rẻ mạt trong nhiều năm qua, đang chờ luật thông qua sẽ kéo theo hàng tỷ USD mỗi năm (chắt bóp từ ngân sách quốc gia vốn đang eo hẹp) đổ về đầu tư giúp tăng giá trị dự án của họ lên gấp nhiều lần. [2]

PS: Bài không đề cập tới những nguy cơ có yếu tố Trung Quốc, với ý tưởng rõ ràng rằng, ngay cả khi chưa tính tới yếu tố Trung Quốc thì đề án cũng không đáng được ủng hộ khi xét tới tính khả thi và triển vọng thành công của nó."

Trả lời

Mình chia sẻ một góc nhìn khác từ FBker Nguyễn Anh Tuấn:

"Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Bởi vậy cần một cách tiếp cận khác: Chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chương trình đặc khu thành công theo kinh nghiệm quốc tế, từ đó so sánh với đề án đặc khu của Việt Nam để ước lượng khả năng thành công của đề án này trước khi lựa chọn một thái độ đối với nó.

Hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (HQ, KIEP) - là những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về đặc khu, trong một báo cáo có tên Thúc đẩy Tăng trưởng Năng động và Sáng tạo ở Châu Á: Trường hợp Đặc khu Kinh tế và Trung tâm Kinh doanh ấn bản bởi Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) năm 2016, sau khi phân tích các trường hợp đặc khu thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Dubai đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể thành công,

như là bài học cho các nước đang phát triển. [1] Khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể phân tích đối chiếu chi tiết từng vùng đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, mà chỉ điểm qua các điều kiện/yếu tố này, và dựa trên đó đưa ra những nhận định về đề án đặc khu của Việt Nam.

Đầu tiên, chìa khóa cho một chương trình đặc khu thành công đến từ cách tiếp cận “toàn thể chuỗi giá trị” (whole of value chain). Nôm na là xem quốc gia ấy nằm ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, muốn tiến lên vị trí nào cao hơn, và chương trình đặc khu sẽ đóng vai trò gì trong tiến trình ấy. Như Việt Nam chẳng hạn, đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị toàn cầu với một nền kinh tế phụ thuộc vào lãnh vực sản xuất lấy gia công thâm dụng lao động (hàng điện tử, dệt may...) làm chủ lực, thì chương trình đặc khu này sẽ giúp nâng tầm nền kinh tế quốc gia thế nào khi những nơi được chọn đều nằm xa các vùng động lực kinh tế, và lại quá chú trọng tới những lãnh vực tách biệt như casino, nghỉ dưỡng…?

Điều kiện thứ hai là một khuôn khổ thế chế hiệu quả vốn đòi hỏi cao về tính minh bạch, dễ đoán định, và khả năng tránh được những rủi ro như can thiệp chính trị hoặc đầu cơ đất đai. Trong bối cảnh các nhóm lợi ích bè phái hoành hành ở Việt Nam, chương trình đặc khu đang được giới thiệu chưa đưa ra bất kỳ giải pháp nào ngăn chặn hiện tượng này, nếu như không muốn nói là còn đang hợp thức hóa nó. Nạn đầu cơ đất đai một thời gian dài ở cả 3 địa phương, tệ hơn, còn gợi ý rằng chương trình đặc khu của chính phủ đã thất bại ngay cả khi chưa bắt đầu.

Môi trường kinh doanh hấp dẫn là điều kiện thứ ba cho một dự án đặc khu thành công, và cũng là điểm mà các viên chức chính phủ Việt Nam tỏ ra tự tin nhất khi mà họ thường xuyên đề cập tới mức thuế suất thấp trong đề án của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tồn tại hàng ngàn đặc khu khắp thế giới, miễn giảm thuế (fiscal incentives) không còn đủ hấp dẫn vì đã trở nên quá bình thường. Vậy thì câu hỏi là nếu Singapre nổi bật với chính quyền trong sạch và minh bạch, Hong Kong thừa hưởng di sản thông luật Anh với hệ thống tư pháp độc lập, Hàn Quốc tạo ấn tượng về năng lực bộ máy, Trung Quốc với danh mục đầu tư chọn-bỏ (negative list), thì chương trình đặc khu của Việt Nam có gì đặc biệt để chào hàng các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế?

Yếu tố thứ tư là lập kế hoạch, thiết kế và vận hành chương trình đặc khu một cách cẩn trọng, bắt đầu ngay từ nhu cầu của nền kinh tế. Ngoại trừ một vài cái tên đã gom đất trước ở ba địa phương, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mong chờ đặc khu? Hay điều họ thực sư cần là chính phủ đẩy nhanh hơn việc cắt giảm thủ tục hành chính vốn đã và đang hành hạ họ hàng thập kỷ vừa qua? Thêm nữa, dĩ nhiên các viên chức chính phủ sẽ luôn cho rằng họ đã chuẩn bị chu đáo cho đề án này, song thực tiễn thất bại ở các khu kinh tế trước đó (vốn cũng được xếp là một loại đặc khu) thật khó để dư luận không hoài nghi về triển vọng của đề án lần này.

‘Có bột mới gột nên hồ’ - Đội ngũ lao động chất lượng cao là điều kiện thứ năm quyết định thành công của chương trình đặc khu. Và đây cũng là điểm mà đề án của Việt Nam yếu nhất. Trong khi Hong Kong - cảng thị sầm uất Á Đông với truyền thống pháp trị Tây phương trăm năm dễ dàng thu hút chuyên gia khắp nơi trên thế giới, Singapore tự tin với hệ thống giáo dục vượt trội ở châu Á, đủ sức cung ứng nguồn nhân lực chất lượng toàn cầu, Trung Quốc trông cậy vào Hoa Kiều lúc chập chững làm đặc khu, thì Việt Nam có gì? Một hệ thống giáo dục lạc hậu bởi giáo điều ý thức hệ mà điển hình là chương trình giáo dục chính trị marxist bắt buộc bậc đại học; đã thế lại chẳng thể khai thác được nguồn lực kiều dân như Trung Quốc khi mà hồ sơ hòa giải dân tộc vẫn đang bế tắc.

Điều kiện thứ sáu là tiếp thu công nghệ và sáng tạo không ngừng. Đề án đặc khu của Việt Nam đúng là có mang kỳ vọng thu hút được những dự án công nghệ cao, song như đã nói ở điểm 1, vì không đặt trong tương quan với thực trạng nền kinh tế hiện nay, kỳ vọng này khả năng cao chỉ là một ảo vọng.

Vị trí chiến lược và khả năng kết nối tạo thành điều kiện thứ bảy cho thành công của đặc khu. Đúng là cả ba vị trí được chọn có một số thuận lợi, nhưng nếu so với các trường hợp điển hình thành công trên thế giới như Thâm Quyến, Thượng Hải (TQ), Masan (Hàn Quốc), Singapore, Hong Kong thì khó có thể nói là vượt trội? Cả ba vị trí đó có nằm trên tuyến thương mại hàng hải quốc tế nào không? Có gần thị trường quốc tế rộng lớn nào không? Có được hậu thuẫn bởi thị trường hoặc tổ hợp công nghiệp nội địa nào không? Hoàn toàn không.

Yếu tố thứ tám là liên kết với nền kinh tế quốc gia. Những trường hợp đặc khu thành công đều chứng tỏ được khả năng kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các doanh nghiệp địa phương, giúp lan tỏa ảnh hưởng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, 30 năm thu hút hơn 170 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng với trọng tâm đặt sai chỗ, Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng nền công nghiệp hỗ trợ tạo đà cho nền sản xuất quốc nội, thì làm sao có thể tin rằng chính phủ lần này sẽ thành công với 3 địa điểm vừa tách biệt về mặt địa lý, vừa khác biệt với phần còn lại của nền kinh tế.

Sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội/đô thị là điều kiện thứ chín góp phần cho thành công của đặc khu. Đó phải là những đô thị đáng sống với môi trường trong sạch, hạ tầng phát triển và chi phí cư trú không quá đắt đỏ (ít nhất là giai đoạn ban đầu). Với trường hợp Việt Nam, thực tiễn đầu cơ đất đai và phá hoại môi trường thời gian vừa qua, đặc biệt là ở Phú Quốc, Vân Đồn đang khiến khả năng xây dựng những đô thị đáng sống như trên trở nên xa vời.

Cuối cùng, chương trình đặc khu thành công cần một cơ chế đánh giá hiệu quả khách quan để biết khi nào nên tiếp tục hay dừng lại. Với số tiền khổng lồ dự kiến lấy từ ngân sách quốc gia đầu tư cho các đặc khu, quả thật rất thiếu sót khi đề án hoàn toàn vắng bóng một cơ chế đánh giá như thế để có thể rút ra kịp thời trong trường hợp không thành công như mong đợi.

Tóm lại, xét trên cả 10 điều kiện/yếu tố góp phần vào thành công của một đặc khu theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình đặc khu của Việt Nam tỏ ra thật kém cạnh tranh và thiếu triển vọng. Những người bảo vệ đề án này có thể có những lý giải khác nhau, song không khó để nhận ra đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ đề án này. Trong dự thảo luật, họ được gọi tên là “nhà đầu tư chiến lược”, còn trên thực địa họ chính là một vài tập đoàn đã gom đất ở ba địa phương này với giá rẻ mạt trong nhiều năm qua, đang chờ luật thông qua sẽ kéo theo hàng tỷ USD mỗi năm (chắt bóp từ ngân sách quốc gia vốn đang eo hẹp) đổ về đầu tư giúp tăng giá trị dự án của họ lên gấp nhiều lần. [2]

PS: Bài không đề cập tới những nguy cơ có yếu tố Trung Quốc, với ý tưởng rõ ràng rằng, ngay cả khi chưa tính tới yếu tố Trung Quốc thì đề án cũng không đáng được ủng hộ khi xét tới tính khả thi và triển vọng thành công của nó."

Ai chẳng đang bị dắt mũi. Dù muốn dù không chúng ta vẫn bị ai đó dắt mũi lừa thôi.

Vấn đề ko nằm ở chỗ bao nhiêu năm mà là cái dự luật nó có quá nhiều vấn đề khác liên quan đến an ninh. Ví dụ:

- Ngành nghề cho phép kinh doanh bao gồm cả quân trang, thiết bị, vũ khí quân dụng, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng. Một cái cớ rất dễ dàng để nước ngoài vận chuyển và đặt vũ khí tấn công chiến lược lên chính lãnh thổ của chúng ta?

- Ko có chỗ nào nói là cho TQ thuê, nhưng bạn có thể xem xem các khu CN hiện nay, tỷ lệ DN TQ với các nước khác như thế nào. Thủ tục hành chính ở nước ta rất phức tạp, rất nhiều đường ngang ngõ tắt và Tàu Khựa thì lại rất rành về cái này. Và trong cái dự luật trên cũng ko có bất kỳ giới hạn nào về tỷ trọng đầu tư của 1 nước vào đặc khu.

- Tại sao lại cứ phải chọn Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc toàn là những địa điểm có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc gia để làm đặc khu?

Ngoài ra, bạn nói "đầy đủ các cơ quan chức năng của Nước Việt nam, các lực lượng vũ trang như Công An, Quân đội và An ninh để đảm bảo pháp luật được thực thi toàn vẹn, theo dõi và đập tan âm mưu gián điệp, chống phá từ trong nước" cá nhân mình ko tin tưởng lắm về cái này. Như Trường Sa, Hoàng Sa đấy thôi, TQ vác tên lửa, máy bay, xây công trình quân sự trên đó, chúng ta có khả năng làm được gì chăng. Chúng ta còn giữ được đất là do Tàu khựa ko có cớ gì để triển khai vũ khí quân sự lên trên đất của chúng ta. Dự luật trên cho Tàu khựa 1 cái cớ rất dễ dàng để mang xe tăng, tên lửa, máy bay lên cắm ở đó, rồi kể cả có xây tường rào lại thì ko rõ là chúng ta có thể làm được gì? Tự chúng ta cho phép mà.

Nói cho công bằng chút thì đã gọi là "bọn 3 sọc" rồi thì cũng nên gọi bên kia là "bọn việt cộng" luôn chứ nhỉ =))). Việt plus nghe mĩ miều thế =''>

Tuy dự thảo không có nhắc đến Trung Quốc, nhưng có nhắc đến “nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh”: