Có phải con vui vẻ, hoạt bát là có EQ cao?

  1. Sức khoẻ

Mình nhận thấy việc nuôi dưỡng EQ cho con là hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ của các ông bố bà mẹ. Vậy làm sao để biết con có EQ cao? Liệu những biểu hiện hoạt bát hay ít nói có phải là trẻ có EQ cao và làm như nào để rèn luyện EQ từ sớm cho con mọi người nhỉ?

Từ khóa: 

sức khoẻ

Đừng thấy con vui vẻ hoạt bát mà vội kết luận là EQ cao các mom nhé. 

Hôm rồi mình đưa con đi ăn sinh nhật cháu mình. Chị gái mình có 2 anh em gần tuổi nhau nhưng tính cách khá đối ngược; anh lớn ít nói, trầm tính còn cậu em thì vui vẻ, hoạt bát, luôn cười nói gây sự chú ý nhất buổi tiệc khiến ai nấy đều xoa đầu khen thông minh, lớn lên ắt hẳn thành công. Mình không đồng ý cho lắm nên có hỏi một bác ngồi đấy thì bác ấy bảo “Nhìn là biết rồi, tính tình vui vẻ, hoạt bát là EQ cao mà EQ cao thì dễ thành công”. Bản thân là mẹ 2 con, cũng tìm hiểu và chú trọng phát triển EQ cho các con từ nhỏ nên mình thấy rằng quan điểm này không đúng.
Gần đây mình có nhờ bác sĩ nhi tư vấn về chuyện này thì bác cũng đồng tình với mình và chỉ rõ 2 vấn đề: 1 là nhận định “Trẻ vui vẻ, hoạt bát là EQ cao” là sai, 2 là người lớn chỉ chăm chú khen mỗi 1 bé điều này gây tổn thương tâm lý đứa trẻ còn lại, không tốt cho mặt phát triển cảm xúc về sau. Vui vẻ, hoạt bát hay trầm tính chỉ là tính cách. Trong khi EQ là khả năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và thấu hiểu cảm xúc của mọi người xung quanh. Cho nên, mọi người đừng nghĩ trẻ vui vẻ, hoạt bát sẽ có EQ cao, dễ thành công; còn trẻ trầm tính là có EQ thấp nữa. Trẻ dù sinh ra với tính cách nào, vẫn có thể có EQ cao nếu bố mẹ biết cách dạy dỗ sao cho trẻ phát huy hết khả năng & thế mạnh tính cách của mình.
Trả lời

Đừng thấy con vui vẻ hoạt bát mà vội kết luận là EQ cao các mom nhé. 

Hôm rồi mình đưa con đi ăn sinh nhật cháu mình. Chị gái mình có 2 anh em gần tuổi nhau nhưng tính cách khá đối ngược; anh lớn ít nói, trầm tính còn cậu em thì vui vẻ, hoạt bát, luôn cười nói gây sự chú ý nhất buổi tiệc khiến ai nấy đều xoa đầu khen thông minh, lớn lên ắt hẳn thành công. Mình không đồng ý cho lắm nên có hỏi một bác ngồi đấy thì bác ấy bảo “Nhìn là biết rồi, tính tình vui vẻ, hoạt bát là EQ cao mà EQ cao thì dễ thành công”. Bản thân là mẹ 2 con, cũng tìm hiểu và chú trọng phát triển EQ cho các con từ nhỏ nên mình thấy rằng quan điểm này không đúng.
Gần đây mình có nhờ bác sĩ nhi tư vấn về chuyện này thì bác cũng đồng tình với mình và chỉ rõ 2 vấn đề: 1 là nhận định “Trẻ vui vẻ, hoạt bát là EQ cao” là sai, 2 là người lớn chỉ chăm chú khen mỗi 1 bé điều này gây tổn thương tâm lý đứa trẻ còn lại, không tốt cho mặt phát triển cảm xúc về sau. Vui vẻ, hoạt bát hay trầm tính chỉ là tính cách. Trong khi EQ là khả năng nhận thức, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và thấu hiểu cảm xúc của mọi người xung quanh. Cho nên, mọi người đừng nghĩ trẻ vui vẻ, hoạt bát sẽ có EQ cao, dễ thành công; còn trẻ trầm tính là có EQ thấp nữa. Trẻ dù sinh ra với tính cách nào, vẫn có thể có EQ cao nếu bố mẹ biết cách dạy dỗ sao cho trẻ phát huy hết khả năng & thế mạnh tính cách của mình.
Chỉ là có thể thôi bạn nhé. Các bé có xu hướng trầm hơn, ít hoạt động chạy nhảy hơn không phải là EQ hay IQ thấp đâu nhé. Theo mình thì các bé mà được chăm chút, giáo dục đúng, dinh dưỡng đủ thì EQ sẽ tự khắc cao thôi, đâu phải thấy vui vẻ hoạt bát trước mắt là EQ cao tất cả đâu. Bé nhà mình cũng không hẳn là năng nổ nhưng ứng xử rất tốt, ngoan ngoãn. Thế nên các mẹ đừng lúc nào cũng bắt em con phải chạy nhảy, cười nói nhiều nọ kia thì mới tốt đâu nhé. Có những đưa trẻ hoạt náo nhưng rất hỗn ấy nhé:V