Có phải xã hội bây giờ không coi trọng bằng cấp?

  1. Xã hội

Thời của tui, bằng cấp là cj đó rất quan trọng và giá trị khi đi xin việc:)) Ấy vậy mà giờ thấy lớp trẻ có vẻ chẳng coi trọng nó lắm. Khuyên đứa cháu chăm chỉ học đạt được cái bằng giỏi, sau ra trường xin việc dễ hơn thì nó lại tạt luôn cho tui gái nước " “Bằng cấp không hề quan trọng nữa rồi cô ơi, giờ có kinh nghiệm có thực lực là được, trường cháu nhiều ac ra trường xong còn chẳng thèm về lấy bằng"

Có đúng là giờ xã hội không cần bằng cấp không mn?

https://cdn.noron.vn/2022/12/27/bang-dai-hoc-co-quan-trong-khong-2-1672125844.jpg
Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

  • Khẳng định chắc nịch rằng, trước đó không có bằng cấp thì kiếm việc vô cùng khó khăn. Xong, hiện tại xã hội không coi trọng bằng cấp. Có thể kể đến như nhiều người vẫn còn noi theo tấm gương tỷ phú bill gate không học đại học, suy ra không có bằng vẫn thành công. Một tư tưởng giết chết tương lai giới trẻ bao năm tháng.
  • Mọi người vẫn đề cao trường đời hơn trường học. Dẫn đến những ý định lệch lạc, đi theo vết xe thành công của người khác, rồi kết quả thất vọng đời không như ý.
  • Nguyên nhân là thông tin phổ cập quá nhiều về việc thành công không bằng cấp, sinh viên có bằng làm trái ngành hay học tốn quá trời tiền bạc nhưng ra làm cty chỉ trả vài bạc lẻ. Những người ngây thơ họ vịn vào lý do rẻ mạt đó. Từ chối con đường học vấn, lao vào kiếm tiền, rồi dễ sa ngã, rơi vào vòng lao lý khi trường đời quá cám dỗ và mên mông không có điểm tựa vững chắc.
  • Điểm tựa ở đây chính là học vấn căn bản, cốt lõi cần nắm rõ. Do vậy, giảng đường là nơi giáo viên chỉ phương pháp, cách thức và tư duy để hiểu cốt lõi kiến thức và quy luật. Từ đó, nhiệm vụ của bạn tự mày mò, tự học, tự phát triển. Cũng giống như người huấn luyện viên dạy bạn cách bơi, nhưng bơi được đến đâu, kết quả ra sao là do bạn quyết định. 
  • Hơn nữa, môi trường đại học là một nơi lý tưởng tập hợp vô số tầng lớp tri thức, câu lạc bộ năng động và các cuộc thi lớn nhỏ khác nhau. Nếu bạn biết tận dụng thì nó là bệ phóng sẽ làm bạn vươn lên tầm cao mới.
  • Vấn đề là trong quá trình học đại học, đầu vào về đầu tư kiến thức, kỹ năng và thái độ của bạn phải chất lượng. Bằng cấp chỉ là một tấm giấy chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình học, chứ nó không phản ánh đúng kinh nghiệm thực sự của bạn, mà kinh nghiệm được tích lũy dài hạn từ trải nghiệm và up date liên tục ngay cả khi ra trường. 
  • Kết luận lại, bằng cấp dần dần sẽ không được coi trọng nhiều như trước, do thông tin tiêu cực ảnh hưởng, một phần khác có quá nhiều cách có bằng như: học đại học trực tuyến online, học các chứng chỉ khác tương tự bằng cấp,... Thay vào đó mọi người coi trọng những gì người khác làm được tức năng lực. Nhưng xã hội vẫn sẽ nhận thức rằng, không có bằng cấp sẽ phải "đuối" gấp bội, do các bạn khác đã đổ nhiều công sức và nước mắt khi không có môi trường tốt đẹp từ bằng cấp. 

__________________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

Trả lời
  • Khẳng định chắc nịch rằng, trước đó không có bằng cấp thì kiếm việc vô cùng khó khăn. Xong, hiện tại xã hội không coi trọng bằng cấp. Có thể kể đến như nhiều người vẫn còn noi theo tấm gương tỷ phú bill gate không học đại học, suy ra không có bằng vẫn thành công. Một tư tưởng giết chết tương lai giới trẻ bao năm tháng.
  • Mọi người vẫn đề cao trường đời hơn trường học. Dẫn đến những ý định lệch lạc, đi theo vết xe thành công của người khác, rồi kết quả thất vọng đời không như ý.
  • Nguyên nhân là thông tin phổ cập quá nhiều về việc thành công không bằng cấp, sinh viên có bằng làm trái ngành hay học tốn quá trời tiền bạc nhưng ra làm cty chỉ trả vài bạc lẻ. Những người ngây thơ họ vịn vào lý do rẻ mạt đó. Từ chối con đường học vấn, lao vào kiếm tiền, rồi dễ sa ngã, rơi vào vòng lao lý khi trường đời quá cám dỗ và mên mông không có điểm tựa vững chắc.
  • Điểm tựa ở đây chính là học vấn căn bản, cốt lõi cần nắm rõ. Do vậy, giảng đường là nơi giáo viên chỉ phương pháp, cách thức và tư duy để hiểu cốt lõi kiến thức và quy luật. Từ đó, nhiệm vụ của bạn tự mày mò, tự học, tự phát triển. Cũng giống như người huấn luyện viên dạy bạn cách bơi, nhưng bơi được đến đâu, kết quả ra sao là do bạn quyết định. 
  • Hơn nữa, môi trường đại học là một nơi lý tưởng tập hợp vô số tầng lớp tri thức, câu lạc bộ năng động và các cuộc thi lớn nhỏ khác nhau. Nếu bạn biết tận dụng thì nó là bệ phóng sẽ làm bạn vươn lên tầm cao mới.
  • Vấn đề là trong quá trình học đại học, đầu vào về đầu tư kiến thức, kỹ năng và thái độ của bạn phải chất lượng. Bằng cấp chỉ là một tấm giấy chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình học, chứ nó không phản ánh đúng kinh nghiệm thực sự của bạn, mà kinh nghiệm được tích lũy dài hạn từ trải nghiệm và up date liên tục ngay cả khi ra trường. 
  • Kết luận lại, bằng cấp dần dần sẽ không được coi trọng nhiều như trước, do thông tin tiêu cực ảnh hưởng, một phần khác có quá nhiều cách có bằng như: học đại học trực tuyến online, học các chứng chỉ khác tương tự bằng cấp,... Thay vào đó mọi người coi trọng những gì người khác làm được tức năng lực. Nhưng xã hội vẫn sẽ nhận thức rằng, không có bằng cấp sẽ phải "đuối" gấp bội, do các bạn khác đã đổ nhiều công sức và nước mắt khi không có môi trường tốt đẹp từ bằng cấp. 

__________________________________________

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ follow mình nhé. Cảm ơn bạn ^^

- Người có bằng + có tiền thì sẽ nói bằng cấp quan trọng.
- Người ko có bằng + có tiền thì sẽ nói bằng cấp ko quan trọng.
- Người có bằng + ko có tiền thì sẽ nói bằng cấp ko quan trọng.
-Người ko có bằng + ko có tiền thì sẽ nói bằng cấp quan trọng.
Bùng binh một hồi thì chốt lại, có bằng quan trọng hay ko nằm ở mệnh đề "có tiền" phía sau
Mình cũng có câu chuyện của một người bạn như thế này.
Bạn học 1 trong 4 trường top đầu kinh tế khu vực phía Bắc. Ra trường với tấm bằng cử nhân loại Giỏi, và với tâm thế hừng hực tuổi đôi mươi chỉ mong cống hiến và cống hiến nơi thủ đô phồn hoa. Nhưng đời không như mơ, mãi mới tìm đk việc vì bạn tìm những nơi yêu cầu kinh nghiệm (>>> Xđ sai vị trí công việc cũng như khả năng có thể làm)
Trong khi đó thời gian đi học bạn khá khép mình, nhút nhát, chỉ đi học trên trường rồi về KTX mà không tham gia các hoạt động khác (CLB, làm thêm,...). Cuộc sống sinh viên thu bé lại trong vòng khuôn viên nhà trường. (Suy nghĩ chỉ học mà ít va chạm, thiếu kiến thức thực tế)
Rồi khi có công việc thực tập sinh, chuyển ra sống ở các khu trọ cô gái gặp quá những cú sốc đầu đời rồi cũng không trụ lại HN được lâu. (khả năng chịu áp lực, ứng xử xã hội kém)
Về quê theo sự sắp xếp của gia đình nhưng trong vòng 2 năm nhảy việc 4 nơi, vẫn chưa tìm được đâu là đam mê, đâu là công việc/môi trường phù hợp với mình. (Mông lung, thiếu định hướng)
Cũng trong quãng thời gian này người duy nhất thúc đẩy bạn, "vả " cho bạn rất nhiều bài học cuộc sống chính là 1 người bạn ĐH năm xưa. Ở cái tuổi mà "con gái sắp qua thời gian đẹp nhất để kết hôn" bạn lại khăn gói quay lại thủ đô lần nữa.... (Có động lực phát triển và mạnh mẽ hơn)
Câu chuyện cuộc đời bạn vẫn còn đang tiếp diễn.
Mình chỉ muốn nói rằng nước mình vẫn khá đặt nặng việc thành tích, trong trường mọi người cũng được dạy là học để điểm cao, để thi có giải, để có việc làm mà chưa thực sự học vì niềm yêu thích. Và học sinh cũng không phải ai cũng chủ động tìm định hướng cho bản thân. Nếu tập trung được điểm này ngay từ đầu có lẽ chúng ta sẽ có thể phát huy được tiềm năng thực sự của chúng ta sớm hơn và mạnh hơn. Mình ko cổ súy cho việc không học đại học, vì đâu phải ai bỏ học cũng thành công. Nếu bạn chưa xác định được con đường của mình thì vẫn nên đi học để sáng ra được nhiều điều hơn.
"Đừng đánh gia một con cá bằng khả năng leo cây của nó"... Chúng ta rồi ai cũng tìm được LỐI ĐI của mình thôi!!!

Đây là suy nghĩ của mình về vấn đề này: 

Nếu tóm gọn lại, bạn trẻ ở trên chưa tự đặt ra câu hỏi: Kinh nghiệm, thực lực ở đâu ra nếu không có cơ hội? cơ hội ở đâu ra nếu không có bằng cấp? bằng cấp ở đâu ra nếu nghĩ rằng bằng cấp là không quan trọng?

Theo tôi thì nên phân biệt giữa "bằng cấp" và "trình độ".

Hiển nhiên, bằng là một hình thức để ghi nhận và công nhận trình độ, nhưng bên cạnh đó có nhiều hình thức khác để công nhận trình độ, ví dụ "kinh nghiệm làm việc", "cách xử lý trước các tình huống khó", hoặc đơn giản chỉ là "lời giới thiệu".

Bằng cấp có quan trọng không? Xét về biểu hiện vật chất, bằng cấp chỉ là tờ A4, nhưng nó là 1 trong những giấy tờ có giá nhất, vì đi cắm còn được 50 tr/tấm bằng, và mỗi người chỉ được cấp 1 lần duy nhất, sau đó chỉ là được cấp chứng nhận hoặc công nhận tốt nghiệp thôi.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự "suy giảm" ảo của giá trị bằng cấp là do ngày nay có quá nhiều trường đại học, và bản thân các trường này cũng chẳng ra sao, bản thân Bộ giáo dục đào tạo có vẻ cũng "coi thường" các trường này khi họ bắt đầu đề ra 1 cái tiêu chuẩn mới gọi là "Trường Đại học" thay vì "Đại học". Dĩ nhiên, chúng ta đều hiểu đây là mấy ông "nhiều chữ" thích vẽ chữ, chứ nếu thực dụng ra công bằng, bản chất của trường là để đào tạo người, cái danh "đại học" hay "trường đại học" nó chỉ là quản lý hành chính, nếu sản phẩm đầu ra không chất lượng, ông có phong nó là "trường học vũ trụ thế giới" cũng không ai quan tâm!

Bản chất của số đông trong xã hội là luôn bị outdate 1 chút, nghĩa là luôn lạc hậu hơn so với thời đại 1 chút, những gì tinh túy nhất thường không thuộc về số đông, chẳng hạn thời đại mà người ta đánh giá điểm số cao là quý giá nhất thì những người không đánh giá điểm số lại là người thành công nhất, và ngược lại, nhưng cũng xin đừng coi "ngược đời" là sẽ thành công, sẽ quý giá, vì người dẫn đầu không có nghĩa là đi ngược lại số đông, mà là họ nhìn nhận ra bản chất của xu hướng của sự việc, từ đó tìm ra điều làm mình trân quý và giá trị hơn những người còn lại. 

Bằng cấp có quan trọng không? Có. 

Nhưng có thứ còn quan trọng hơn bằng cấp, đó là con người. Vì bằng thì không tạo ra giá trị, nhưng con người thì có. Có thể cách đánh giá giá trị con người sẽ thay đổi theo giời gian, nhưng nếu con người không có giá trị, có thay đổi cách đánh giá giá trị như thế nào đi nữa, cũng đều có cùng đáp án thôi.