Có sự kết nối linh hồn hay linh cảm nào giữa người được ghép tạng với người hiến đã chết không?

  1. Khoa học

  2. Tâm linh

Sau khi được ghép tạng thành công, những người này có sự thay đổi nào về nội tâm không?

Nội tâm của người cho tạng có truyền sang người được hiến ví dụ như: tính tình, sở thích, cảm xúc,... không?

Từ khóa: 

hien_tang

,

nguoi_duoc_ghep_tang

,

nguoi_hien_tang

,

khoa học

,

tâm linh

Dựa trên các trường hợp có thật và một số thí nghiệm đã đọc thì theo tôi có sự kết nối giữa người được ghép tạng và người hiến đã chết.
Khá nhiều trường hợp ghi nhận thấy có sự thay đổi cơ bản ở bệnh nhân ghép tạng, mà người ta cho rằng đó là được “truyền” sang từ người cho nội tạng đó: tính tình thay đổi, sở thích đọc sách, chơi thể thao đã thay đổi, thậm chí có trường hợp thực sự cảm thấy như thể sống trong một cơ thể khác, hay là có một người nữa cùng tồn tại trong thân xác.
Một trường hợp cụ thể là ông Kevin Mashford đã được ghép tim từ một người đàn ông chơi xe đạp thể thao bị chết trong một vụ tai nạn, và từ đó Kevin cũng đam mê đạp xe.
Tôi xin lược dịch câu chuyện này từ link bài báo bên trên:
Trước khi phẫu thuật, Kevin gần như chưa từng đi một chiếc xe đạp nào trong đời mình. Vậy mà bảy ngày sau khi phẫu thuật tại Bệnh viện Freeman ở Newcastle, anh đã yêu cầu nhân viên vật lý trị liệu mang lại cho một chiếc xe đạp tập thể dục và bắt đầu đạp bảy phút mỗi ngày trong tuần. 8 tuần sau khi xuất viện, người đàn ông 38 tuổi này tự mua cho mình một chiếc xe đạp thể thao
Và còn có rất nhiều trường hợp tương tự đã được nghiên cứu. Một bệnh nhân ghép gan thay đổi một cách đáng kinh ngạc sau phẫu thuật, cô mong được uống một cốc bia lớn dù trước đây chưa từng sử dụng đồ uống có cồn. Trước khi phẫu thuật, cô là một tín đồ âm nhạc cổ điển nhưng sau đó cô lại thích nhạc rap, điều mà cô không thể tưởng tượng được trước đây.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể người được ghép tạng đã kế thừa đặc điểm của những người hiến. Các hiện tượng như trên xuất hiện rất rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy “giống như người lạ trong cơ thể mình“.
Trả lời
Dựa trên các trường hợp có thật và một số thí nghiệm đã đọc thì theo tôi có sự kết nối giữa người được ghép tạng và người hiến đã chết.
Khá nhiều trường hợp ghi nhận thấy có sự thay đổi cơ bản ở bệnh nhân ghép tạng, mà người ta cho rằng đó là được “truyền” sang từ người cho nội tạng đó: tính tình thay đổi, sở thích đọc sách, chơi thể thao đã thay đổi, thậm chí có trường hợp thực sự cảm thấy như thể sống trong một cơ thể khác, hay là có một người nữa cùng tồn tại trong thân xác.
Một trường hợp cụ thể là ông Kevin Mashford đã được ghép tim từ một người đàn ông chơi xe đạp thể thao bị chết trong một vụ tai nạn, và từ đó Kevin cũng đam mê đạp xe.
Tôi xin lược dịch câu chuyện này từ link bài báo bên trên:
Trước khi phẫu thuật, Kevin gần như chưa từng đi một chiếc xe đạp nào trong đời mình. Vậy mà bảy ngày sau khi phẫu thuật tại Bệnh viện Freeman ở Newcastle, anh đã yêu cầu nhân viên vật lý trị liệu mang lại cho một chiếc xe đạp tập thể dục và bắt đầu đạp bảy phút mỗi ngày trong tuần. 8 tuần sau khi xuất viện, người đàn ông 38 tuổi này tự mua cho mình một chiếc xe đạp thể thao
Và còn có rất nhiều trường hợp tương tự đã được nghiên cứu. Một bệnh nhân ghép gan thay đổi một cách đáng kinh ngạc sau phẫu thuật, cô mong được uống một cốc bia lớn dù trước đây chưa từng sử dụng đồ uống có cồn. Trước khi phẫu thuật, cô là một tín đồ âm nhạc cổ điển nhưng sau đó cô lại thích nhạc rap, điều mà cô không thể tưởng tượng được trước đây.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể người được ghép tạng đã kế thừa đặc điểm của những người hiến. Các hiện tượng như trên xuất hiện rất rõ ràng, bệnh nhân cảm thấy “giống như người lạ trong cơ thể mình“.
Truyền máu cũng đã đủ thay lòng đổi dạ luôn rồi chứ không chỉ ghép tạng. Gần chỗ mình có bà bác tính tình hiền lành, sau bệnh (không rõ bệnh gì) cần truyền máu, lại truyền ngay máu của 1 người cộc tính, bà ấy dần cũng khó chịu cộc cằn ra đủ thứ, người trong nhà bà ấy cũng chỉ bông đùa là lớn tuổi mãn kinh nên khó tính, nhưng trước giờ không như vậy.
Hồi nhỏ mình có xem chương trình người ta ghi lại hành trình của người được ghép tạng á, lâu rồi nên cũng không nhớ tên. Mình nhớ là người ta bảo kí ức cũng có thể được ghi lại trong những bộ phận khác chứ không riêng gì bộ não.
Đây là một câu hỏi mà có lẽ là rất nhiều người tò mò muốn biết. Mình từng được biết đến hiện tượng này qua cuốn sách "Chân trời đảo ngược" của Marc Levy. Dù là một câu chuyện giả tưởng nhưng nó giải đáp những thắc mắc về việc liệu Neurolink có thật hay ko? Nếu cho rằng sự tồn tại của con người chính là ký ức người ấy có được và Neurolink đang hoặc sẽ có thật, phải chăng con người ta có thể bất tử? Ngủ một giấc dài và chờ đợi được hồi sinh dưới một thể xác khác.
Giải thích về ván đề này dưới góc độ tôn giáo: Thượng tọa Thích Nhật Từ cho rằng, linh cảm - theo Phật giáo đại thừa là những linh cảm tốt đẹp vì người hiến mô, tạng phát nguyện ngay từ lúc còn sống. Nhận thức đó đã làm cho họ có bản lĩnh, không còn sợ hãi sự chết, tiếc nuối sự sống. Khi họ đã làm việc đó rồi có nghĩa họ không hối hận đâu, tỉ lệ hối hận chỉ là 0%. Do đó, linh cảm, nếu có chỉ là những linh cảm tốt lành. Vì vậy, người được nhận mô, tạng hiến hãy nên hoan hỉ, sống thêm một đoạn sống trong tương lai thật sự có ý nghĩa, để xứng đáng với cái quyền mà đã được người khác trao tặng cho sự sống.