Có sự khác biệt rõ ràng nào giữa người chăm đọc sách và người không thường xuyên đọc sách hay không?

  1. Sách

  2. Phong cách sống

Từ khóa: 

sách

,

phong cách sống

Đọc sách chỉ là một cách tiếp thu kiến thức ngược lại để tiếp thu kiến thức không chỉ có mỗi đọc sách. Câu này có thể hơi lạc đề, nhưng mình biết có những người không đọc sách vẫn vô cùng thông thái và ngược lại, có những người đọc gần cả đời cũng chưa khôn ngoan. Sự khác biệt không nằm ở đọc sách hay không đọc, mà là tinh thần học hỏi và biết mở lòng trước những điều mới mẻ. Cá nhân mình đọc rất nhiều sách và thấy rằng, đọc sách chỉ để đọc, kiến thức phải do bản thân tự nghiệm ra, nếu không việc đọc không có ý nghĩa.
Câu trả lời của mình là: Không có cơ sở và không thể phân biệt rõ ràng giữa người chăm và không chăm đọc sách.
Trả lời
Đọc sách chỉ là một cách tiếp thu kiến thức ngược lại để tiếp thu kiến thức không chỉ có mỗi đọc sách. Câu này có thể hơi lạc đề, nhưng mình biết có những người không đọc sách vẫn vô cùng thông thái và ngược lại, có những người đọc gần cả đời cũng chưa khôn ngoan. Sự khác biệt không nằm ở đọc sách hay không đọc, mà là tinh thần học hỏi và biết mở lòng trước những điều mới mẻ. Cá nhân mình đọc rất nhiều sách và thấy rằng, đọc sách chỉ để đọc, kiến thức phải do bản thân tự nghiệm ra, nếu không việc đọc không có ý nghĩa.
Câu trả lời của mình là: Không có cơ sở và không thể phân biệt rõ ràng giữa người chăm và không chăm đọc sách.

Mình nghĩ là có, sự khác biệt rõ ràng nhất là: khả năng đọc - viết, thói quen chờ đợi và năng lực tự học.

Người chăm đọc sẽ không ngại đọc những đoạn văn dài, không đánh giá một bài viết chỉ qua tiêu đề và không dễ dãi chấp nhận các bài viết, đầu sách giật gân, nhảm nhí, kém chất lượng. Người chăm đọc có thể thích viết hoặc không, nhưng họ sẽ biết cách viết khi cần thiết. Còn đối với người không thường xuyên đọc, viết là một hành động rất khó nhọc. Họ thường xuyên nói rằng "không biết viết gì" và sự thật thì đúng là như vậy.

Người chăm đọc có cơ hội rèn luyện lòng kiên nhẫn qua từng trang sách. Cuốn dày hay cuốn mỏng thì cũng phải tích lũy từng trang trước khi hoàn thành. Còn người không thường xuyên đọc thì thích bắt tay vào hành động ngay rồi sau đó rút ra bài học (theo cách hiểu của họ) sau. Cách này cũng không phải là không tốt, chỉ có điều cái giá phải trả cho kiểu học này thường cao hơn và dễ "đi trước về sau".

Người chăm đọc thường biết cách tự học hơn, còn người không thường xuyên đọc sách cũng biết mò mẫm tự học (số ít, do bẩm sinh sáng dạ) nhưng cái học của họ thiếu hệ thống, ít so sánh đối chiếu và sốt ruột bỏ qua căn bản. Vậy nên họ thường bị giới hạn và sớm hài lòng với việc tự học của bản thân khi đã đạt được mục đích trước mắt. Người chăm đọc thì hiểu rằng học là việc cả đời nên họ sẽ tiếp tục cần mẫn tự đọc và tự học để càng ngày càng mở mang hiểu biết.

Tuy nhiên người chăm đọc sách cũng cần lưu ý lựa chọn sách cẩn thận, đọc có mục đích cụ thể và không nên tham lam nhồi nhét chữ nghĩa. Người chăm đọc có cái hay riêng và người không thường xuyên đọc mà vẫn biết "đối nhân xử thế" thì cũng có cái đáng để chúng ta quan sát, tìm hiểu.

Mình sẽ tự trả lời theo quan điểm của mình trước.

Chúng ta có thể thấy phần lớn những người hay đọc sách họ có sự đồng cảm lớn với tất cả mọi người. Đối với những người hay đọc sách, đặc biệt sách văn học, tâm hồn họ tinh tế, nhạy cảm hơn đối với những việc xảy ra xung quanh bản thân. Tiếp thu được cái nhìn sâu sắc đối với những nhân vật trong truyện, họ dễ dàng đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ cho những người xung quanh. Chính vì thế, trong họ dễ sinh sôi sự đồng cảm với người khác dù có keo kiệt như Grande (Nhân vật trong tiểu thuyết Oyeni Grande của Balzac) hay điên khùng giống Đôn Ki-hô-tê. 

Hơn nữa người thường đọc sách thường có tấm lòng bao dung và vị tha hơn những người khác. Sau khi đọc sách, nhiều người sẽ bắt đầu suy nghĩ về việc tại sao người kia lại có quan điểm như thế còn mình thì không, quan điểm này có đáng học hỏi không... Ngược lại, người không đọc sách nhiều có xu hướng bảo thủ, cố chấp trước quan điểm của người khác.

Một điểm khác biệt khá rõ ràng giữa những người thường ham đọc và người lười đọc sách là những người có thói quen đọc sách thường có rất nhiều chủ đề để nói chuyện. Qua đó có thể kéo dài cuộc nói chuyện hơn rất nhiều, thậm chí là khi nói chuyện họ không tạo ra khoảng trống luôn. Bởi vì đọc sách nhiều, nên chuyện biết được cũng rất nhiều. Ví dụ bạn thấy một người rất tự ti và nhút nhát, bạn biết được tâm lý của người đó gặp vấn đề. Nhưng đã đọc qua sách tâm lý bạn có thể đưa ra được lời khuyên và giải pháp một cách hợp lý. Từ đó nhiều chuyện sẽ dễ chia sẻ với nhau hơn.