Con hư là trách nhiệm của ai?

  1. Giáo dục

Ý mình là Gia đình, nhà trường và xã hội ấy. Chứ không phải hỏi trách nhiệm của bố hay mẹ nha.

Ví dụ các trường hợp sau:

  • Bị dụ dỗ lôi kéo trộm cướp, nghiện ngập.
  • Xem các nội dung rác trên mxh rồi bắt chước, hành xử không đúng mực.

Gặp một đứa trẻ ngoan người ta thường khen bố mẹ nó nuôi dạy tốt. Vậy còn những đứa trẻ hư như 2 ví dụ trên thì sao. Mọi người nghĩ trách nhiệm của gia đình ở mức nào?

Từ khóa: 

giáo dục

Theo mình một đứa trẻ trở nên hư hỏng là sự kết hợp của nhiều yếu tố:

1. Gia đình, hay những người nuôi dưỡng trẻ đóng vai trò quan trọng nhất, có lẽ chiếm khoảng 50%. Tính cách được hình thành trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò rất quan trọng sau này, thậm chí là suốt đời.

2. Bản thân đứa trẻ đó, có lẽ chiếm vai trò khoảng 30%. Có câu cha mẹ sinh con trời sinh tính. Không hiếm những trường hợp trẻ được nuôi dạy trong môi trường tốt nhưng trở nên vô cùng ngỗ nghịch và ngược lại.

3. Môi trường xung quanh, mình nghĩ môi trường không đóng vai trò quá lớn trong việc làm một con người trở nên hư hỏng, chỉ chiếm 20%. Nếu dễ dàng hoà nhập với môi trường xấu chứng tỏ con người đó cũng đã có nét tính cách tương đồng. Trong lớp học hay trong môi trường nào cũng có người này người kia, con người có thể chọn chơi với người phù hợp, nên khó có thể nói môi trường làm hư con người được.

Trả lời

Theo mình một đứa trẻ trở nên hư hỏng là sự kết hợp của nhiều yếu tố:

1. Gia đình, hay những người nuôi dưỡng trẻ đóng vai trò quan trọng nhất, có lẽ chiếm khoảng 50%. Tính cách được hình thành trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò rất quan trọng sau này, thậm chí là suốt đời.

2. Bản thân đứa trẻ đó, có lẽ chiếm vai trò khoảng 30%. Có câu cha mẹ sinh con trời sinh tính. Không hiếm những trường hợp trẻ được nuôi dạy trong môi trường tốt nhưng trở nên vô cùng ngỗ nghịch và ngược lại.

3. Môi trường xung quanh, mình nghĩ môi trường không đóng vai trò quá lớn trong việc làm một con người trở nên hư hỏng, chỉ chiếm 20%. Nếu dễ dàng hoà nhập với môi trường xấu chứng tỏ con người đó cũng đã có nét tính cách tương đồng. Trong lớp học hay trong môi trường nào cũng có người này người kia, con người có thể chọn chơi với người phù hợp, nên khó có thể nói môi trường làm hư con người được.

Dù ở trường hợp nào thì vẫn có yếu tố chủ động của những đứa con ấy. Chẳng phải tự dưng mà người ta lôi kéo mình, cũng chẳng tự nhiên mà bạn hành xử như những gì bạn đã xem.

Trước 18 tuổi, gia đình đúng là nơi một đứa trẻ tiếp xúc nhiều nhất, khi đó đổ lỗi cho gia đình thì mình nghĩ cũng không hoàn toàn sai. Mỗi đứa trẻ đều có khả năng bắt chước và học tập những thói quen, hành vi trong môi trường mà nó trưởng thành.

Còn sau 18 tuổi, trách nhiệm thuộc về chính đứa trẻ đó, gia đình cũng khó có thể bảo hộ cho nó được mãi. Trên 18 tuổi là độ tuổi chống đối rồi.

Con hư hay không nói chung cũng còn tùy trường hợp.

Theo mình thì giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người. Giáo dục ở đây là cả về phía gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng với gai đình, đây là trách nhiệm không thể nào thiếu và chiến phần lớn trong các yếu tố trên. 

Tuy nhiên thì không thể nhìn vào hành vi của đứa trẻ mà đánh giá gia đình giáo dục tốt hay không tốt. Gặp đứa trẻ ngoan, người ta hay nói là bố mẹ nó dạy tốt nhưng theo mình thì đó chỉ là câu cửa miệng thôi. Một đứa trẻ, đặc biệt khi đã đi học, thì khoảng thời gian nó tiếp xúc với trường lớp, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh nhiều hơn cả bố mẹ. Vậy nên việc đứa trẻ đó đã tiếp xúc với những gì hay trải quan sự kiện gì, học được những gì ngoài bố mẹ là câu trả lời cho việc gia đình không đóng vai trò 100% vào sự hình thành và phát triển của họ. 

Mình vẫn tin vào câu nói "Nhân chi sơ bổn tính ác" tức là con người khi sinh ra chúng ta đã vốn có phần xấu trong người, nó được hình thành từ những điều rất đơn giản của một đứa trẻ như tính ích kỉ, cáu gắt, hành xử không đúng mực,...Vậy nên tôi tin rằng hư-hỏng là trách nhiệm của bản thân đứa trẻ ấy hình thành nên. Cũng không thể không phủ nhận được các tác động ngoài cuộc sống như môi trường, bố mẹ, bạn bè, thời gian, vật chất,...Cái gì đến trước thì điều đó sẽ tác động vào bản thân đứa trẻ đó trước!

Sự giáo dục của xã hội và con người nhằm đánh thức cái thiện trong mỗi con người và ngăn cản, trừng trị cái ác ở sâu bên trong bản chất phần "con" của chúng ta mà thôi.