Con "Rồng châu Á" tại sao không có cánh?

  1. Văn hóa

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

  3. Triết học

Theo tư duy thông thường, nhất là đối với tư duy thời cổ đại (cái mà chúng ta ngầm cho rằng nó phải xuất phát từ những thứ hiển nhiên, đơn giản nhất) thì con gì có cánh mới bay được?

Ở phương Tây tư duy này thể hiện rõ hơn, các nhân vật huyền thoại thường có cánh (thiên sứ, thiên thần, rồng cũng có cánh,...).

Tại sao người ta tạo ra con rồng từ rất nhiều bộ phận của các con vật mà lại thiếu mất đôi cánh?

Nếu con rồng quyền năng đến mức không cần cánh thì sao lại cần chân?

Từ khóa: 

văn hóa

,

hỏi xoáy đáp hay

,

triết học

Đầu tiên phải nói là châu Âu không có rồng, cái gọi là rồng chỉ là 1 giống Wyvern xuất phát từ thần thoại Hi Lạp thôi, và con đó trong mắt người Hy Lạp là 1 thứ sinh vật ti tiện xấu xa nhưng rất mạnh mẽ tên là Hydra, có cái đầu vô tận, chặt bao nhiêu cũng không hết! Vì vậy loài rồng châu Âu luôn đại diện cho sự tham lam vô tận, ngu ngốc và ẩn chứa sức mạnh to lớn, vai trò của nó luôn là để cho các hiệp sĩ vĩ đại đến moi tim về chưng cách thủy???

Khác với châu Âu, ở châu Á Rồng là một loài thụy thú, nghĩa là sinh vật mang điềm may mắn.

Rồng ra đời như nào, rất khó để biết Rồng ra đời như thế nào.

Nhưng từ lịch sử của Trung Hoa ( quốc gia phổ biến loài rồng ra toàn bộ phần Đông Á), thì có 1 số giả thuyết như sau:

  1. Thời xa xưa loài người thờ phụng các loài vật mạnh mẽ và quyền lực, mỗi một bộ tộc thờ phụng 1 loại khác nhau (totem), theo dòng chảy của lịch sử, các bộ tộc dần sát nhập lại thành một thể thống nhất, nhưng totem rất hiếm khi bị thay đổi, vì bản thân loài người mông muội thật sự tin rằng tồn tại 1 loài sinh vật như thế, vì vậy Rồng là sự kết hợp của rất nhiều chủng loại tô tem vào làm 1, từ đó dễ dàng kết hợp đức tin của các bộ tộc ngu muội." Hình tượng của rồng Trung Hoa bao gồm các loài:có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng. Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn). "
  2. Thời xa xưa, loài người ngu muội coi các nhà cai trị là các vị thần và thường gắn họ với các sinh vật mạnh mẽ vô song (ví dụ Pharaoh Ai Cập tự coi mình là thần Ra hiện thế, hình tượng gắn với chim đại bàng)... Các nhà cai trị Trung Hoa cổ để tăng cường quyền lực cũng chọn cho mình một sinh vật mạnh mẽ vô biên, kết hợp sức mạnh vô song mà họ biết trong tự nhiên để tạo ra một loại sinh vật bất diệt, sau đó tự gắn mình với nó, dùng nó để cai trị dân chúng. Giả thuyết này có vẻ đúng vì nó lặp đi lặp lại khắp nơi trên trái đất, và bản chất qua mỗi triều đại, loài rồng lại khác nhau 1 chút.
  3. Rồng thật sự tồn tại, nhưng sau đó vì lý do nào đó đã rời khỏi trái đất.
  4. Rồng và nhiều sinh vật thần thoại khác gắn liền với ký ức về một nền văn minh xưa cũ mà nhân loại từng lãng quên...
  5. Và rất nhiều giả thuyết khác, GG search đi bạn.

Nhưng nói chung với sức mạnh của nhân loại hiện nay, thì đừng nói là rồng, chứ đến mẹ rồng mà tồn tại loài người cũng chăn nuôi và chế biến đóng hộp được hết.

Vì thế nhân định thắng thiên là có thật!

P/S: Giá mà có con Hydra thật thì chúng ta đã có giải pháp chăn nuôi mới, một nguồn thịt thạch sach ăn mãi không hết, haha :))

Trả lời

Đầu tiên phải nói là châu Âu không có rồng, cái gọi là rồng chỉ là 1 giống Wyvern xuất phát từ thần thoại Hi Lạp thôi, và con đó trong mắt người Hy Lạp là 1 thứ sinh vật ti tiện xấu xa nhưng rất mạnh mẽ tên là Hydra, có cái đầu vô tận, chặt bao nhiêu cũng không hết! Vì vậy loài rồng châu Âu luôn đại diện cho sự tham lam vô tận, ngu ngốc và ẩn chứa sức mạnh to lớn, vai trò của nó luôn là để cho các hiệp sĩ vĩ đại đến moi tim về chưng cách thủy???

Khác với châu Âu, ở châu Á Rồng là một loài thụy thú, nghĩa là sinh vật mang điềm may mắn.

Rồng ra đời như nào, rất khó để biết Rồng ra đời như thế nào.

Nhưng từ lịch sử của Trung Hoa ( quốc gia phổ biến loài rồng ra toàn bộ phần Đông Á), thì có 1 số giả thuyết như sau:

  1. Thời xa xưa loài người thờ phụng các loài vật mạnh mẽ và quyền lực, mỗi một bộ tộc thờ phụng 1 loại khác nhau (totem), theo dòng chảy của lịch sử, các bộ tộc dần sát nhập lại thành một thể thống nhất, nhưng totem rất hiếm khi bị thay đổi, vì bản thân loài người mông muội thật sự tin rằng tồn tại 1 loài sinh vật như thế, vì vậy Rồng là sự kết hợp của rất nhiều chủng loại tô tem vào làm 1, từ đó dễ dàng kết hợp đức tin của các bộ tộc ngu muội." Hình tượng của rồng Trung Hoa bao gồm các loài:có mào, cựa gà, thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng. Rồng có chín đứa con (Long Sinh Cửu Tử), là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn). "
  2. Thời xa xưa, loài người ngu muội coi các nhà cai trị là các vị thần và thường gắn họ với các sinh vật mạnh mẽ vô song (ví dụ Pharaoh Ai Cập tự coi mình là thần Ra hiện thế, hình tượng gắn với chim đại bàng)... Các nhà cai trị Trung Hoa cổ để tăng cường quyền lực cũng chọn cho mình một sinh vật mạnh mẽ vô biên, kết hợp sức mạnh vô song mà họ biết trong tự nhiên để tạo ra một loại sinh vật bất diệt, sau đó tự gắn mình với nó, dùng nó để cai trị dân chúng. Giả thuyết này có vẻ đúng vì nó lặp đi lặp lại khắp nơi trên trái đất, và bản chất qua mỗi triều đại, loài rồng lại khác nhau 1 chút.
  3. Rồng thật sự tồn tại, nhưng sau đó vì lý do nào đó đã rời khỏi trái đất.
  4. Rồng và nhiều sinh vật thần thoại khác gắn liền với ký ức về một nền văn minh xưa cũ mà nhân loại từng lãng quên...
  5. Và rất nhiều giả thuyết khác, GG search đi bạn.

Nhưng nói chung với sức mạnh của nhân loại hiện nay, thì đừng nói là rồng, chứ đến mẹ rồng mà tồn tại loài người cũng chăn nuôi và chế biến đóng hộp được hết.

Vì thế nhân định thắng thiên là có thật!

P/S: Giá mà có con Hydra thật thì chúng ta đã có giải pháp chăn nuôi mới, một nguồn thịt thạch sach ăn mãi không hết, haha :))

Mình nghĩ ở châu Á rất mạnh về niềm tin vào thánh thần, và con rồng hay những con vật huyền ảo khác cũng không ngoại lệ. Trung Quốc hay Việt Nam làm phim về thần tiên cũng đâu có cánh nhưng họ vẫn bay được đó thôi. Vậy thì rồng cũng nghiễm nhiên không cần cánh nhưng đã thuộc về trời, thuộc về những kỳ vọng siêu nhiên thì ắt phải biết bay.

Còn có chân mà không có cánh cũng có thể hiểu là một trong những quan niệm của người châu Á thôi, rồng cũng là sinh vật và cần thiết có các chi như các sinh vật khác. Rồng không chân có khi sẽ bị coi như cá dưới nước thôi vậy, hoặc dễ hiểu nhất thì nó cũng tiệm cận với quan niệm của người xưa là sống thế nào chết như thế, nếu sống không đủ bộ phận tay chân thì "ở trên đó" cũng y như vậy. 

"Đi mây về gió" thì thử hỏi có cánh để làm chi?
Vì trong quan niệm của châu Á, rồng thường có mình dài như rắn, 4 chân và biết bay dù không có cánh. Nguyên nhân là bởi rồng đại diện cho thế lực siêu nhiên, có năng lực phi phàm, không cần dùng cánh vẫn bay được. Rồng châu Á có thể phun lửa hoặc hút nước làm mưa vô cùng đa dạng. Rồng trong quan niệm của người Trung Quốc thể hiện sự trường sinh bất tử, sức mạnh vô song và vượt qua mọi chướng ngại. Còn rồng châu Âu thì mang hơi hướng của một loài sinh vật hung dữ với toàn thân phủ vảy như rắn, miệng luôn phun lửa và đôi cánh như cánh dơi để bay lên trời.

rồng đế rồng vương cần gì cánh làm gì!!!

Đơn giản mà nói rồng châu âu và châu á là 2 loại khác biệt. Trong truyền thuyết cũng như các mẩu truyện thì rồng châu âu tấn công bằng cách phun lửa, đánh bằng thân thể, bạn có thể hiểu thì ngoài việc có thể phun lửa nó không khác gì một con thú bình thường. Đương nhiên cũng có những con có phép thuật, nhưng đa số là không có. Còn rồng phương đông, có đoạn tào tháo miêu tả như sau "Rồng thì lúc to, lúc nhỏ, lúc bay, lúc nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sóng." Chứng tỏ trong quan niệm của người phương đông thì con rồng nào cũng có phép thuật, và thường thì con người không cách nào tìm được chúng, trừ khi chúng chịu găp. Bởi vậy nên việc bay của rồng thì không cần giải thích, một con vật thì cần cánh để bay, nhưng con rồng phương đông thì không cần, chúng có phép thuật nên bay là điều đơn giản với chúng. Còn tại sao cần chân thì chúng phải đứng chứ, chẳng lẽ bay hoài. Hơn nữa, khi đánh nhau thì chân là vũ khí, còn cánh là vướng víu.