"Cõng rắn cắn gà nhà" hay dấu mờ lịch sử?

  1. Lịch sử

Trong lịch sử già hai nghìn sáu trăm năm, trải qua bao cuộc binh biến, Việt Nam được xem là dân tộc "kiên cường bất khuất" cùng có vô số anh hùng được nhắc tên. Thế nhưng chính sử vẫn chép lại những trường hợp vì nhiều lí do mà quay mũi giáo hàng giặc. Lại có những ngoại lệ cá biệt nhiều uẩn khúc như Lê Chiêu Thống, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc. Công tội, tài đức những người ấy như thế nào? Thực hư ra sao? Còn có trường hợp nào tương tự hay không? Kính mong bậc hữu tri khai ngộ.

Từ khóa: 

,

lịch sử

Một tiêu chuẩn nữa để đánh giá, là họ đối xử với đồng bào mình như thế nào, cách đối xử đó có làm cho dân bất mãn vì họ ích kỷ tham lam, có làm cho dân yếu nhược không còn tinh thần, đoàn kết để hợp quần đối phó ngoại bang không...

Trả lời

Một tiêu chuẩn nữa để đánh giá, là họ đối xử với đồng bào mình như thế nào, cách đối xử đó có làm cho dân bất mãn vì họ ích kỷ tham lam, có làm cho dân yếu nhược không còn tinh thần, đoàn kết để hợp quần đối phó ngoại bang không...

Lê Chiêu Thống phải đọc các văn bản trong Khâm Định An Nam Kỷ Lược thì mới rõ rằng ông khá oan ức. Chiêu Thống bị lạc trong rừng, hoàn toàn không biết gì cả. Khi quân Thanh vào được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị mới vội vàng cho người chạy đi kiếm ông để được tính chính danh "phò Lê diệt Tây Sơn".

Ba Bình mưu cầu quân Anh, Cảnh Thịnh cầu Thanh nữa chứ nhỉ
Sai đúng ta đừng nên vội vàng chỉ trích, hãy đặt vào hoàn cảnh của tiền nhân rồi sẽ hiểu vì sao họ làm vậy. Lê Chiêu Thống lẩn trốn trong rừng, ông không có ý và cũng không biết đến việc cầu Thanh. Thế Tổ Gia Long cũng thế, việc quân Xiêm tiến vào nước ta ông gần như ở thế bị động

Ko có đồng minh vĩnh viễn, ko có kẻ địch vĩnh viễn chỉ có lợi ích là vĩnh viễn thôi. Bên nào cũng có mục đích riêng của mình, có lợi ích và kẻ thù chung thì hợp tác với nhau, đến lúc thành công rồi thì quay sang đánh nhau để giành lợi ích cho bản thân mình. Quá khứ, hiện tại và tương lai đều ko thiếu các trường hợp như vậy.

Là công hay tội, đúng hay sai thì chỉ là ở góc nhìn/ lập trường của mỗi người thôi. Về phần tài năng thì được lịch sử nêu tên thì ít nhiều chắc là cũng có. Về phần có "đức" hay ko thì chẳng có tiêu chuẩn nào cả, người thắng cuộc sẽ auto vừa có tài vừa có đức, ít nhất là cho đến khi bị phe đối lập giành lại quyền hành, và sẽ auto bị bôi đen thành bất tài vô dụng, thành bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Kiều Công Tiễn cầu viện quân Nam Hán, Nguyễn Ánh cầu viện Xiêm La (nhưng sau này ông biết sửa sai mà tự lực), Bảo Đại theo Pháp, Diệm-Thiệu theo Mỹ v.v...

Lãnh thổ Đại Việt nằm sát biên giới với Đông Dương và Trung Hoa nên cũng khó có thể tránh khỏi những lúc thù trong giặc ngoài.

Bản thân mình thì thấy thật sự ngưỡng mộ và nể phục địa lý, lịch sử Nhật Bản vì họ không hề có biên giới (tương tự Úc, New Zealand...); cũng chưa từng bị nước nào đô hộ mà ngược lại là họ còn chống xâm lược rất kiên cường (Mông, Nguyên, Cao Ly) và thậm chí còn từng thôn tính nhiều nước Châu Á khác (bán đảo Triều Tiên, một phần Trung Hoa, Đông Dương,...).

chuyện quá bình thường công tội thì tuỳ thuộc vào người phán xét mà thôi. Lê Chiêu Thống cũng khá đáng thương nhưng dù sao cũng là tội