Cảm xúc cá nhân hay sự thật lịch sử?

  1. Xã hội

  2. Lịch sử

Khi tìm hiểu về lịch sử, ta không thể tránh khỏi việc tiếp cận tới một nguồn sử liệu nào đó theo góc nhìn hạn hẹp của cá nhân, và nhất mực cho rằng quan điểm của mình là đứng đắn một cách cực đoan. Thường thì khi nghiên cứu các tài liệu lịch sử, chúng ta sẽ vô tình bị đánh vào những cảm xúc cá nhân, như là yêu, ghét,tự hào, đồng cảm,... để rồi bị chính mình đánh lừa và ủng hộ một thứ gì đó mặc dù nó vô lý vô cùng.

Ví dụ như việc ủng hộ việc Nguyễn Ánh quật mồ Nguyễn Huệ vì quân Tây Sơn cũng đào mồ cuốc mả 9 đời nhà chúa Nguyễn. Có nguồn sử liệu nào ngoại trừ sử nhà Nguyễn ghi chép vụ việc trên? Giai đoạn 1781-1785, tức khi Nguyễn Huệ tổ chức đuổi cùng giết tận Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, thì Phú Xuân lúc đó vẫn đang nằm trong tay...họ Trịnh.

https://cdn.noron.vn/2023/01/31/3280300895712937915327696461603880704992805n-1675149274_1024.jpg

Tôn thờ Nguyễn Ánh và tự hào với mệnh danh “Chân mệnh thiên tử” vì “giai thoại” 18 lần thoát chết? Đã bao giờ đếm xỉa đến việc Nguyễn Ánh từng góp gạo cho nhà Thanh xâm lược Đại Việt?

Đồng ý là tự hào, tự tôn dân tộc là tốt, tuy nhiên niềm tin ấy cần có cơ sở rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nếu học sử có thiên vị và báng bổ tiền nhân dựa trên niềm tin vô lý của bản thân thì ắt nên thấy hổ thẹn với môn học mà mình tôn trọng này.

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

,

lịch sử

Trước thế chiến thứ hai biên giới quốc gia không hề được xem trọng, vì biên giới lãnh thổ các quốc gia liên tục bị thay đổi. Khi ww2 kết thúc mới bắt đầu xem trọng chủ nghĩa dân tộc, giữ đất gìn nhà. Quá khứ đã là chuyện của quá khứ, ta nên có cái nhìn với bậc cha ông công bằng nhất. VN thống nhất dưới thời NÁ, hai quần đảo được đánh dấu dưới thời nhà Nguyễn, lãnh thổ nước ta được mở rộng nhất trong thời vua Minh Mạng. Học lịch sử để rút kinh nghiệm, biết ơn và trân trọng hiện tại. Chứ đ phải học lịch sử để phỉ báng tiền nhân các bạn trẻ ạ. 🥰

Trả lời

Trước thế chiến thứ hai biên giới quốc gia không hề được xem trọng, vì biên giới lãnh thổ các quốc gia liên tục bị thay đổi. Khi ww2 kết thúc mới bắt đầu xem trọng chủ nghĩa dân tộc, giữ đất gìn nhà. Quá khứ đã là chuyện của quá khứ, ta nên có cái nhìn với bậc cha ông công bằng nhất. VN thống nhất dưới thời NÁ, hai quần đảo được đánh dấu dưới thời nhà Nguyễn, lãnh thổ nước ta được mở rộng nhất trong thời vua Minh Mạng. Học lịch sử để rút kinh nghiệm, biết ơn và trân trọng hiện tại. Chứ đ phải học lịch sử để phỉ báng tiền nhân các bạn trẻ ạ. 🥰

Hóng đạo hữu nào lấy nốt cái : "Thi Đình không lấy Trạng nguyên" để nói về sự chuyên quyền của nhà Nguyễn để bần đạo phản biện luôn 

Đối với các nhà "lật sử" họ có một luận điểm mà họ xem như là chân lý như sau:
Lịch sử được viết bởi kẻ thắng cuộc

Với quan điểm này, tôi có tìm hiểu và được biết từ xưa đến nay, thường có lệ "Vua không xem quốc sử". Đây là "đạo lý" không phải "chân lý", nghĩa là nó vẫn tương đối. Nhà vua hoàn toàn có thể dùng quyền hành của mình để thay đổi tất cả. Tuy nhiên, vì nó đã là đạo lý nên việc đọc các bản chép sử hay thậm chí can thiệp vào việc ghi chép lịch sử không phải là hành động của một bậc minh quân nữa. Cho nên, lịch sử ít nhiều vẫn giữ được tính khách quan nhất định.

Vả lại, nếu cứ lật sử theo luận điểm này thì tốt nhất nên dẹp lịch sử luôn. Bởi nó đâu còn tính khách quan nữa, ông nào thắng thì ông đấy muốn viết gì thì viết mà.

Với luận điểm này, tôi cho rằng bên thắng cuộc chỉ có thể can thiệp phần nào, hoàn toàn không thể đổi trắng thay đen được.

Quan điểm của tôi: Lịch sử đâu chỉ là câu chuyện kể.

Lịch sử khác truyền thuyết, thần thoại ở chỗ nó có nhân chứng, có bằng chứng. Ngoài những ghi chép, còn có những gì lưu truyền (hương ước) trong dân gian. Còn đó những di tích, các văn bản, các thỏa thuận,... Và trên hết là sự sáng suốt của đời sau, sự phán đoán và soi xét xuyên suốt dòng lịch sử chứ không phải chỉ một thời kì.

LẠM BÀN VỀ: TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH

Thời bấy giờ đất nước như một bức tranh đen tối, vua hầu như không có quyền hành, chúa trong chúa ngoài lấn át hết quyền vua. Mua quan, bán tước, cường hào áp bức, giặc cướp nổi lên, đấu tranh khắp nơi. Nếu không phải Tây Sơn thì lịch sử cũng sẽ xuất hiện những anh hùng khác đứng lên đấu tranh thôi. 

Công lao của Nguyễn Ánh ư? Ngoài mấy việc sắp xếp lại triều chính mà đời nào cũng có. Thì Nguyễn Ánh còn bế quan tỏa cảng (học theo nhà Thanh, hay chính là để thể hiện sự thần phục) khiến cho đất nước trì trệ. Chính Nguyễn Ánh bãi bỏ chức Tể Tướng để thâu tóm quyền lực, song lại phong hầu, phong tước cho "quan tây". Rồi thì thẳng tay đàn áp vô vàn cuộc khởi nghĩa.

Để nói nhiều hơn thì phải chờ các nhà lật sử vào phản biện. Nên tạm dừng tại đây.

Tiện đây cho hỏi.
Bởi tôi thấy có nhiều cách nhìn nhận rất khác nhau về vấn đề này. Có người lại rất cực đoan. Có người coi như chẳng vấn đề gì nhiều.
Mọi người nghĩ gì về việc " cõng rắn cắn gà"? " rước voi về giày mả tổ"

Lịch sử viết bởi kẻ còn sống thì đúng hơn là kẻ thắng cuộc. 

Nói vậy đủ hiểu rồi chứ?