Đã bao giờ bạn cảm thấy bản thân mình thật khó hiểu?

  1. Tâm sự cuộc sống

Chào mọi người Thật ra hiện tại mình muốn tâm sự với mọi người một chút về tính cách của bản thân mình cũng như là của các bạn. Đã bảo giờ tự hỏi bản thân rằng mình thật khó hiểu bao giờ chưa? Với mình thì là rất nhiều rồi. Mình không hiểu lí do tại sao cứ mỗi lần mình ở một mình hay mình ở với gia đình,mình phải thừa nhận là cứ mỗi lần như thế là tính mình rất cục cằn và khó chịu, ngay cả với mẹ, bố hay thằng em của mình. Vậy mà đến khi mình ra ngoài và gặp bạn bè thì lại thay đổi 180 độ ra vui tính, hiền lành...umm không hẳn mà là vui tinh, sôi nổi và hài hước. Vài lần thằng em mình nhìn thấy cũng không nhận ra đấy là chị nó luôn mà cứ kiểu: "Chị là ai!? Em không biết!? Chị đi ra đi!!!"Cũng có khi mình biết mẹ mình buồn nhưng vẫn tỏ ra khó gần. Rõ ràng đầu mình thì thấy tội lỗi với buồn bã mà miệng thì nó cứ im lặng, như cái câu "Nói một đằng làm một nẻo ấy" (thay đổi từ "nói" thành "nghĩ" nhé). Trời ơi!! Mình không biết đây có phải do sự thay đổi của tuổi teen hay mà mình rối loạn nhân cách quá:") Ai biết thì giúp mình nhé!! À mà nếu các bạn có câu chuyện tương tự như mình thì hãy cùng nhau chia sẻ cho vui nhà vui cửa nhé!!

Từ khóa: 

bản thân khó hiểu

,

tâm sự cuộc sống

Mình có cảm xúc hai chiều nửa yêu nửa ghét nửa muốn lại gần nửa muốn rời xa. Có đôi khi, chỉ cần ba hỏi mình ăn cơm chưa thì mình đã cảm thấy rất là vui. Vui trong lòng nhưng trong lý trí của mình buộc mình phải ghét ông ấy. Ông ấy sỉ nhục, buông lời chửi rủa mình mỗi khi uống say. Ông ấy coi thường nỗ lực của mình trong khi mình đang cố gắng. Ông ấy đánh mình dù thằng em làm sai. Ông ấy buộc mình đi học trong khi mình bị đánh đập bởi những đứa học cùng lớp vì lo cho danh dự của ông ấy. Mình không nghĩ lỗi thuộc về mình. Lỗi sai của ông ấy là đã sinh ra mình rồi cho mình một cơ thể ốm yếu để mình bị kỳ thị như thế này. Mình chẳng khác nào con rùa rụt cổ. Nhưng nó chui vô cái mai của nó để bảo vệ bản thân vì ngoài kia nguy hiểm đến cỡ nào.

Trả lời

Mình có cảm xúc hai chiều nửa yêu nửa ghét nửa muốn lại gần nửa muốn rời xa. Có đôi khi, chỉ cần ba hỏi mình ăn cơm chưa thì mình đã cảm thấy rất là vui. Vui trong lòng nhưng trong lý trí của mình buộc mình phải ghét ông ấy. Ông ấy sỉ nhục, buông lời chửi rủa mình mỗi khi uống say. Ông ấy coi thường nỗ lực của mình trong khi mình đang cố gắng. Ông ấy đánh mình dù thằng em làm sai. Ông ấy buộc mình đi học trong khi mình bị đánh đập bởi những đứa học cùng lớp vì lo cho danh dự của ông ấy. Mình không nghĩ lỗi thuộc về mình. Lỗi sai của ông ấy là đã sinh ra mình rồi cho mình một cơ thể ốm yếu để mình bị kỳ thị như thế này. Mình chẳng khác nào con rùa rụt cổ. Nhưng nó chui vô cái mai của nó để bảo vệ bản thân vì ngoài kia nguy hiểm đến cỡ nào.

Giữa dòng đời, mình chợt dừng lại và tự hỏi: "Tại sao mình thấy mệt mỏi đến vậy?". "Tại sao những việc này luôn lặp lại với mình"? Mình cảm thấy bế tắc, thấy cuộc sống giống như một vòng tuần hoàn không lối thoát, và mình chẳng thể làm gì ngoài việc bị động giơ đầu ra hứng chịu. Ấy là vì, mình không hiểu được bản thân mình.

Howard Gardner - chuyên gia trong ngành giáo dục - có một câu như thế này: "Ai cũng thất bại, kể cả những cá nhân kiệt xuất. Nhưng thay vì bỏ cuộc, họ chấp nhận học hỏi và trở thành kẻ chiến thắng ngay khi có cơ hội".

Thất bại chỉ là một cơ hội để mình nhìn nhận lại bản thân, để rồi trở lại mạnh mẽ hơn.

Trước kia mình cũng y bạn luôn, cứ kiểu cư xử với người nhà thì cộc tính, còn người ngoài thì hoạt ngôn, thân thiện, tốt bụng đến lạ. Hiện tại thì mình đã sửa được phần nào, tuy đôi khi vẫn lại như vậy nhưng với tần suất khá thấp. Mình để ý thấy rằng:

Xét về khía cạnh gia đình, mình quá hiểu gia đình mình và khi mình cư xử như vậy thì thấy không có phản ứng gì dữ dội nên chắc não cho ra tín hiệu hành vi này an toàn nên dần dần tích tiểu thành đại và quen luôn. Bên cạnh đó, có nhiều lúc gia đình đã có những lời nói, hành vi khiến mình buồn, giận, tủi, tổn thương... những điều này làm bản thân mình ức chế, lâu ngày đâm ra cộc cằn, khó tính theo.

Xét về khía cạnh xã hội, mình không hiểu rõ bản chất họ như gia đình nên mình lịch sự, thoải mái nói chuyện hơn, và cũng có thể do có cùng điểm chung, sở thích nào đó nên dễ trò chuyện. Thêm vào đó, mình cần mối quan hệ xã hội để hỗ trợ cho các cơ hội trong tương lai.

Nhưng kể từ khi bắt đầu sống tự lập, mình nhận ra mình cần thay đổi vì đâu ai tốt bằng gia đình mình dù có nhiều lần có những câu nói làm mình nhụt chí, tổn thương nhưng họ cũng chỉ muốn mình tốt mà thôi. Do đó, mình chọn cách cân bằng, cụ thể: Khi mình bắt đầu cảm nhận có dấu hiệu cộc cằn thì mình sẽ nhắm mắt lại, nói thầm trong đầu: "No" và mở mắt ra hít thật sâu và thở ra từ từ nhẹ nhàng, cứ thế mình dần dần hạn chế được, mình cũng bắt đầu cởi mở, trò chuyện kể về những điều thú vị mình đã làm, đã gặp với mọi người trong gia đình, từ đó mình và gia đình vui vẻ hơn, hiểu về nhau hơn và quan trọng mình đã hạn chế tối đa cái tính cộc cằn này. Còn với xã hội thì mình có chừng mực hơn, kiểu không phải cái gì cũng kể, cũng thoải mái á. Mình chia sẻ vậy thui nè hihi, hi vọng bạn sớm tìm được câu trả lời thỏa đáng cho bản thân nhé.

Mình cũng thế. Có vẻ như mình coi tình cảm người thân là điều tất nhiên. Bố mẹ, anh chị sẽ luôn yêu thương mình vô điều kiện kể cả mình có làm gì đi nữa. Còn người ngoài thì không, chẳng ai muốn chơi với một đứa suốt ngày cáu gắt, nóng nảy, tiêu cực cả.

Biết là ba mẹ yêu thương mình vô điều kiện nên khi ở cạnh họ, mình có cơ hội làm mình làm mẩy, mình được xả cảm xúc ra ngoài mà không sợ bị đánh giá.

Đây là câu chuyện khó hiểu của mình: Khi mình biết ai đó thích mình, thì mình sẽ cố làm cho người ta ghét mình đến tận cùng luôn, và trong mình sẽ có cảm giác gặp người này phải né ngay, nghĩ tới thôi mình cũng có cảm giác không muốn gặp và nói chuyện rồi. Và rồi khi gặp mình đã có thái độ rất gì luôn để làm người ta ghét và khó hiểu về mình. Mình luôn ý thức được việc làm của mình nhưng cảm xúc mình không thể điều chỉnh dù mình đã nhận thức được việc này không nên. Nên đã làm tổn thương nhiều người. Nhưng sau một thời gian trôi qua mình quên cảm giác đó đi, trở về bình thường thì có thể đã làm mất tình bạn rồi. Những năm gần đây mình đã cố tiết chế cảm xúc của mình rồi nhưng vẫn chưa có tiến triển tốt. 

Là cái (tôi) của bạn đấy :)) ví dụ: tôi đi ra ngoài làm sếp về nhà gặp ba mẹ (tôi) làm con gặp vợ cái (tôi) làm chồng , gặp con cái (tôi) làm cha gặp con chó con mèo cái tôi làm (chủ) 1 cái tôi thôi mà đeo biết bao lớp mặt nạ :))) và cái tôi của bạn quá cao....... Và mỗi chúng ta tồn tại ở đây là để diệt cái (tôi) này để đi tìm con người thật sự của mình ấy :))

Thực ra mình cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Với người thân mình như một con người khác, mình hay tỏ thái độ. Còn với người ngoài mình bình tĩnh và lắng nghe, thậm chí rất quan tâm đến vấn đề của họ. Phải nói là tốt với người ngoài hơn người nhà. Bản thân mình nhận ra điều đó nhưng để sửa thực sự rất khó vì tự nhiên biến bản thân thành một con người khác trước mặt gia đình rất kì cục nhưng mình cố gắng dần dần. Mỗi lần mình bức xúc với bố mẹ về một việc gì đó thì thay vì bày tỏ thái độ tiêu cực, mình hít thở thật lâu, cố gắng kiềm chế và nói ra những lời dễ nghe hơn. Mỗi lần bố mẹ mệt hay có chuyện mình lấy hết can đảm để trò chuyện và hỏi han. Tưởng thì dễ nhưng mình cũng phải đấu tranh rất nhiều, nhưng cứ thực hiện vài lần bạn sẽ quen hơn thôi. Thực ra bạn không khó hiểu đâu vì rất nhiều người xung quanh bạn cũng như vậy =))

Trước hết mình có thể nói đây là 1 bài viết khá hay và thẳng. Theo cá nhân mình điều này cũng là hiện tượng khá bình thường trong cuộc sống hiện đại. Khi mà có quá nhiều thông tin các mỗi quan hệ bên ngoài thì bạn phân tâm và lơ đễnh những người thân thuộc nhất. Cũng có thể nói đơn giản chút là ham vui thích thứ mới mẻ. Ai cũng vậy mà. Ở một góc nhìn khác thì bạn cho rằng không có gì đó đặc biệt để chia sẻ vs những ng thân nhất. Bạn nghĩ đơn giản là sống với nhau cả chục năm rồi thì quá hiểu nhau. Điều này dẫn đến nhàm chát và các mối quan hệ nó nhạt dần. Mình thì chưa có gia đình riêng nhưng cũng đã sống chung vs bạn gái 1 khoảng thời gian cũng đủ để mình và cô ấy quá hiểu về nhau. Nhưng lúc đó giữa hai ng thi thoảng có những ngập nghềnh nhất định. Có hờn dỗi , có những trò đùa tai quái hay những hiểu lầm. Nhưng ít nhất nó không bằng phẳng . Còn nếu như một mối quan hệ khéo dài và bằng phẳng nhất là giữa các thành viên trong gia đình. Thậm chí là giữa 2 vợ chồng thì lâu dài nó cũng chai sạn. Nhất là mà 1 bên cho rằng họ có quyền lợi mang tính hiển nhiên . Thường thì là chồng thơ ơ vs việc nhà , chăm sóc con cái. Điều này chỉ dẫn đến gần mà như ng dưng. Nói thì vô lý nhưng cái gì phát sinh cũng có lý do của nó cả. 
Túm lại bạn nên điều chỉnh lại cách mà mình ứng xử vs ng thân . Có thể là những trò đùa tai quái hay 2 chị em khích đểu nhau cũng không tồi. Cũng có thể là bạn hoặc ai đó cần giúp đỡ. Khi đó hãy luôn đưa tay ra dù có được hay không. Dù sao không đâu bằng nhà.

Mình cũng giống bạn nên chẳng biết nói sao... Nhưng càng ngày mình càng thấy có lỗi với gia đình lắm, kiểu nhà là nơi mình vô cùng tin tưởng rồi nên mình sẽ thường có xu hướng xả mọi stress ở ngoài đường về trong khi mình luôn cố gắng lấy lòng mọi người xung quanh, tạo dựng mối quan hệ thật tốt với người chẳng phải là máu mủ ruột thịt. Nên thay đổi bạn ạ.

Tôi hiểu rõ bản thân muốn gì và chọn con đường tôi muốn thế nên với những người xung quanh tôi khá là khó hiểu nhưng tôi cũng không quan tâm việc người ta hiểu mình hay không, việc đó là vô ích và mất thời gian.