Đặc điểm ngôn ngữ sáng tác trong tác phẩm Xuân Hương truyện của Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chữ Hán du nhập vào bán đảo Hàn từ trước Công nguyên. Có thể thấy rằng, hiện tượng song trùng ngôn ngữ - văn tự Hán và Hàn là một trong những đặc điểm quan trọng của văn học cổ điển Hàn Quốc, tương tự như văn học cổ điển của các nước khác ở Đông Á thuộc vùng văn hoá chữ Hán (Nhật Bản, Việt Nam). Và ở đó, Xuân Hương truyện xuất hiện với tư cách là “đại diện kiệt xuất” phát ngôn cho những khuynh hướng ngôn ngữ của thời đại, bằng tác phẩm của họ, tác động một cách mạnh mẽ đến ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc… đánh dấu sự chuyển biến vị trí của Hán ngữ và Quốc văn” . - Khi miêu tả khắc hoạ nhân vật mang tính đại diện cho tài tử - giai nhân, tác giả luôn sử dụng những hình so sánh mang tính biểu trưng cao độ. Điều này được thể hiện rõ nét ở nhân vật Xuân Hương. Nàng hiện lên với sự hội tụ của tất cả những gì đẹp đẽ, tinh hoa nhất: “Một người có cái nhan sắc của Trang Khương, cái đức hạnh của Nhâm, Tự, có cái tài văn chương của Thái, Đỗ, có tấm lòng hiền hoà của Thái Tự và lòng chung thuỷ của Nhị Phi...” - Bút pháp kể truyện và miêu tả con người kết hợp giữa phong cách điển nhã bác học và chất “hài hước thô tục” lạc quan, bình dân của văn học dân gian. Tuy nhiên có thể thấy phong vị dân dã là yếu tố mang tính đậm nét. Trong tác phẩm có những bài thơ chữ Hán đan xen nhưng chủ yếu vẫn là những bài ca tình yêu bằng tiếng Hàn, nhưng chủ yếu vẫn là những bức tranh tả chân thực về cảnh thiên nhiên, về đời sống sinh hoạt, các hoạt động vui chơi của người Hàn Quốc xưa kia, và thậm chí là cả quan hệ ân ái tình dục của nam nữ đương thời. - Một đặc điểm tạo nên giá trị đặc sắc cho Xuân Hương truyện là bút pháp trào phúng. Bút pháp trào phúng đã tạo nên cho tác phẩm một ý vị lạc quan tươi tắn và hơn thế là tính dân dã, gần gũi với đời sống. - Màu sắc “tự nhiên chủ nghĩa” như là một bản chất của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học do mối qua hệ với ngôn ngữ kịch của pansori. Được xây dựng dưới dạng tiểu thuyết pansori mà nguồn gốc được lấy từ tích truyện dân gian với yêu cầu diễn xướng cộng đồng đã dẫn đến đặc điểm cấu tạo tình tiết, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Trong tổng số 590 câu thoại trong ngôn ngữ nhân vật, chiếm 50% trong số đó là lời nói của Lý Công Tử và Xuân Hương. Kế thừa những đặc trưng của thể pansori, ngôn ngữ tiểu thuyết pansori dựa vào khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của người dân đương đại. Do đó, tiểu thuyết pansori có sự “tươi trẻ, tràn đầy sinh khí”, khác với “các thể tiểu thuyết quốc ngữ khác được viết bằng văn thể”. Nếu diễn xướng pansori kết hợp linh hoạt giữa hát và nói thì tiểu thuyết pansori cũng hoà trộn năng động giữa văn xuôi và thơ: tự sự thì dùng tản văn, bộc bạch tâm lý nhân vật thì dùng vận văn.
Trả lời
Chữ Hán du nhập vào bán đảo Hàn từ trước Công nguyên. Có thể thấy rằng, hiện tượng song trùng ngôn ngữ - văn tự Hán và Hàn là một trong những đặc điểm quan trọng của văn học cổ điển Hàn Quốc, tương tự như văn học cổ điển của các nước khác ở Đông Á thuộc vùng văn hoá chữ Hán (Nhật Bản, Việt Nam). Và ở đó, Xuân Hương truyện xuất hiện với tư cách là “đại diện kiệt xuất” phát ngôn cho những khuynh hướng ngôn ngữ của thời đại, bằng tác phẩm của họ, tác động một cách mạnh mẽ đến ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc… đánh dấu sự chuyển biến vị trí của Hán ngữ và Quốc văn” . - Khi miêu tả khắc hoạ nhân vật mang tính đại diện cho tài tử - giai nhân, tác giả luôn sử dụng những hình so sánh mang tính biểu trưng cao độ. Điều này được thể hiện rõ nét ở nhân vật Xuân Hương. Nàng hiện lên với sự hội tụ của tất cả những gì đẹp đẽ, tinh hoa nhất: “Một người có cái nhan sắc của Trang Khương, cái đức hạnh của Nhâm, Tự, có cái tài văn chương của Thái, Đỗ, có tấm lòng hiền hoà của Thái Tự và lòng chung thuỷ của Nhị Phi...” - Bút pháp kể truyện và miêu tả con người kết hợp giữa phong cách điển nhã bác học và chất “hài hước thô tục” lạc quan, bình dân của văn học dân gian. Tuy nhiên có thể thấy phong vị dân dã là yếu tố mang tính đậm nét. Trong tác phẩm có những bài thơ chữ Hán đan xen nhưng chủ yếu vẫn là những bài ca tình yêu bằng tiếng Hàn, nhưng chủ yếu vẫn là những bức tranh tả chân thực về cảnh thiên nhiên, về đời sống sinh hoạt, các hoạt động vui chơi của người Hàn Quốc xưa kia, và thậm chí là cả quan hệ ân ái tình dục của nam nữ đương thời. - Một đặc điểm tạo nên giá trị đặc sắc cho Xuân Hương truyện là bút pháp trào phúng. Bút pháp trào phúng đã tạo nên cho tác phẩm một ý vị lạc quan tươi tắn và hơn thế là tính dân dã, gần gũi với đời sống. - Màu sắc “tự nhiên chủ nghĩa” như là một bản chất của ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học do mối qua hệ với ngôn ngữ kịch của pansori. Được xây dựng dưới dạng tiểu thuyết pansori mà nguồn gốc được lấy từ tích truyện dân gian với yêu cầu diễn xướng cộng đồng đã dẫn đến đặc điểm cấu tạo tình tiết, ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Trong tổng số 590 câu thoại trong ngôn ngữ nhân vật, chiếm 50% trong số đó là lời nói của Lý Công Tử và Xuân Hương. Kế thừa những đặc trưng của thể pansori, ngôn ngữ tiểu thuyết pansori dựa vào khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của người dân đương đại. Do đó, tiểu thuyết pansori có sự “tươi trẻ, tràn đầy sinh khí”, khác với “các thể tiểu thuyết quốc ngữ khác được viết bằng văn thể”. Nếu diễn xướng pansori kết hợp linh hoạt giữa hát và nói thì tiểu thuyết pansori cũng hoà trộn năng động giữa văn xuôi và thơ: tự sự thì dùng tản văn, bộc bạch tâm lý nhân vật thì dùng vận văn.