Tác giả của Truyện Kiều là ai?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

truyện kiều

,

nguyễn du

,

văn hóa

Tác giả của "Truyện Kiều" là Nguyễn Du.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu văn chương và nghệ thuật.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế nhưng cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho thỏa chí, mà cuối cùng phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/79801687215451634-1654482633.jpg

Nguyễn Du có 3 tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập gồm: 78 bài làm lúc ông đang sống lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân ( 1786 – 1804). Nam trung tạp ngâm gồm: 40 bài là tập thơ sáng tác lúc ra làm quan với triều Nguyễn (1805 – 1813). Bắc hành tạp lục gồm: 132 bài làm lúc phụng mệnh vua dẫn đầu đoàn đi sứ Trung Quốc ( 1813 – 1814), tổng cộng 250 bài. Thơ chữ Hán có những kiệt tác như: Đọc Tiểu Thanh kí, Bài ca những điều trông thấy ( Sở kiến hành), Bài ca người gảy đàn đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca), Người hát rong ở Thái Bình ( Thái Bình mại ca giả), Chống lại bài “ Chiêu hồn” ( Phản “chiêu hồn”)…

Nguyễn Du có hai kiệt tác thơ chữ Nôm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và bài vè Thác lời trai phường nón.

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén. Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

Trả lời

Tác giả của "Truyện Kiều" là Nguyễn Du.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu văn chương và nghệ thuật.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu sang, thế nhưng cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất là từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho thỏa chí, mà cuối cùng phải chấp nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đầy đọa. Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/79801687215451634-1654482633.jpg

Nguyễn Du có 3 tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập gồm: 78 bài làm lúc ông đang sống lẩn tránh ở quê vợ và quê nhà Nghi Xuân ( 1786 – 1804). Nam trung tạp ngâm gồm: 40 bài là tập thơ sáng tác lúc ra làm quan với triều Nguyễn (1805 – 1813). Bắc hành tạp lục gồm: 132 bài làm lúc phụng mệnh vua dẫn đầu đoàn đi sứ Trung Quốc ( 1813 – 1814), tổng cộng 250 bài. Thơ chữ Hán có những kiệt tác như: Đọc Tiểu Thanh kí, Bài ca những điều trông thấy ( Sở kiến hành), Bài ca người gảy đàn đất Long Thành ( Long Thành cầm giả ca), Người hát rong ở Thái Bình ( Thái Bình mại ca giả), Chống lại bài “ Chiêu hồn” ( Phản “chiêu hồn”)…

Nguyễn Du có hai kiệt tác thơ chữ Nôm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và bài vè Thác lời trai phường nón.

Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo lỗi lạc với tấm lòng sâu sắc, bao dung, đồng thời ông đã dùng ngòi bút phê phán hiện thực mạnh mẽ, sắc bén. Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

Đại Thi hào Nguyễn Du
Nguyễn du
Nguyễn Du
Nguyễn Du

Nguyễn Du

Nguyễn du
Nguyễn Du
Nguyễn Du
Nguyễn Du