Làm sao để thôi nhớ một người?

  1. Tâm lý học

Làm sao để thôi nhớ một người ☺️
Từ khóa: 

tình yêu

,

lãng quên

,

tâm lý học

Thật khó để có thể làm chủ được cảm xúc của bản thân khi hình bóng ai đó luôn thường trực trong tâm trí ta, tuy nhiên, vẫn có cách để ta “kiểm soát” nỗi nhớ.
1, Làm một công việc khác
Thường thì khi nhớ một người, chúng ta rất khó tập trung vào công việc. Cho dù gõ máy tính hay nghe nhạc, hình ảnh của người ấy lại lập tức ùa về. Vậy thì, tại sao bạn không làm ngược lại, bằng cách dùng công việc để “áp đảo” nỗi nhớ?
Ngay lúc này, những công việc lặt vặt sẽ phát huy tác dụng của chúng. Bạn có thể dọn dẹp lại góc học tập hay xem một bộ phim ngắn. Đảm bảo điều này sẽ kéo bạn ra khỏi cảm giác nhung nhớ nhanh thôi.
2, Đừng suy nghĩ nữa
Thật ra mấu chốt của nỗi nhớ chính là việc bạn đã tự tái hiện ký ức về người đó quá nhiều. Thậm chí, ngay cả khi bạn tự nhắc mình: “Không được nhớ nữa, không được nhớ nữa”. Khi lặp lại câu nói đó, bạn đã vô tình khơi gợi sự có mặt của người ấy trong tâm thức của mình. Có một quy luật mang tên "càng quên càng nhớ", có thể bạn đang rơi vào tình trạng ấy đấy. Cách hay nhất là bạn hãy dừng suy nghĩ của mình lại, cho dù đó là nỗi nhớ gờn gợn đáng yêu hay nhói đau khắc khoải. Hãy nhớ, sẽ không ai bước vào tâm trí của bạn trừ khi bạn cho phép họ làm điều đó.

3, Ra ngoài chơi thôi
Việc ra ngoài và hít thở chút gió trời, sưởi nắng sẽ làm bạn “lớn lên”. Đùa thôi, điều này sẽ giúp bạn nhận ra nỗi nhớ của mình thật nhỏ bé. Giữa bốn bức tường mênh mông, ta sẽ thấy việc nhớ một người thật to tát. Tuy nhiên, khi bước ra giữa thế giới rộng lớn, rồi sẽ có lúc bạn nhận ra nỗi nhớ ấy chỉ nhỉnh hơn… con kiến một chút thôi. Bởi giữa hàng triệu người, ta rất dễ tìm thấy sự tương đồng cảm xúc với một ai đó.  Bạn có thể chạy ngay ra công viên gần nhà hoặc đi mua một thứ gì đó giúp mẹ… Những điều này sẽ khiến bạn vui hơn. Không phải vì nỗi nhớ đã mất đi mà là được niềm vui khác át mất. Mấu chốt là ở chỗ đó.
4, “Đánh thuế” nỗi nhớ

Đây là một “mẹo lừa” rất dễ thương dành cho bạn nào không thể dứt khoát với cảm giác vấn vương và hoài niệm. Đầu tiên bạn kiếm một chú heo đất, càng đẹp càng tốt (để có động lực tiết kiệm hơn). Mỗi khi nhớ ai, hãy bỏ một số tiền vào đó. Khi đã đủ rồi, bạn hãy lấy số tiền ấy ra và mua quà tặng cho người bạn nhớ. Ai bảo nỗi nhớ là vô hình nào, nó hữu hình và có giá trị hẳn hoi đấy nhé.

Nếu không gặp người ta mà bạn cứ nhung nhớ mãi hoài, hãy tăng số tiền cần phải bỏ ra cho một lần “được nhớ”. Đến khi số tiền chạm ngưỡng maximum rồi, nếu tuân theo quy tắc, bạn sẽ không được phép nhớ nữa đâu, “đánh thuế” cao thế cơ mà.
5, Tạo thói quen mới
Với các bạn mới chia tay, việc ra đi của một người để lại rất nhiều dư chấn. Mà trên hết, phải kể đến những thói quen và nỗi nhớ chất chồng. Không sao, chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu một cuộc sống mới.  Thay vì bó gối và nhớ mãi về một người, hãy tập thói quen mỉm cười dù không có người đó bên cạnh. Chúng ta mạnh mẽ vì chúng ta độc lập. Hãy đem nỗi nhớ giấu hết vào trong. Rồi một ngày ai đó sẽ đem nắng đến cho bạn, và dùng yêu thương "hong ấm" nhung nhớ đó

Trả lời

Thật khó để có thể làm chủ được cảm xúc của bản thân khi hình bóng ai đó luôn thường trực trong tâm trí ta, tuy nhiên, vẫn có cách để ta “kiểm soát” nỗi nhớ.
1, Làm một công việc khác
Thường thì khi nhớ một người, chúng ta rất khó tập trung vào công việc. Cho dù gõ máy tính hay nghe nhạc, hình ảnh của người ấy lại lập tức ùa về. Vậy thì, tại sao bạn không làm ngược lại, bằng cách dùng công việc để “áp đảo” nỗi nhớ?
Ngay lúc này, những công việc lặt vặt sẽ phát huy tác dụng của chúng. Bạn có thể dọn dẹp lại góc học tập hay xem một bộ phim ngắn. Đảm bảo điều này sẽ kéo bạn ra khỏi cảm giác nhung nhớ nhanh thôi.
2, Đừng suy nghĩ nữa
Thật ra mấu chốt của nỗi nhớ chính là việc bạn đã tự tái hiện ký ức về người đó quá nhiều. Thậm chí, ngay cả khi bạn tự nhắc mình: “Không được nhớ nữa, không được nhớ nữa”. Khi lặp lại câu nói đó, bạn đã vô tình khơi gợi sự có mặt của người ấy trong tâm thức của mình. Có một quy luật mang tên "càng quên càng nhớ", có thể bạn đang rơi vào tình trạng ấy đấy. Cách hay nhất là bạn hãy dừng suy nghĩ của mình lại, cho dù đó là nỗi nhớ gờn gợn đáng yêu hay nhói đau khắc khoải. Hãy nhớ, sẽ không ai bước vào tâm trí của bạn trừ khi bạn cho phép họ làm điều đó.

3, Ra ngoài chơi thôi
Việc ra ngoài và hít thở chút gió trời, sưởi nắng sẽ làm bạn “lớn lên”. Đùa thôi, điều này sẽ giúp bạn nhận ra nỗi nhớ của mình thật nhỏ bé. Giữa bốn bức tường mênh mông, ta sẽ thấy việc nhớ một người thật to tát. Tuy nhiên, khi bước ra giữa thế giới rộng lớn, rồi sẽ có lúc bạn nhận ra nỗi nhớ ấy chỉ nhỉnh hơn… con kiến một chút thôi. Bởi giữa hàng triệu người, ta rất dễ tìm thấy sự tương đồng cảm xúc với một ai đó.  Bạn có thể chạy ngay ra công viên gần nhà hoặc đi mua một thứ gì đó giúp mẹ… Những điều này sẽ khiến bạn vui hơn. Không phải vì nỗi nhớ đã mất đi mà là được niềm vui khác át mất. Mấu chốt là ở chỗ đó.
4, “Đánh thuế” nỗi nhớ

Đây là một “mẹo lừa” rất dễ thương dành cho bạn nào không thể dứt khoát với cảm giác vấn vương và hoài niệm. Đầu tiên bạn kiếm một chú heo đất, càng đẹp càng tốt (để có động lực tiết kiệm hơn). Mỗi khi nhớ ai, hãy bỏ một số tiền vào đó. Khi đã đủ rồi, bạn hãy lấy số tiền ấy ra và mua quà tặng cho người bạn nhớ. Ai bảo nỗi nhớ là vô hình nào, nó hữu hình và có giá trị hẳn hoi đấy nhé.

Nếu không gặp người ta mà bạn cứ nhung nhớ mãi hoài, hãy tăng số tiền cần phải bỏ ra cho một lần “được nhớ”. Đến khi số tiền chạm ngưỡng maximum rồi, nếu tuân theo quy tắc, bạn sẽ không được phép nhớ nữa đâu, “đánh thuế” cao thế cơ mà.
5, Tạo thói quen mới
Với các bạn mới chia tay, việc ra đi của một người để lại rất nhiều dư chấn. Mà trên hết, phải kể đến những thói quen và nỗi nhớ chất chồng. Không sao, chưa bao giờ là quá muộn để bắt đầu một cuộc sống mới.  Thay vì bó gối và nhớ mãi về một người, hãy tập thói quen mỉm cười dù không có người đó bên cạnh. Chúng ta mạnh mẽ vì chúng ta độc lập. Hãy đem nỗi nhớ giấu hết vào trong. Rồi một ngày ai đó sẽ đem nắng đến cho bạn, và dùng yêu thương "hong ấm" nhung nhớ đó

nhớ 1 người khác đi c ~~

 

Việc này tưởng là khó nhưng thực ra cũng không phải là không làm được.

Tốt nhất là bạn nên hạn chế gặp người đó; hạn chế nói chuyện, nhắn tin với nhau đi. Lúc đầu sẽ thấy hơi khó chịu một chút, nhưng sau đó bạn sẽ dần thích nghi với việc không có người kia bên cạnh và tâm trạng sẽ dần được cải thiện thôi. 

Tiếp theo, Đừng để bản thân có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, vì những lúc như thế bạn sẽ lại tương tư ngay đấy. Những lúc rảnh rỗi bạn có thể hẹn bạn bè đi cafe tám chuyện, đi xem phim, dạo phố, học tập, làm việc gì cũng được. Nhưng đừng để bản thân có khoảng trống nghĩ ngợi linh tinh là đc.

Nên ra ngoài dạo phố, hít thở không khí; thế cũng rất tốt cho tâm trạng đấy.

Tìm cho bản thân một niềm đam mê mới, như học một ngôn ngữ mới chẳng hạn. 

Cuối cùng là kiếm cho bản thân một đối tượng để nhớ mới =))))https://cdn.noron.vn/2023/03/05/13883769115794932-1678019224.jpg

Ý kiến riêng thì mình cần bỏ qua những cảm xúc ấy mà sống hay sống theo cách của bạn mà sống

Hì cái này thương/thích/yêu cũng nhớ.... ghét/thù cũng nhớ ... còn em chon nhớ trong hoàn cảnh nào thì chỉ em mới đặt em vào hoàn cảnh đó được thôi.

Chúc em luôn vui./.

Bắt đầu một mối quan hệ với người khác

Một chia sẻ về chủ đề này trên Noron! rất đáng để đọc bạn nhé.

Đừng để bản thân rảnh rỗi hoặc trông thấy họ kể cả online
Đừng nhớ nữa