Làm thế nào để ngừng nhớ một người?

  1. Tình yêu

https://cdn.noron.vn/2021/08/16/87132592616106050-1629080273.jpg
Từ khóa: 

tình yêu

Bạn có chắc là bạn nhớ người đó hay bạn nuối tiếc kỉ niệm giữa bạn và người đó. Mình cũng từng lầm tưởng như vậy, tưởng rằng bản thân không thể quên người đó nhưng thực chất không phải, thứ mình thực sự không buông bỏ được là kỉ niệm đẹp giữa mình và họ. Mình mong muốn được đắm chìm trong khoảnh khắc ấy nên mới không cho phép bản thân bước ra. Điều bạn nên làm không phải là quên đi ngay lập tức mà nên trải nghiệm, khi bạn có những trải nghiệm, khoảnh khắc đẹp khác nó sẽ lấp đầy những kỉ niệm kia và chúng sẽ trở thành xưa cũ.

Trả lời

Bạn có chắc là bạn nhớ người đó hay bạn nuối tiếc kỉ niệm giữa bạn và người đó. Mình cũng từng lầm tưởng như vậy, tưởng rằng bản thân không thể quên người đó nhưng thực chất không phải, thứ mình thực sự không buông bỏ được là kỉ niệm đẹp giữa mình và họ. Mình mong muốn được đắm chìm trong khoảnh khắc ấy nên mới không cho phép bản thân bước ra. Điều bạn nên làm không phải là quên đi ngay lập tức mà nên trải nghiệm, khi bạn có những trải nghiệm, khoảnh khắc đẹp khác nó sẽ lấp đầy những kỉ niệm kia và chúng sẽ trở thành xưa cũ.

Bạn không cần phải ngừng nhớ đâu, nếu cố ép mình ngừng nhớ ai cũng giống như lấy đá đè lên cỏ, đám cỏ nó sẽ ức chế và mọc bò lan quanh tảng đá thôi. Thay vào đó mình có thể thả lỏng, nhìn nhận lại mối quan hệ này giúp gì được mình, dồn năng lượng vào sự quan sát bài học thay vì bám vào những hình ảnh quá khứ của hai người, đến khi bạn cảm thấy nó thật nhàm chán thì tự sẽ buông được nhẹ nhàng. Chúc bạn sớm tìm lại được niềm vui.

Ngày trước mình đã từng lao đầu vào học để ngừng nhớ nyc. Lí do chia tay của bọn mình thì hết sức nhảm nhí, anh ấy nói không thể chăm sóc tốt cho mình nên chia tay. Ừ thì mình cũng tôn trọng quyết định của anh thôi. Và bốn ngày sau anh đăng ảnh trên zalo là nắm tay con nào ấy =))) mặc dù sao chia tay a chặn hết mọi liên lạc từ mình nhưng anh quên là mình có 2 sdt lận =)) và rồi ố ồ lộ bộ mặt tra nam luôn. Lúc đó mình kiểu bực mình kinh khủng và cuối cùng thì thành công chính là sự trả thù ngọt ngào nhất. Mình đợt đó học như trâu và có học bổng lunnn. Lúc đó mình mới biết sức mạnh của thất tình nó kinh khủng như thế nào

LÀM SAO ĐỂ NGỪNG NHỚ MỘT NGƯỜI...

Bạn từng phát hiện thấy mình không thể dừng suy nghĩ về một ai đó và những gì họ đã nói hoặc làm, và bạn bị tổn thương ra sao bởi những hành động của họ?

Mở Facebook lên là mắt lại hướng đến tên người đó mặc dù bạn không có ý định nhắn tin với họ...

Hay trong đầu cứ luôn luẩn quẩn những điều mà người đó đã nói với bạn, những lời mà bạn muốn nói với người đó...

Khi có ai đó gây tổn thương cho chúng ta hoặc người chúng ta yêu thương, nói xấu sau lưng chúng ta hoặc có những hành động điên rồ làm chúng ta đau lòng, chúng ta có thể bị mắc kẹt trong những suy nghĩ về họ nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Chúng ta đang rửa chén, đang lái xe hoặc đang dắt chó đi dạo và chúng ta không thể dừng nghĩ về họ không tử tế, không chân thật và ích kỷ như thế nào.

Hình ảnh của họ, lời nói của họ liên tục xuất hiện trong tâm trí chúng ta. 5 giờ, 5 ngày, 5 tuần sau đó, chúng vẫn ở đó – chúng ta nhìn thấy khuôn mặt họ trước mắt chúng ta, ngay cả khi chúng ta không gặp họ trong suốt thời gian đó.

Làm thế nào chúng ta có thể dừng nghĩ về họ – hoặc chúng ta nên làm gì

khác đi khi những ý nghĩ đó cứ hay xuất hiện trong tâm trí chúng ta?

Suy nghĩ độc hại theo chu kỳ. Đa số chúng ta biết rằng kiểu suy nghĩ nghiền ngẫm này là CÓ HẠI cho chúng ta về mặt thể lý và tâm lý.

Khi tâm trí chúng ta chứa đầy những cuộc đấu khẩu, sự tức giận hoặc mất mát diễn đi diễn lại thì chúng ta đang ở trong tình trạng stress có hại. Các nhà khoa học có thể chỉ ra sự nghiền ngẫm đóng một vai trò như thế nào trong các loại bệnh bao gồm trầm cảm, ung thư, bệnh tim và bệnh về hệ miễn dịch. Những hóa chất stress chúng ta đắm mình trong đó thì nguy hại cho chúng ta nhiều hơn những chuyện thực tế đã xảy ra với chúng ta lúc đầu.

Thêm nữa, suy nghĩ độc hại không làm bạn cảm thấy tốt. Nó giống như mắc vào một lực ly tâm, thú vị được vài phút và bây giờ nó chỉ khiến bạn cảm thấy phát ốm và muốn thoát khỏi.

Nhưng bạn không thể thoát khỏi!

✅1. Hãy chờ đợi và xem chuyện gì xảy ra tiếp theo. Chúng ta thường có thôi thúc muốn phản ứng lại ai đó hoặc tình huống khó khăn nào đó ngay lập tức. Nhà tâm lý Phật học Sylvia Boorstein khuyên rằng, chúng ta hãy cho phép bản thân chờ đợi và xem điều gì xảy ra.

✅2. Thoát khỏi trò chơi đổ lỗi. Chọn những sự kiện trong quá khứ và cố gắng đổ lỗi cho một ai đó hiếm khi hiệu quả. Những chuyện xấu và những sự hiểu lầm thường “xảy ra” thông qua một loạt sự kiện, giống như hiệu ứng domino. Không có một ai có lỗi hoàn toàn vì kết quả cuối cùng. Sylvia Boorstein có một câu nói nhắc nhở chúng ta về sự thật này: “Đầu tiên điều này xảy ra, tiếp đó điều kia xảy ra, sau đó điều đó xảy ra, rồi điều đó xảy ra. Và đó là cách chuyện gì đó đã xảy ra.”

✅3. “Xử lý vấn đề lớn nhất của bạn trước tiên.” Giáo viên dạy thiền định Norman Fischer cho rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra, thì vấn đề lớn nhất chúng ta đối mặt đó là sự tức giận của riêng chúng ta. Sự tức giận của chúng ta tạo ra một đám mây cảm xúc ngăn không cho chúng ta đáp ứng theo cách hiệu quả.

✅4. Đừng cố suy đoán người khác. Đây là lời dạy khác của Norman Fischer. Hãy hỏi bản thân, nếu người khác đang cố suy đoán bạn đang nghĩ gì, hoặc động cơ của bạn là gì, thì bạn nghĩ họ đúng như thế nào? Họ có lẽ sẽ không có manh mối về điều gì thực sự đang diễn ra trong đầu bạn. Vậy tại sao lại cố suy đoán người khác đang nghĩ gì? Khả năng cao là bạn sẽ sai, nghĩa là tất cả những sự nghiền ngẫm của bạn về người khác là rất phí thời gian.

✅5. Những ý nghĩ của bạn không phải là sự thật. Đừng tin vào mọi điều bạn suy nghĩ. Chúng ta trải nghiệm những cảm xúc của chúng ta – lo lắng, căng thẳng, sợ hãi và stress – trong cơ thể chúng ta. Những cảm xúc của chúng ta là thuộc cơ thể. Nhưng chúng ta thường xem điều này như một dấu hiệu cho thấy những ý nghĩ của chúng ta nhất định là sự thật. Giáo viên phật học Tsokyni Rinpoche dạy rằng khi chúng ta bị tấn công bởi nỗi lo lắng, hối tiếc, sợ hãi, tức giận, hãy nhớ là trạng thái cảm xúc và cơ thể chúng ta

đang trải nghiệm là “Thật nhưng không đúng.”

✅6. Bạn có thể phát triển như thế nào từ chuyện này? Nhà tâm lý Tara Brach cho rằng khi chúng ta tức giận, cảm thấy bị xúc phạm trước điều gì đó, hoặc chỉ trích, cáu kỉnh vì chúng ta bị người khác đối xử sao đó, là chúng ta tự tăng thêm nỗi khổ của mình. Một sự kiện + phản ứng của chúng ta = đau khổ. Khi chúng ta có thể sống trong hiện tại với những cảm xúc của chúng ta và thẩm tra tại sao chúng ta trải nghiệm một phản ứng mạnh mẽ như vậy và những cảm xúc của chúng ta nói với chúng ta điều gì về bản thân, thì đó là một cơ hội học hỏi. Một sự kiện + thẩm tra + sự có mặt ở hiện tại = phát triển. Tập trung những ý nghĩ của bạn vào sự phát triển.

✅7. Tha thứ vì lợi ích của bạn. Nhà tâm lý Phật học Jack Kornfield dạy rằng, “Không cần thiết phải trung thành với nỗi khổ của bạn.” Chúng ta quá trung thành với đau khổ của chúng ta, “tập trung vào tổn thương tâm lý của ‘chuyện đã xảy ra với tôi.’ Vâng, nó đã xảy ra. Nó thật kinh khủng. Tha thứ không phải điều gì đó chúng ta làm vì người khác. Chúng ta tha thứ để chúng ta có thể thoát khỏi sự đau khổ sâu sắc đi cùng với việc bám chặt vào quá khứ.

✅8. Giải lao 90 giây. Bác sỹ tâm thần Dan Siegel nói rằng “Sau 90 giây, một cảm xúc sẽ hiện lên và hạ xuống như một con sóng trên biển.” Bạn chỉ mất 90 giây để thay đổi một tâm trạng, kể cả sự tức giận. Hãy cho bản thân 90 giây – khoảng 15 giây hít thở sâu – để không nghĩ đến người đó hoặc tình huống đó.

Bạn nên để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên thay vì bắt ép bản thân. Kiểu càng cố quên thì lại càng cố nhớ, thế nên hãy để nó lãng quên theo một cách tự nhiên. Tình yêu đi qua rồi thì cứ để nó đi qua thôi. Chỉ là một lúc nào đó mình nhớ về nhau như một kỷ niệm đẹp, nghĩ vậy cho nó nhẹ lòng bạn ơi!

Mình đã từng chia tay mối tình 4 năm và có một thời gian dày vò bản thân rất nhiều chỉ để tìm cách quên được họ. Có những lúc mình nghĩ là mình quên được người ta, mình mặc định là mình đã vứt bỏ được rồi. Nhưng không, mình luôn day dứt về những chuyện quá khứ, đôi khi mình còn mong bọn mình có thể quay lại được. Mà rồi công việc bận rộn, thời gian cũng trôi nhanh thật đâý, hơn 2 năm rồi. Mình chẳng biết là mình đã quên đi hình ảnh của nyc, kỉ niệm của quá khứ như thế nào. Có lẽ thời gian vẫn là liều thuốc chữa lành vết thương hữu hiệu nhất, công việc bận rộn cũng sẽ khiến chúng ta chẳng còn tâm trí để tâm đến những cái khác. Vậy nên bạn hãy cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên, càng ép bản thân phải quên thì càng khó để quên, thời gian đầu có lẽ chắc sẽ rất khó khăn nhưng đáng giá. Hãy tìm một điều mình thích để theo đuổi, tìm 1 mục tiêu để khiến mình bận rộn, tìm thêm 1 sở thích để phát triển bản thân, yêu thương bản thân nhiều nhất có thể. Nhất định những điều tuyệt vời sẽ mỉm cười với bạn, mình tin là như vậy.

Lập 1 cái dự án hay kế hoạch sắm thêm cân cf cùng vài cây thuốc lá rồi cày thôi . Lúc đầu có hụt hẫng nhưng sau 3 tháng sẽ nhạt dần.