Dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời nào, năm nào?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

đấu tranh giữ nước

,

lịch sử

Sau khi kiêm tính Lục quốc thống nhất Trung Hoa, Tần Thuỷ Hoàng quyết tâm tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Khoảng năm 218-217TCN, 50 vạn quân Tần dưới sự chỉ huy của Đồ Thư theo năm đạo đào kênh mở đường tiến xuống đất Bách Việt. Trong khi các vùng Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt nhanh chóng bị Đồ Thư chinh phục thì hai bộ tộc Âu Việt, Lạc Việt lại khiến người Tần gặp phải rất nhiều khó khăn do liên tục tấn công, đánh trả; mất mấy năm trời mới vào được đất Âu Việt. Sau khi thủ lĩnh tử trận, người Việt chủ động rút vào rừng sâu để tránh thế mạnh trước mắt của quân Tần và suy tôn Thục Phán lên lãnh đạo. Ông chủ trương dùng cung nỏ và đánh tập kích bất ngờ; khiến quân Tần lâm vào tình trạng bị động, liên tục tổn thất binh lính. Giữa lúc này, Đồ Thư bị quân Việt tấn công giết chết; quân tướng hết thảy đều lâm vào tình trạng nguy khốn không thể tiến lui, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ở Trung Nguyên, sau khi Thuỷ Hoàng băng hà; Nhị Thế lên ngôi nhận thấy tình hình trong nước bất ổn nên hạ lệnh bãi binh, đó là năm 208TCN.
Cuộc Nam chinh của nhà Tần kéo dài 10 năm đến đây chấm dứt; các vùng Mân Việt, Nam Việt tuy bị sáp nhập thành quận huyện của Tần nhưng bước tiến của Đồ Thư cũng bị chặn lại. Từ sau đó trở đi, nhà Tần từng bước suy yếu và sụp đổ; Thục Phán trở thành An Dương Vương lập ra Âu Lạc thay thế Hùng Vương, còn Nhâm Ngao cùng Triệu Đà cũng từng bước li khai ở đất Nam Hải, mở đầu sự hình thành nhà nước Nam Việt. Đây có thể coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt với đất nước Trung Hoa.
Trả lời
Sau khi kiêm tính Lục quốc thống nhất Trung Hoa, Tần Thuỷ Hoàng quyết tâm tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Khoảng năm 218-217TCN, 50 vạn quân Tần dưới sự chỉ huy của Đồ Thư theo năm đạo đào kênh mở đường tiến xuống đất Bách Việt. Trong khi các vùng Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt nhanh chóng bị Đồ Thư chinh phục thì hai bộ tộc Âu Việt, Lạc Việt lại khiến người Tần gặp phải rất nhiều khó khăn do liên tục tấn công, đánh trả; mất mấy năm trời mới vào được đất Âu Việt. Sau khi thủ lĩnh tử trận, người Việt chủ động rút vào rừng sâu để tránh thế mạnh trước mắt của quân Tần và suy tôn Thục Phán lên lãnh đạo. Ông chủ trương dùng cung nỏ và đánh tập kích bất ngờ; khiến quân Tần lâm vào tình trạng bị động, liên tục tổn thất binh lính. Giữa lúc này, Đồ Thư bị quân Việt tấn công giết chết; quân tướng hết thảy đều lâm vào tình trạng nguy khốn không thể tiến lui, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ở Trung Nguyên, sau khi Thuỷ Hoàng băng hà; Nhị Thế lên ngôi nhận thấy tình hình trong nước bất ổn nên hạ lệnh bãi binh, đó là năm 208TCN.
Cuộc Nam chinh của nhà Tần kéo dài 10 năm đến đây chấm dứt; các vùng Mân Việt, Nam Việt tuy bị sáp nhập thành quận huyện của Tần nhưng bước tiến của Đồ Thư cũng bị chặn lại. Từ sau đó trở đi, nhà Tần từng bước suy yếu và sụp đổ; Thục Phán trở thành An Dương Vương lập ra Âu Lạc thay thế Hùng Vương, còn Nhâm Ngao cùng Triệu Đà cũng từng bước li khai ở đất Nam Hải, mở đầu sự hình thành nhà nước Nam Việt. Đây có thể coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa người Việt với đất nước Trung Hoa.

Nếu theo truyền thuyết thì cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên vào thời Hùng Vương thứ VI chống lại giặc Ân ( có giả thiết đó là nhà Thương, vì đóng đô tại đất Ân nên gọi là giặc Ân), gắn liền với cuộc kháng chiến này là truyền thuyết Thánh Gióng.

 Cũng có thể là cuộc kháng chiến chống quân Tần từ năm 214 TCN - 208 TCN. Quân Tần đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược từ năm 218 TCN. Tuy đã đánh bại được các bộ tộc Bách Việt như Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt... nhưng khi tiến xuống phía nam quân Tần bị người Âu Việt - Lạc Việt chống trả mạnh mẽ và thất bại nặng nề. 

Theo truyền thuyết thì dựa trên huyền thoại Thánh Gióng vào đời Hùng vương thứ 6 hoặc tích Lý ông trọng thời Tần Thủy Hoàng. Nếu Nam Việt của Triệu Đà tính là giặc xâm lược luôn thì thời An Dương Vương, còn chiến tranh ( khởi nghĩa vũ trang) thì khỏi nghĩa bà Trưng năm 40 chống nhà Hán