Đánh giá môi trường kinh doanh của PepsiCo Việt Nam ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đánh giá môi trường kinh doanh của PepsiCo tại Việt Nam:

doh

1. Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế trên toàn thế giới có xu hướng phục hồi và khu vực Châu Á được dự đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì nền kinh tế Châu Á (không bao gồm Nhật) tăng trưởng 6,7% trong năm 2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2011 cũng được ADB điều chỉnh từ 6,7 lên 7%.

Trong khu vực Châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích khá ấn tượng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khi khủng hoảng. Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5.3% trong năm 2010 nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 6.5% đến 6.7% trong năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế có sự thay đổi hằng năm dẫn đến việc chi tiêu của khách hàng về vấn đề thiết yếu cũng thay đổi, việc kinh doanh của Pepsi ở thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện tại.

Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến nhu cầu của tiêu dùng sản phẩm: Nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao sẽ là động lực lớn cho PepsiCo phát triển bởi vì các sản phẩm của PepsiCo đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị trường

2. Yếu tố Kĩ thuật- Công nghệ

Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ, các công nghệ mới ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ chính sự ra đời của các công nghệ mới này sẽ tạo ra các cuộc cách mạng về sản phẩm, chuyển giao công nghệ…Chính vì thế công nghệ ngày càng trở thành nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. PepsiCo luôn tìm kiếm những cách thức để cung cấp dịch vụ và thông tin với chất lượng và hiệu quả cao, sự phát triển công nghệ toàn cầu đem lại những khả năng và giải pháp cho sự phát triển của Pepsi, luôn luôn tìm kiếm bất cứ giải pháp nào mà có thể giảm bớt chi phí của việc đưa những sản phẩm tới khách hàng và cải thiện dịch vụ cùng lúc là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty Chính sách bản quyền ở Việt Nam cũng đang được nâng cao dần.Những năm trước đây Việt Nam có tỉ lệ ăn cắp bản quyền cao thì nay tỉ lệ này đã giảm dần. Người dân đã bắt đầu ý thức được lợi và hại của việc ăn cắp bản quyền. Các doanh nghiệp cũng đã có những phương thức để bảo vệ bản quyền uy tín sản phẩm của họ.

3. Yếu tố văn hóa xã hội

Việt Nam là một quốc gia có đến 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa đặc thù, có những sở thích và nhu cầu khác nhau. Hơn nữa mỗi vùng của đất nước cũng có những sở thích khác nhau.

Trong xã hội đều có sự phân chia giai cấp, sự giàu nghèo khá rõ rệt, mỗi giai cấp có những nhu cầu ham muốn về những sản phẩm và dịch vụ sẽ khác nhau.

Vì thế ở PepsiCo Việt Nam luôn định hướng phát triển sản phẩm của mình vào khách hàng. Pepsico thực hiện việc tài trợ cho các quỹ từ thiện để gây tiếng vang thay vì việc khuyến mãi rầm rộ, thực hiện tài trợ cho đội bóng quốc gia.

Ngoài ra thị trường nước giải khát thì với nước ta sẽ không yêu cầu quá nhiều khi mà những văn hóa Việt Nam không kì thị với dòng sản phẩm này, và với PepsiCo cũng thế. Với các sản phẩm PepsiCo thì hướng tới nhu cầu trung bình của người tiêu dùng và nhu cầu sinh lý của con người nên ở đây vai trò và địa vị xã hội sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Pepsi là sản phẩm có mức giá trung bình-thấp nên việc sử dụng sản phẩm này dễ hơn, tuy nhiên ở đây nó chỉ phụ thuộc vào mức độ quan tâm đến sản phẩm này hay không mà thôi.

Khẩu vị của người Việt Nam khác với người phương Tây. Người tiêu dùng Việt thích nước ngọt có ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ ga mạnh tạo cảm giác sảng khoái, trong khi người phương Tây ưa vị nhạt hơn. Pepsi đã đáp ứng được thói quen khẩu vị của người Việt.

Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và yêu thể thao, đặc biệt là yêu bóng đá và có tâm lí tự hào dân tộc cao. Pepsi đã nắm bắt được nét văn hóa này và cho ra những show quảng cáo phù hợp. Rõ nétnhất là khi tung khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, doanh số bán ra của Pepsi lập tức tăng vọt, cảm tình của người Việt với Pepsi cũng được gia cố.

4. Yếu tố chính trị- pháp luật

Trong điều kiện an ninh của các khu vực và thế giới đang có nhiều bất ổn, phức tạp thì an ninh chính trị ổn định của Việt Nam là điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng đầu tư vào Việt Nam.

Lực lượng quân đội, công an đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình để duy trì hòa bình, trật tự xã hội. Các hoạt động khủng bố đe dọa vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân trên toàn thế giới, Việt Nam cũng tích cực hợp tác và ngăn chặn khủng bố diễn ra để duy trì hòa bình ổn định trật tự xã hội từ đó thu hút đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoang thiện hơn với nhiều rào cản và nguyên tắc gắt gao hơn. Điều đó đặt ra cho các nhà lãnh đạo của PepsiCo Việt Nam những thách thức lớn hơn, phải làm sao cho phù hợp với pháp luật và tiêu chí phát triển của công ty. Việc đầu tư và kinh doanh của PepsiCo ở Việt Nam ngày càng thuận lợi và phát triển là nhờ Việt Nam có một nền chính trị tương đối ổn định so với các nước trong khu vực và thế giới.

5. Yếu tố tự nhiên

Việt Nam là một nơi tương đối thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh lâu dài không phải chịu nhiều thảm họa hay thiên tai… Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, trung tâm Đông Nam Á, giao thông thuận tiện với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Pepsi dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn (1650km) nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm,đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp.

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình cao khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao,cung cấp cho Pepsi thị trường tiêu thụ rộng lớn với lượng khách hàng đông đảo.

Mặt khác khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp.

Ngoài các yếu tố trên dân số cũng có tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo một thống kê mới nhất từ Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tính đến ngày 1/7/2016, dân số nước ta đã chạm ngưỡng 91,7 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Mật độ dân số của Việt Nam cao gấp 5,2 lần so với mật độ dân số trung bình thế giới. Việt Nam cũng là nước có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới. Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng gần 1 triệu người. Tốc độ tăng dân số là chỉ tiêu dân số học quan trọng tác động đến quy mô nhu cầu. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp và Suntory PepsiCo Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng dân số cao là một thị trường hấp dẫn cho PepsiCo.

Chi nhánh của PepsiCo tại Việt Nam là liên doanh với Suntory Holdings – bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam chiếm khoảng 43% thị trường nước giải khát nước ta.

Hiện tại, Coca Cola đang chiếm ưu thế tại thị trường miền Bắc Việt Nam, trong khi PepsiCo lại có phần “nhỉnh hơn” tại miền nam. Đối tượng khách hàng trực tiếp của Pepsi là giới trẻ chính vì thế mà PepsiCo thường lấy thanh niên làm nhân vật chính trong quảng cáo của mình PepsiCo mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam không lâu nhưng những sản phẩm của họ đã chiếm được sự yêu mến của người tiêu dùng.

II. CẤP ĐỘ NGÀNH (MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP)

1. Đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn

Đối thủ hiện tại Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsico, riêng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực TP Hồ Chí Minh, lượng sản phẩm tiêu thụ của Pepsico lại lớn hơn. Việc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng bằng mọi giá là một trong những việc mà Pepsi luôn làm. Và đối thủ truyền kiếp của Pepsico phải kể đến chính là Coca- Cola. Trên thị trường thế giới thì Pepsico vẫn là kẻ theo đuổi Coca-Cola nhưng ở thị trường Việt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong. Vì thế định hướng tập trung cao độ chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tập trung sức mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường. Để thực hiện được việc này không phải dễ.

Trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh lớn thường có một hệ thống đối tác như nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất sản phẩm dùng kèm…và đây cũng chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh của họ. Bằng cách tạo ra các mâu thuẫn giữa mâu thuẫn với các đối tác của họ. PepsiCo đã tạo ra đòn bẩy để phát triển và nâng cao thương hiệu của mình.

Đối thủ tiềm tàng: Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là một ngành hấp dẫn, vì đây là lĩnh vực dể đầu tư và lợi nhuận lớn. Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải một số khó khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng thương hiệu, nhiều công ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng cáo. Bởi vì Pepsico là người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, lao động, thiết bị và các kỹ năng..nên PepsiCo hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình. Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng là những việc mà PepsiCo luôn quan tâm.

2. Sức ép và yêu cầu của khách hàng

Từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam cho đến nay, PepsiCo đã xác định rõ: khách hàng mục tiêu của sản phẩm nước giải khát Pepsi-Cola trong độ tuổi 13-19 Lứa tuổi teen năng động, thích tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao nên PepsiCo được coi là sản phẩm giúp hạ nhiệt cái nóng, “đập tan cơn khát” cũng như bù đắp lại lượng nước đã tiêu hao. Bên cạnh đó, giới trẻ có sở thích vừa nhấm nháp thức ăn, vừa thưởng thức đồ uống đây chính là điểm đặc trưng mà PepsiCo tập trung khai thác. Ngoài ra, Việt Nam có dân số trẻ nên lượng khách hàng ở nhóm tuổi này có số lượng lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho PepsiCo tiếp cận. Song song với đối tượng chính là lứa tuổi teen, sản phẩm PepsiCo ngày càng mở rộng thị trường đến đối tượng khách hàng nhỏ tuổi (< 13 tuổi) và nhóm khách hàng có tuổi lớn hơn 19. Lí giải cho việc lựa chọn đối tượng khách hàng mới này là vì PepsiCo nắm được tâm lý thích uống nước có vị ngọt và cảm giác thích thú khi có hơi ga lan tỏa, xộc lên mũi. Tuy nhiên hai đối tượng khách hàng này không mang lại giá trị cao. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ: việc sợ con em mình béo phì của cha mẹ nhóm tuổi dưới 13 và sự sợ bệnh tiểu đường của khách hàng nhóm tuổi trên 20. Chính vì vậy PepsiCo đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phầm pepsi ít đường và pepsi không đường để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những sức ép và yêu cầu đa dạng từ khách hàng đòi hỏi pepsiCo phải nỗ lực không ngừng đổi mới, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3. Mức độ phát triển của thị trường các yếu tố sản xuất.

Các yếu tố đầu vào chủ yếu của ngành sản xuất nước giải khát chủ yếu là nước, đường, bao bì sản phẩm như chai, lọ,…không phải là nguyên liệu đặc trưng chính vì vậy để tạo ra lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm công ty cần tìm ra nguồn nguyên liệu tạo ra hương vị riêng cho từng sản phẩm.

4. Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất

Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế như trà, cà phê, các hình thức giải khát khác đang làm mối đe dọa cho công ty làm hạn chế khả năng đặt giá cao và tính sinh lời của sản phẩm do cạnh tranh cao.Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình đồ uống như Highlands Coffee,Trà sữa…thu hút sự chú ý của khách hàng đặc biệt là giới trẻ gây ra khó khăn cho PepsiCo trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc Pepsi phải phân chia thị phần với các đối thủ, khó khăn trong việc tiếp cận khác hàng hơn. Để có thể đứng vững trên thị trường Pepsi đã và đang mở rộng các sản phẩm đồ uống nước giải khát khác và cũng khá thành công

5. Các quan hệ liên kết

Nhà cung cấp PepsiCo Việt Nam là thành viên của PepsiCo toàn cầu nên đều có những nhà cung cấp lớn nhất định. Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có lợi cho toàn ngành, mối quan hệ tốt vơi nhà cung cấp sẽ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi mà trong thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì năng lực của nhà cung cấp sẽ mạnh hơn. Ở Việt Nam PepsiCo đã liên kết với nhiều hãng đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim…để giành thị phần. PepsiCo đã kí hợp đồng cung cấp nước giải khát độc quyền với một số rạp chiếu phim ngay từ khi thành lập. PepsiCo cũng liên kết với các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria, pizza Hut…Người yêu thích Coca Cola chắc chắn không bao giờ tìm thấy sản phẩm thuộc thương hiệu này trong chuỗi cửa hàng Lotteria hay KFC... Các cửa hàng này còn được hưởng nhiều ưu đãi từ Pepsico như cung cấp tủ đựng đồ, bàn ghế, ô, cốc hay dịch vụ bảo trì, sửa chữa tủ lạnh miễn phí. Sự liên kết này đem lại lợi ích cho cả hai phía thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng mức độ phổ biến…

Nguồn tài liệu tham khảo: http://luanvan.net.vn/luan-van http://tailieu.vn:Phân tích môi trường vĩ mô của Pepsi

Trả lời

Đánh giá môi trường kinh doanh của PepsiCo tại Việt Nam:

doh

1. Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế trên toàn thế giới có xu hướng phục hồi và khu vực Châu Á được dự đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì nền kinh tế Châu Á (không bao gồm Nhật) tăng trưởng 6,7% trong năm 2010. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2011 cũng được ADB điều chỉnh từ 6,7 lên 7%.

Trong khu vực Châu Á, Việt Nam vẫn tiếp tục đạt thành tích khá ấn tượng. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vẫn duy trì được vị trí đó cả sau khi khủng hoảng. Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP thực 5.3% trong năm 2010 nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng trong khoảng 6.5% đến 6.7% trong năm 2011.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế có sự thay đổi hằng năm dẫn đến việc chi tiêu của khách hàng về vấn đề thiết yếu cũng thay đổi, việc kinh doanh của Pepsi ở thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện tại.

Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến nhu cầu của tiêu dùng sản phẩm: Nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng cao sẽ là động lực lớn cho PepsiCo phát triển bởi vì các sản phẩm của PepsiCo đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị trường

2. Yếu tố Kĩ thuật- Công nghệ

Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng công nghệ, các công nghệ mới ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ chính sự ra đời của các công nghệ mới này sẽ tạo ra các cuộc cách mạng về sản phẩm, chuyển giao công nghệ…Chính vì thế công nghệ ngày càng trở thành nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. PepsiCo luôn tìm kiếm những cách thức để cung cấp dịch vụ và thông tin với chất lượng và hiệu quả cao, sự phát triển công nghệ toàn cầu đem lại những khả năng và giải pháp cho sự phát triển của Pepsi, luôn luôn tìm kiếm bất cứ giải pháp nào mà có thể giảm bớt chi phí của việc đưa những sản phẩm tới khách hàng và cải thiện dịch vụ cùng lúc là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty Chính sách bản quyền ở Việt Nam cũng đang được nâng cao dần.Những năm trước đây Việt Nam có tỉ lệ ăn cắp bản quyền cao thì nay tỉ lệ này đã giảm dần. Người dân đã bắt đầu ý thức được lợi và hại của việc ăn cắp bản quyền. Các doanh nghiệp cũng đã có những phương thức để bảo vệ bản quyền uy tín sản phẩm của họ.

3. Yếu tố văn hóa xã hội

Việt Nam là một quốc gia có đến 54 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa đặc thù, có những sở thích và nhu cầu khác nhau. Hơn nữa mỗi vùng của đất nước cũng có những sở thích khác nhau.

Trong xã hội đều có sự phân chia giai cấp, sự giàu nghèo khá rõ rệt, mỗi giai cấp có những nhu cầu ham muốn về những sản phẩm và dịch vụ sẽ khác nhau.

Vì thế ở PepsiCo Việt Nam luôn định hướng phát triển sản phẩm của mình vào khách hàng. Pepsico thực hiện việc tài trợ cho các quỹ từ thiện để gây tiếng vang thay vì việc khuyến mãi rầm rộ, thực hiện tài trợ cho đội bóng quốc gia.

Ngoài ra thị trường nước giải khát thì với nước ta sẽ không yêu cầu quá nhiều khi mà những văn hóa Việt Nam không kì thị với dòng sản phẩm này, và với PepsiCo cũng thế. Với các sản phẩm PepsiCo thì hướng tới nhu cầu trung bình của người tiêu dùng và nhu cầu sinh lý của con người nên ở đây vai trò và địa vị xã hội sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Pepsi là sản phẩm có mức giá trung bình-thấp nên việc sử dụng sản phẩm này dễ hơn, tuy nhiên ở đây nó chỉ phụ thuộc vào mức độ quan tâm đến sản phẩm này hay không mà thôi.

Khẩu vị của người Việt Nam khác với người phương Tây. Người tiêu dùng Việt thích nước ngọt có ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ ga mạnh tạo cảm giác sảng khoái, trong khi người phương Tây ưa vị nhạt hơn. Pepsi đã đáp ứng được thói quen khẩu vị của người Việt.

Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và yêu thể thao, đặc biệt là yêu bóng đá và có tâm lí tự hào dân tộc cao. Pepsi đã nắm bắt được nét văn hóa này và cho ra những show quảng cáo phù hợp. Rõ nétnhất là khi tung khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, doanh số bán ra của Pepsi lập tức tăng vọt, cảm tình của người Việt với Pepsi cũng được gia cố.

4. Yếu tố chính trị- pháp luật

Trong điều kiện an ninh của các khu vực và thế giới đang có nhiều bất ổn, phức tạp thì an ninh chính trị ổn định của Việt Nam là điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng đầu tư vào Việt Nam.

Lực lượng quân đội, công an đã làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình để duy trì hòa bình, trật tự xã hội. Các hoạt động khủng bố đe dọa vẫn đang diễn ra trên toàn thế giới gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân trên toàn thế giới, Việt Nam cũng tích cực hợp tác và ngăn chặn khủng bố diễn ra để duy trì hòa bình ổn định trật tự xã hội từ đó thu hút đầu tư tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoang thiện hơn với nhiều rào cản và nguyên tắc gắt gao hơn. Điều đó đặt ra cho các nhà lãnh đạo của PepsiCo Việt Nam những thách thức lớn hơn, phải làm sao cho phù hợp với pháp luật và tiêu chí phát triển của công ty. Việc đầu tư và kinh doanh của PepsiCo ở Việt Nam ngày càng thuận lợi và phát triển là nhờ Việt Nam có một nền chính trị tương đối ổn định so với các nước trong khu vực và thế giới.

5. Yếu tố tự nhiên

Việt Nam là một nơi tương đối thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh lâu dài không phải chịu nhiều thảm họa hay thiên tai… Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, trung tâm Đông Nam Á, giao thông thuận tiện với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Pepsi dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tuy nhiên,khoảng cách Nam - Bắc khá lớn (1650km) nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm,đòi hỏi công ty phải có chiến lược phù hợp.

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình cao khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao,cung cấp cho Pepsi thị trường tiêu thụ rộng lớn với lượng khách hàng đông đảo.

Mặt khác khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho việc nghiên cứu sản phẩm của các doanh nghiệp.

Ngoài các yếu tố trên dân số cũng có tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo một thống kê mới nhất từ Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tính đến ngày 1/7/2016, dân số nước ta đã chạm ngưỡng 91,7 triệu người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Mật độ dân số của Việt Nam cao gấp 5,2 lần so với mật độ dân số trung bình thế giới. Việt Nam cũng là nước có mật độ dân số cao thứ 3 trên thế giới. Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng gần 1 triệu người. Tốc độ tăng dân số là chỉ tiêu dân số học quan trọng tác động đến quy mô nhu cầu. Dân số lớn và tăng cao tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp và Suntory PepsiCo Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng dân số cao là một thị trường hấp dẫn cho PepsiCo.

Chi nhánh của PepsiCo tại Việt Nam là liên doanh với Suntory Holdings – bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam chiếm khoảng 43% thị trường nước giải khát nước ta.

Hiện tại, Coca Cola đang chiếm ưu thế tại thị trường miền Bắc Việt Nam, trong khi PepsiCo lại có phần “nhỉnh hơn” tại miền nam. Đối tượng khách hàng trực tiếp của Pepsi là giới trẻ chính vì thế mà PepsiCo thường lấy thanh niên làm nhân vật chính trong quảng cáo của mình PepsiCo mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam không lâu nhưng những sản phẩm của họ đã chiếm được sự yêu mến của người tiêu dùng.

II. CẤP ĐỘ NGÀNH (MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP)

1. Đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn

Đối thủ hiện tại Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsico, riêng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực TP Hồ Chí Minh, lượng sản phẩm tiêu thụ của Pepsico lại lớn hơn. Việc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng bằng mọi giá là một trong những việc mà Pepsi luôn làm. Và đối thủ truyền kiếp của Pepsico phải kể đến chính là Coca- Cola. Trên thị trường thế giới thì Pepsico vẫn là kẻ theo đuổi Coca-Cola nhưng ở thị trường Việt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong. Vì thế định hướng tập trung cao độ chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tập trung sức mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường. Để thực hiện được việc này không phải dễ.

Trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh lớn thường có một hệ thống đối tác như nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà sản xuất sản phẩm dùng kèm…và đây cũng chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh của họ. Bằng cách tạo ra các mâu thuẫn giữa mâu thuẫn với các đối tác của họ. PepsiCo đã tạo ra đòn bẩy để phát triển và nâng cao thương hiệu của mình.

Đối thủ tiềm tàng: Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là một ngành hấp dẫn, vì đây là lĩnh vực dể đầu tư và lợi nhuận lớn. Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải một số khó khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng thương hiệu, nhiều công ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng cáo. Bởi vì Pepsico là người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, lao động, thiết bị và các kỹ năng..nên PepsiCo hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình. Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng là những việc mà PepsiCo luôn quan tâm.

2. Sức ép và yêu cầu của khách hàng

Từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam cho đến nay, PepsiCo đã xác định rõ: khách hàng mục tiêu của sản phẩm nước giải khát Pepsi-Cola trong độ tuổi 13-19 Lứa tuổi teen năng động, thích tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thao nên PepsiCo được coi là sản phẩm giúp hạ nhiệt cái nóng, “đập tan cơn khát” cũng như bù đắp lại lượng nước đã tiêu hao. Bên cạnh đó, giới trẻ có sở thích vừa nhấm nháp thức ăn, vừa thưởng thức đồ uống đây chính là điểm đặc trưng mà PepsiCo tập trung khai thác. Ngoài ra, Việt Nam có dân số trẻ nên lượng khách hàng ở nhóm tuổi này có số lượng lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho PepsiCo tiếp cận. Song song với đối tượng chính là lứa tuổi teen, sản phẩm PepsiCo ngày càng mở rộng thị trường đến đối tượng khách hàng nhỏ tuổi (< 13 tuổi) và nhóm khách hàng có tuổi lớn hơn 19. Lí giải cho việc lựa chọn đối tượng khách hàng mới này là vì PepsiCo nắm được tâm lý thích uống nước có vị ngọt và cảm giác thích thú khi có hơi ga lan tỏa, xộc lên mũi. Tuy nhiên hai đối tượng khách hàng này không mang lại giá trị cao. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ: việc sợ con em mình béo phì của cha mẹ nhóm tuổi dưới 13 và sự sợ bệnh tiểu đường của khách hàng nhóm tuổi trên 20. Chính vì vậy PepsiCo đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phầm pepsi ít đường và pepsi không đường để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Những sức ép và yêu cầu đa dạng từ khách hàng đòi hỏi pepsiCo phải nỗ lực không ngừng đổi mới, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

3. Mức độ phát triển của thị trường các yếu tố sản xuất.

Các yếu tố đầu vào chủ yếu của ngành sản xuất nước giải khát chủ yếu là nước, đường, bao bì sản phẩm như chai, lọ,…không phải là nguyên liệu đặc trưng chính vì vậy để tạo ra lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm công ty cần tìm ra nguồn nguyên liệu tạo ra hương vị riêng cho từng sản phẩm.

4. Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất

Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế như trà, cà phê, các hình thức giải khát khác đang làm mối đe dọa cho công ty làm hạn chế khả năng đặt giá cao và tính sinh lời của sản phẩm do cạnh tranh cao.Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình đồ uống như Highlands Coffee,Trà sữa…thu hút sự chú ý của khách hàng đặc biệt là giới trẻ gây ra khó khăn cho PepsiCo trong việc tiêu thụ sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa với việc Pepsi phải phân chia thị phần với các đối thủ, khó khăn trong việc tiếp cận khác hàng hơn. Để có thể đứng vững trên thị trường Pepsi đã và đang mở rộng các sản phẩm đồ uống nước giải khát khác và cũng khá thành công

5. Các quan hệ liên kết

Nhà cung cấp PepsiCo Việt Nam là thành viên của PepsiCo toàn cầu nên đều có những nhà cung cấp lớn nhất định. Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có lợi cho toàn ngành, mối quan hệ tốt vơi nhà cung cấp sẽ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên khi mà trong thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì năng lực của nhà cung cấp sẽ mạnh hơn. Ở Việt Nam PepsiCo đã liên kết với nhiều hãng đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim…để giành thị phần. PepsiCo đã kí hợp đồng cung cấp nước giải khát độc quyền với một số rạp chiếu phim ngay từ khi thành lập. PepsiCo cũng liên kết với các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria, pizza Hut…Người yêu thích Coca Cola chắc chắn không bao giờ tìm thấy sản phẩm thuộc thương hiệu này trong chuỗi cửa hàng Lotteria hay KFC... Các cửa hàng này còn được hưởng nhiều ưu đãi từ Pepsico như cung cấp tủ đựng đồ, bàn ghế, ô, cốc hay dịch vụ bảo trì, sửa chữa tủ lạnh miễn phí. Sự liên kết này đem lại lợi ích cho cả hai phía thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng mức độ phổ biến…

Nguồn tài liệu tham khảo: http://luanvan.net.vn/luan-van http://tailieu.vn:Phân tích môi trường vĩ mô của Pepsi