Dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm?

  1. Tâm lý học

Chuyện là bạn của em đã làm một vài bài test trên mạng đang cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nhưng có vẻ không chắc chắn lắm với lại thời điểm dịch bệnh nên bạn ấy cũng hạn chế đến bệnh viện. Em muốn xin lời khuyên và dấu hiệu để biết bạn có bị mắc bệnh trầm cảm không? Đặc biệt là căn bệnh trầm cảm cười.

Từ khóa: 

tâm lý học

Câu hỏi được gộp với Dấu hiệu của trầm cảm?

Chào bạn,

inbound2952796868209039259


Chào bạn,

Về vấn đề trầm cảm và trầm cảm cười, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:

Tong vòng 2 tuần, thường xuyên xuất hiện ít nhất 4 biểu hiện sau thì bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm:

- Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.

- Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.

- Kích động hoặc trở nên chậm chạp.

- Mệt mỏi hoặc mất sức.

- Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.

- Giảm khả năng tập trung, do dự.

- Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Trong khi đó trầm cảm cười thì có 1 số hoặc tất cả các biểu hiện trên nhưng nó thường thể hiện ở bên trong cá nhân đặc biệt là khi họ ở 1 mình. Còn khi ở nơi công cộng họ lại thể hiện mình là người rất "ổn" rất vui vẻ, tích cực, lạc quan, nói chung là tỏ ra rất hạnh phúc.

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có khoảng 265 triệu người trên toàn thế giới đang bị trầm cảm. Người mắc trầm cảm cười cũng có các triệu chứng như buồn bã cực độ, tự ti, mặc cảm… Họ thường cố gắng để "ngụy trang" cho các triệu chứng của mình.

Bạn có thể quan sát và tâm sự với bạn của bạn để hiểu hơn về các vấn đề của bạn nhé!

-Ths. Đinh Lan-

Trả lời

Chào bạn,

inbound2952796868209039259


Chào bạn,

Về vấn đề trầm cảm và trầm cảm cười, bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:

Tong vòng 2 tuần, thường xuyên xuất hiện ít nhất 4 biểu hiện sau thì bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm:

- Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.

- Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.

- Kích động hoặc trở nên chậm chạp.

- Mệt mỏi hoặc mất sức.

- Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.

- Giảm khả năng tập trung, do dự.

- Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Trong khi đó trầm cảm cười thì có 1 số hoặc tất cả các biểu hiện trên nhưng nó thường thể hiện ở bên trong cá nhân đặc biệt là khi họ ở 1 mình. Còn khi ở nơi công cộng họ lại thể hiện mình là người rất "ổn" rất vui vẻ, tích cực, lạc quan, nói chung là tỏ ra rất hạnh phúc.

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có khoảng 265 triệu người trên toàn thế giới đang bị trầm cảm. Người mắc trầm cảm cười cũng có các triệu chứng như buồn bã cực độ, tự ti, mặc cảm… Họ thường cố gắng để "ngụy trang" cho các triệu chứng của mình.

Bạn có thể quan sát và tâm sự với bạn của bạn để hiểu hơn về các vấn đề của bạn nhé!

-Ths. Đinh Lan-

Em chào chị, năm nay em 20 tuổi, từ góc nhìn của em, và bản thân em cũng đang trải qua những cơn đau này, em thấy trầm cảm là như sau: 

Em luôn suy nghĩ tiêu cực về thế giới xung quanh, luôn thấy bản thân mình vô dụng, kém cỏi, không bằng bạn bằng bè, và mạng xã hội đã làm nó trầm trọng hơn khi bạn em giỏi vãi lắm, mà em thì như đống cứt thiu. Đã thế còn xấu trai. :'). Em đã nhiều lần đánh nhau với bạn khi nó bully về mặt trí tuệ với em, tất nhiên, nói lý với người không nghe lý thì em điên cũng đúng.

Em luôn hoang mang về tương lai, kèm theo suy nghĩ tiêu cực, mỗi ngày trôi qua, em không muốn dậy, có dậy thì giống như đeo đá sau đít vậy, và cuối cùng là nằm luôn. Nhà cửa thì bề bộn, haizz, nói chung là như cái chuồng lợn, mỗi ngày đi học là ác mộng chứ không phải thiên đường. Trầm cảm sẽ khiến chị chán như vậy đó. VÀ RẤT CHÁN.

Em giống như sống trên mây vậy, đầu óc không tập trung do vô định và mãi nghĩ về tương lai, thoái hoá nhận thức xảy ra, khiến khả năng phán đoán và logic sụt giảm, khi trầm cảm nặng chị sẽ hành xử như một đứa ngu.

Trầm cảm có nỗi đau kéo dài, chị sẽ luôn cảm thấy nó hiện hữu, khi chị đi giữa nơi đông người, chị thấy chị cô đơn lạc lõng, buồn tủi, nỗi buồn của chị hiện hữu ở đó, nhưng không ai thấy, không ai nghe, chị cảm thấy cô đơn, mặc dù vẫn sống giữa nơi đông người. Mùi tiêu cực từ nỗi đau bốc ra, khiến chị và bạn có khoảng cách lớn, ai cũng tránh xa chị, ngoài người thương chị thât lòng, nhưng hiếm, mà có thì cũng giai đoạn đó thôi, họ đi lâu với mình thì coa duyên. Người thân mà càng không nghe càng đau.

Khi những cảm giác tích tụ, ý em là pain về mặt tâm hồn, chị sẽ hủy hoại bản thân chị, nhẹ thì cứa tay cứa chân, gây sự, đập đầu vào tường, nặng thì tự sát. Cơn đau do trầm cảm gây ra rất cao và đau một cách vô hình. Chỉ có thể chọn là sống hay chết khi nó ăn quá sâu vào người, sống thì đau đớn, chết thì thanh thản lắm. Ngay cả self help cũng chả cứu được nữa, đa phần người bệnh trải qua đều hết hy vọng. 

Đó chính là một phần của trầm cảm hay stress dạng nặng. 

Chị muốn sống ở đâu đó khi trầm cảm, đừng chị ơi, vì thế giới này nó tàn ác lắm. Chị phải đau, và đôi khi chị còn cảm thấy phải chết thì mới sống được, chứ sống nó đau lắm. Con người giờ phức tạp lắm.

Chị có giống không? Nếu không thì không sao, còn nếu có thì đi khám đi, có người yêu thì nhờ anh ta chăm sóc cho chị, không thì nhờ bạn bè nói chuyện, an ủi chị, tìm ai đó, các tổ chức đủ bao dung nghe chị, nghe nỗi lòng tiêu cực của chị, hoặc chị có thể viết về những tiêu cực trong cuộc đời của chị trên đây.

Chị có thể đọc Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ để tìm hiểu nhé, có thể chị sẽ yêu đời hơn đó, đại dương đen cũng được

Chào bạn,

Hội chứng trầm cảm cười
(Smiling Depression) là một dạng rối loạn cảm xúc rất đặc biệt, thường gặp ở những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài (hay còn gọi là trầm cảm chức năng cao). Trầm cảm thường đặc trưng bởi sự buồn bã, chán nản quá mức, mất hoặc giảm hứng thú với những hoạt động xung quanh và luôn nhìn nhận mọi việc bằng cái nhìn bi quan.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân không bộc lộc rõ rệt những triệu chứng này mà cố tình che giấu nỗi đau thông qua nụ cười và trạng thái vui vẻ, lạc quan. Đây chính là những đặc điểm thường gặp ở người mắc hội chứng trầm cảm cười.

Bạn có thể tham khảo chi tiết về căn bệnh và một số biện pháp can thiệp tại đây:

Xin chia sẻ cùng bạn. Thân ái!

Nếu những dấu hiệu của bạn là mới vừa xảy ra trong 1 thời gian ngắn gần đây hoặc sau một biến cố về tình cảm, tinh thần thì có thể đây là dấu hiệu của trầm cảm nhẹ (thu mình với thế giới bên ngoài) còn nếu là từ đó đến giờ bạn đều như thế thì đó là tính cách của bạn, thuộc về hướng nội,khép kín ấy. Nhưng mình nghĩ bạn nên ra ngoài để giao tiếp sẽ tốt hơn là giao tiếp với thế giới ảo

Tôi cũng gần giống bạn, tôi nói chuyện thảo mái, 0 ngại gặp người lạ, có điều cơ thể tôi 0 Đ tốt vì vậy tôi ít đi ra ngoài

Bạn có thể tham khảo hai bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm và những dấu hiệu của nó nhé. Giống như bạn ở dưới nói, những dấu hiệu bạn đưa ra nếu từ trước giờ đã vậy thì nó đơn giản là tính cách vậy thôi, bạn cần xem xét xem những dấu hiệu đó có diễn ra từ bao giờ, nó ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến cuộc sống của bạn nữa.
 Giấc ngủ: Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể bạn cũng như tâm trí bạn. Không thể nào ngủ được, hay ngủ không đủ/không ngon giấc là vấn đề thường gặp với những người mắc trầm cảm. Nhưng cũng có một số người sẽ ngủ nhiều hơn bình thường khi họ mắc trầm cảm.  Đau ngực: Đó có thể là dấu hiệu về bệnh tim, bệnh phổi hay bao tử, vì thế ban đầu cần gặp bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân này. Tuy nhiên, đôi lúc, đây lại là triệu chứng của trầm cảm.  Trầm cảm còn có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch. Thêm nữa, những người từng bị đau tim có khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người khác.  Mệt mỏi và kiệt sức: Nếu cảm thấy mệt mỏi cùng cực và không có năng lượng để hoàn thành các công việc hằng ngày, ngay cả khi bạn đã ngủ hoặc nghỉ nhiều thì đây có thể là dáu hiệu bạn mắc trầm cảm. Trầm cảm và mệt mỏi thường đi chung với nhau và khiến cho tình trạng cả hai tệ hơn.  Đau nhức cơ và khớp: Khi bạn phải sống cùng cơn đau dai dẳng thì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.  Trầm cảm cũng có thể dẫn tới đau nhức bởi vì hai tình trạng này chia sẻ chung chất dẫn truyền hóa học trong não bộ. Những người mắc trầm cảm thường có nguy cơ đau nhức gấp 3 lần người khác.  Tiêu hóa: Bộ não của chúng ta về hệ thống tiêu hóa liên kết chặt chẽ với nhau, đây là lý do vì sao mà nhiều người thường đau bao tử hoặc buồn ói khi họ stress hoặc lo lắng. Tương tự như thế với trầm cảm. Nó gây ra buồn ói, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.  Nhức đầu: Một nghiên cứu cho thấy những người mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu thương hay bị đau nửa đầu gấp 3 lần và những người mắc chứng đau nửa đầu dễ mắc trầm cảm gấp 5 lần.  Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng: Một số người cảm thấy ít đói hơn khi họ mắc trầm cảm. Những người khác thì không thể dừng ăn được. Kết quả là tăng cân hoặc sụt cân và kèm theo đó là thiếu năng lượng.  Trầm cảm thường có liên quan đến rối loạn ăn uống như biếng ăn hoặc ăn ói.  Đau lưng: Khi bị đau lưng thường xuyên thì đây cũng có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Và những người mắc trầm cảm thường mắc những cơn đau lưng dữ dội đến mức không thể cử động cổ và lưng gấp 4 lần.  Khó chịu và không thể nghỉ được: Khó ngủ hoặc những triệu chứng trầm cảm khác có thể gây cảm giác khó chịu và không thể nghỉ ngơi. Nam giới thường cảm thấy khó chịu hơn nữ giới khi họ trầm cảm.  Tình dục: Nếu mắc trầm cảm, có thể mất hứng thú với tình dục. Một số loại thuốc chữa trị trầm cảm cũng có thể gây ra vấn đề này. Nên nói chuyện với bác sĩ của mình về những loại thuốc thay thế có thể dùng.  Tập thể dục: Nghiên cứu gợi ý rằng tập thể dục thường xuyên sẽ giúp phóng thích các chất hóa học trong não nộ và đẩy trạng thái cảm xúc lên tốt hơn, cải thiện khí sắc và làm giảm độ nhạy cảm với những cơn đau.  Dù rằng chỉ tập thể dục thôi không thể chữa khỏi trầm cảm nhưng lâu dài nó có thể giúp thanh thản và thoải mái hơn.  Trầm cảm có thể làm cơ thể không có đủ thể lực để tập thể dục nhưng nó giúp giảm mệt mỏi và ngủ tốt hơn.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thi ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng phổ biến thường xuất hiện như: Không thể tập trung;Cảm thấy vô cùng mệt mỏi;Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;Mất hứng thú với việc quan hệ tình dục;Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa;Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

Theo những gì em mô tả thì rất có thể em có dấu hiệu của trầm cảm. Tuy nhiên trầm cảm có nhiều mức độ và tùy thuộc vào các mức độ đó mà có thể tiến hành chữa trị. Em nên tham khảo thêm các dấu hiệu dưới đây để phán đoán chính xác xem mình có thực sự trầm cảm không nhé:

Những dấu hiệu của trầm cảm:

- Cảm giác tuyệt vọng, trống rỗng, chán nản, buồn rầu, dễ nổi cáu, bực bội, bồn chồn trong người, hay lo lắng trên mức bình thường. Nếu những cảm giác này kéo dài hàng ngày thì bạn đã có những dấu hiệu tâm lý do bệnh trầm cảm rất rõ rệt.

- Mất ngủ, khó ngủ triền miên, dễ tỉnh giấc vì cảm giác hẫng hụt hoặc ngủ nhiều, ngủ li bì mệt mỏi. Có nhiều người dậy rất sớm vào buổi sáng và khó có cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, không có cảm giác thư giãn tinh thần. Nhưng cũng có những người ngủ rất nhiều, luôn trong trạng thái li bì.

- Người mỏi mệt, uể oải, chậm chạp, không muốn vận động tay chân, sức khỏe giảm sút rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.

- Luôn buồn bực, chán nản, bi quan và có ý nghĩ tự sát không dưới 2 lần là dấu hiệu bạn đã mắc chứng trầm cảm

- Một số vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến chứng bệnh trầm cảm như: đau đầu, đau ngực, đau lưng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên… Trong đó đau đầu hoặc đau nhức không rõ nguyên nhân là chứng bệnh phổ biến nhất. Nếu những người mắc bệnh trầm cảm đã bị chứng đau nửa đầu, đau lưng hay các bệnh mãn tính từ trước thì những bệnh này sẽ nặng theo thời gian.

- Ăn không ngon miệng, chán ăn và sụt cân hoặc lại ăn nhiều lên bất thường nhưng chỉ ăn những thức ăn lặp đi lặp lại, không có sự thay đổi.

- Không có hứng thú với các hoạt động vui chơi giải trí, giao tiếp. Khó tập trung trong mọi việc kể cả nghe đài, xem tivi hay làm việc…

- Lúng túng, không thể tự đưa ra quyết định.

- Rất hay tự kỉ với bản thân, xa lánh mọi người xung quanh.

- Hay có những ý nghĩ tiêu cực, cho là mình vô dụng, chán sống, không bằng lòng với cuộc sống, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn.

- Trầm cảm rất dễ khiến con người nghĩ đến việc tự sát do không thể làm chủ bản thân. Bởi vậy, nếu có nhiều những dấu hiệu trên và lặp đi lặp lại thì em đã có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.