Đâu là nguyên nhân gây ra viêm phế quản ở trẻ? Dấu hiệu nào để biết em bé đang bị bệnh?

  1. Mẹ và Bé

  2. Sức khoẻ nhi khoa

  3. Sức khoẻ

Độ tuổi 0 tới 3 là giai đoạn trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản hơn bất kì độ tuổi nào. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều di chứng như viêm phổi hay viêm tai giữa? Vậy nguyên nhân do đâu?

https://cdn.noron.vn/2018/06/22/085d611def55aedf496f030143199c66.jpg

Viêm phế quản là gì?

Là bệnh nhiễm trùng hay viêm đường thở dưới (còn gọi là sưng cuống phổi). Viêm phế quản sẽ khiến trẻ ho nhiều, ho khan, ho có đờm, nếu không chữa trị kịp thời thì vết viêm đó sẽ lan dần sang phổi. Những trẻ có sức đề kháng yếu, đẻ non, suy dinh dưỡng hay đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như ho gà, cúm,...đều rất dễ mắc phải bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản ở trẻ em xảy ra rất phổ biến

https://cdn.noron.vn/2018/06/22/6a3b97e8f9cab0c07bcfadedf68f6db2.jpg

Vậy đâu là nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản?

Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh, thường nếu trẻ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, sổ mũi nếu không được điều trị và chăm sóc đến nơi đến chốn sẽ tạo điều kiện cho virus lan vào cuống phổi gây sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy. Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trẻ như khí hậu thay đổi đột ngột, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

Những triệu chứng viêm phế quản ở trẻ là gì?

Dấu hiệu viêm phế quản không thật sự rõ ràng.

Giai đoạn phát bệnh: Trẻ sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi và ho khan.

Giai đoạn phát triển: Trẻ sốt nặng hơn, bé bị viêm phế quản thở khò khè, da tím tái và bị rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Giai đoạn nguy kiểm: Trẻ sốt trên 38 độ, tay chân mềm nhũn, thở khò khè bằng miệng, môi khô, bỏ ăn, ho kéo dài, lồng ngực hoạt động mạnh.

Giai đoạn nguy kịch: Trẻ tím tái, da xanh xao, nôn, tiêu chảy, hôn mê, chi co giật, tim đập nhanh nhưng mạch yếu.

Điều trị viêm phế quản và cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

  • Khi nhận ra dấu hiệu bé bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng.
  • Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và thay vào đó là nước ấm thật nhiều, bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn.
  • Nếu trẻ bị viêm phế quản ho nhiều thì các mẹ đừng quá lo lắng, điều này sẽ đẩy đờm ra ngoài, làm sạch khoang họng và cuống phổi.
  • Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sỹ để có thể điều trị viêm phế quản ở trẻ em đúng cách và hút đờm ra ngoài.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ thì các mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, quần áo của trẻ phải thoáng mát và thấm mồ hôi, nên chọn cho trẻ những bộ quần áo làm từ vải cotton mềm mại.
  • Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch sẽ cũng là một cách chữa viêm phế quản ở trẻ em, đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che kín khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời lạnh và có sương.

Nguồn: sưu tầm

Từ khóa: 

viêm phế quản ở trẻ

,

bé bị viêm phế quản

,

viêm phế quản phổi

,

dấu hiệu trẻ bị viêm phế

,

trị viêm phế quản

,

mẹ và bé

,

sức khoẻ nhi khoa

,

sức khoẻ