Điều bất lợi lớn nhất mà sinh viên các trường Đại học hàng đầu sẽ gặp phải là gì?

  1. Phong cách sống

Ảnh: Rosie Nguyễn

Như mình để ý thấy thì hầu hết gia đình nào cũng muốn con em mình phấn đấu hết mức có thể, nếu được thì hãy đậu vào một trường đại học điểm cao một tí, có danh tiếng một tí, đầu vào đầu ra càng xuất sắc càng tốt (phần lớn thôi nhé). Nhưng chẳng nhẽ cứ học ở các trường đại học hàng đầu thì sẽ không có bất lợi nào à?

Câu hỏi này mình muốn hỏi cả các bạn sinh viên (đang hoặc đã học ở các trường top đầu trong nước, đại loại như Y Dược, Ngoại thương, Bách Khoa, Kiến trúc... đại diện cho cả 4 nhóm ngành chính) và cả những nhà tuyển dụng.

Vấn đề bất lợi lớn nhất mà mọi người thấy sinh viên của các trường Đại học hàng đầu sẽ gặp phải là gì?

Họ liệu có gặp phải khó khăn gì khi bước ra đời mà sinh viên các trường bình thường hơn, kém xuất sắc hơn hoàn toàn không gặp phải không?

Từ khóa: 

đại học

,

giáo dục

,

sinh viên

,

phong cách sống

Khó khăn nhất là việc có dám đánh đổi để theo đuổi đam mê không thôi. Đại học chỉ là 1 chặng đường nhỏ trên con đường đời dài dằng dặc thôi. Thường thì các bạn ấy sẽ khó biết được mình muốn gì (1 số người) nên sẽ failed vào sau này.

Trả lời

Khó khăn nhất là việc có dám đánh đổi để theo đuổi đam mê không thôi. Đại học chỉ là 1 chặng đường nhỏ trên con đường đời dài dằng dặc thôi. Thường thì các bạn ấy sẽ khó biết được mình muốn gì (1 số người) nên sẽ failed vào sau này.

Đầu tiên là các trường trên đều to, nên đầu tiên là sv đông như quân nguyên. Khi bạn học một lớp nhỏ nhỏ tầm vài chục người thì khả năng nghe giảng, tương tác với giảng viên sẽ tốt hơn là khi bạn ngồi 1 cái giảng đường 2 lít. Giảng đường to nếu ko chịu khó đến sớm và lên ngồi ở bàn trên đầu thì khả năng cao là bạn sẽ chẳng nghe thấy giảng viên nói gì/ ko nhìn thấy bảng viết gì. Việc hỏi giảng viên các thắc mắc đương nhiên cũng sẽ khó hơn.

Thứ 2 là các bạn trẻ ngủ quên trên chiến thắng, sau 1 thời gian cầy cuốc căng thẳng để thi ĐH, thi được điểm cao, đỗ vào trường top, các bạn quyết định nghỉ xả hơi một thời gian, có điều nghỉ hơi dài, xả hơi luôn cả 1 vài kỳ sau đó nữa và hy sinh luôn hoặc bơi trong nợ tín chỉ. Như BK chẳng hạn, vào thì nhiều mà ra đúng lúc có vẻ ko nhiều lắm, nhiều bạn thi ĐH 29, 30 điểm, nhưng rồi vẫn tạch.