Dịp Tết hỏi vô duyên nhưng cũng là văn hóa Việt, tại sao cứ so sánh với nước ngoài?

  1. Văn hóa

Cứ tới dịp Tết là thấy hàng loạt các bài lên án những câu hỏi khó của người thân, họ hàng về đời tư, chuyện cá nhân của mỗi người. Bản thân mình hàng năm vẫn cứ bị hỏi hoài về chuyện học xong chưa, đi làm ở đâu rồi, có người yêu chưa, bao giờ dắt về ra mắt cô dì chú bác... Đôi khi cũng thấy "khó" thật nhưng cũng đáp rồi cười xuề xòa cho qua chứ không đến mức lên án.

Thực ra mình nghĩ những câu hỏi đó chủ yếu cũng là thể hiện sự quan tâm, chẳng ai có ý xấu, và người Việt vốn có văn hóa hỏi han nhau, nhắc nhở nhau mỗi khi Tết về. Đôi khi với nhiều người thì có hơi quá và vô duyên thật nhưng cũng không đến mức mà mình phải tỏ thái độ mà mất vui dịp đầu năm. Vậy mà có nhiều người rất gay gắt, và mình thấy khá phản cảm khi nhiều đầu báo mỉa mai và người đọc thì cứ liên tục so sánh với nước ngoài, rằng "các nước văn minh như Nhật, Mỹ hỏi kiểu đó sẽ bị cho là bất lịch sự, họ có quyền im lặng và thậm chí tỏ ra khó chịu, người Việt thì cứ hỏi mãi mà không biết như thế là vô duyên, phản cảm". 

Vừa nãy mình có đọc câu hỏi về "Thế nào là hòa nhập và hòa tan" của bạn Tran Ngoc An. Mình thấy rất liên quan với trường hợp này. Hòa nhập là khi học hỏi cái hay, cái tốt của nước ngoài, còn hòa tan là cứ lấy nước ngoài ra làm cái "ngưỡng văn minh" để so sánh, để lên án những giá trị của nước mình.

Mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này? Biết là ý kiến hơi trái chiều nhưng thực sự muốn nêu ra để có thêm góc nhìn.

Từ khóa: 

văn hóa hỏi thăm

,

văn hóa người việt

,

hòa nhập

,

hòa tan

,

văn hóa

Với mình thì câu hỏi cần cái nết duyên, cái gì mất nết, vô duyên thì mình thấy không đáng trả lời và đây là những câu hỏi vô duyên. Đời tư của người khác là thứ mà những người không phải người đó nên tôn trọng và học cách tôn trọng. Bạn có quyền hỏi thăm người khác như sức khỏe, tình hình của họ gần đây nhưng chỉ thế thôi, bạn không có quyền can thiệp sâu hơn hay đòi hỏi những thông tin sâu hơn như tiền lương, thưởng, chồng con, v.v. Khi bạn hỏi đến những điều này, bạn không biết liệu mình có hay không chạm đến những ranh giới mà người ta không muốn nhắc đến. Để tránh việc làm tổn thương người khác một cách vô tư như thế, chúng ta nên thể hiện sự quan tâm chừng mực, hỏi những câu hỏi mở để người trả lời tự quyết định sẽ đưa cho bạn thông tin gì. Còn mấy câu Bao giờ lấy chồng? Thưởng Tết bao nhiêu? nói thật đến bố mẹ mình còn không muốn nói chứ đừng nói là người ngoài.

Trả lời

Với mình thì câu hỏi cần cái nết duyên, cái gì mất nết, vô duyên thì mình thấy không đáng trả lời và đây là những câu hỏi vô duyên. Đời tư của người khác là thứ mà những người không phải người đó nên tôn trọng và học cách tôn trọng. Bạn có quyền hỏi thăm người khác như sức khỏe, tình hình của họ gần đây nhưng chỉ thế thôi, bạn không có quyền can thiệp sâu hơn hay đòi hỏi những thông tin sâu hơn như tiền lương, thưởng, chồng con, v.v. Khi bạn hỏi đến những điều này, bạn không biết liệu mình có hay không chạm đến những ranh giới mà người ta không muốn nhắc đến. Để tránh việc làm tổn thương người khác một cách vô tư như thế, chúng ta nên thể hiện sự quan tâm chừng mực, hỏi những câu hỏi mở để người trả lời tự quyết định sẽ đưa cho bạn thông tin gì. Còn mấy câu Bao giờ lấy chồng? Thưởng Tết bao nhiêu? nói thật đến bố mẹ mình còn không muốn nói chứ đừng nói là người ngoài.

Mình thì thấy vấn đề là dịp Tết là dịp gặp gỡ, sum họp ; gia đình người thân bạn bè có khi cả năm mới gặp nhau một lần nên sẽ thích hỏi han , quan tâm nhau. Mà đúng như bạn nói, hỏi han quan tâm nhau theo cách của người Việt vẫn là hỏi thiên về những câu hỏi hơi cá nhân về gia đình, bố mẹ, công việc. Mà dịp Tết dồn hết 1 lần mọi người gặp, gặp ai cũng bị hỏi câu đó nên vô hình trung thành áp lực và khó chịu; chứ ngày bình thường thi thoảng nghe hỏi chắc cũng không phải vấn đề lớn lắm/

Cá nhân mình thì thấy việc hỏi han không phải vấn đề lớn, chưa đến mức lên án gì kinh khủng; mình có ngại hay khó chịu một chút vì gặp ai cũng nghe hỏi câu đó , trả lời nhiều thấy mệt rồi dễ sinh ra thái độ thôi.

Việc truyền thông đợt này đồng loạt lên án vụ "hỏi khó" mình thấy nó cũng là dạng câu view, câu share giống như những link bài kiểu "Ép con cái vợ chồng dọn dẹp nhà cửa có thể bị phat" hay "Không cho chồng tiền vợ có thể bị xử phạt..."  Mình nghĩ nó là vấn đề, là bức xúc và 1 chút áp lực & bị truyền thông thổi phồng lên với mục đích câu view nhân câu chuyện ngày Tết :)) Mình có thể đồng ý vấn đề chia sẻ những áp lực khi bị hỏi khó, nhưng ko thích những nội dung so sánh văn hóa phương tây với phương đông & mặc định Không hỏi han những vấn đề cá nhân mới là văn minh :)) 

Văn minh thì cũng cần có bản sắc của mình, và dịp Tết là dịp sum họp nên hỏi han, quan tâm nhau nó cũng là một nét văn hóa thôi. Nghĩ thế cho đơn giản. Còn bạn không muốn trả lời bạn có quyền từ chối mà , chứ mình không ủng hộ quan điểm kiểu "Ở bên Tây hỏi thế là bất lịch sự nên ở Việt Nam mình đừng có mà hỏi nhau kiểu đó ..." 

Hi Trúc,

An chia sẻ góc nhìn của An về vấn đề “hoà nhập nhưng không hoà tan” Trúc tham khảo thử:

Ví dụ nha:

Trúc vào công ty làm việc vì muốn phát triển sự nghiệp lên những bậc cao hơn, bạn thân của Trúc cũng là đồng nghiệp của Trúc thì chỉ muốn cua một anh đẹp trai tài giỏi rồi về hậu trường thôi. Trúc hoà nhập với bạn bằng cách góp ý, tính kế phụ bạn mình. Sau một thời gian Trúc thấy hay quá nên chuyển sang tia trai luôn thì là Trúc bị hoà tan, còn Trúc vẫn giữ được quyết định theo đuổi sự nghiệp thì là không bị hoà tan.

Điểm quan trọng cũng là mấu chốt của vấn đề này là “Mục Tiêu” của mỗi người.

Cách làm có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tình thế cụ thể. Nhưng mục tiêu thì phải luôn ghi nhớ.

Về vấn đề tết, mục tiêu của An khi gặp lại người thân sau bao ngày xa cách là mang lại niềm vui cho họ. Nên đối với việc họ hay hỏi thì mình cũng hoà nhập bằng cách trả lời.

Ví dụ: chừng nào con lấy vợ cô còn đi ăn cưới nè, lớn quá rồi đó

Trả lời: chời, con mà lấy vợ thì không có thời gian đi lựa son cho cô đâu nhá (cười để cô biết mình đùa, chìa ra hộp quà tặng cô)

Hoà nhập vào những câu hỏi của mọi người, nhưng không vì bị hỏi nhiều mà vớ đại một cô nào đó thì là không bị hoà tan.

Thế thôi.

Cá nhân mình ko cho rằng việc hỏi mấy câu thế này là văn hóa gì cả. Nếu bạn cho nó là văn hóa thì cũng chẳng phải là văn hóa tốt đẹp gì. Ko ai thích bị soi mói vào đời tư của bản thân, với bạn bè thân thiết thì có thể ai cũng biết câu trả lời rồi, hỏi cho vui thì được. Chứ chẳng thân quen gì mấy, hỏi như thế theo mình là khá bất lịch sự.


voldemort

Mình nghĩ đối với những thân thiết thì thường quan tâm ng ta mới hỏi. Còn ít quen thì như câu xã giao thôi. Nên chọn lựa để trả lời. Việc quy kết hết vào 1 trường hợp là ko đúng. Nên việc "hỏi khó ngày Tết" ko phải lúc nào cũng sai nhưng cũng ko phải lúc nào cũng đúng.

Nên thôi ai hô hào gì kệ. Thân thiết thì hỏi han thân tình, ko thân thì chỉ hỏi đơn giản dạo này thế nào. Còn gặp ai hỏi, thích thì trả lời chi li, ko thì cứ lấp lửng chung chung. Đơn giản, mặc thiên hạ đi, mọi so sánh đều là khập khiễng nhất là về văn hóa. 😂😂

Mà nói thật, có cu cậu nào gặp mình mà mình hỏi thăm 1 câu mà phản ứng kiểu anh/chú hỏi vậy ở Nhật là bất lịch sự lắm thì mình sẽ cốc đầu nó 1 cái và bảo chú/cháu gặp anh có đứng nghiêng cúi đầu chào như ng Nhật chưa mà đòi lịch sự hử? 🤣🤣

Mình không nghĩ đó là văn hóa, mà đó là thói quen và suy nghĩ thành cách sống của người Việt - quan tâm thật đấy. Nhưng tùy người và tùy chỗ. Cá nhân mình không tán thành việc quan tâm đến đời sống cá nhân của một ai đó nếu như người ta không phải ràng buộc với mình trong một mặt nào đó hay thân thiết với mình. Chỉ nên hỏi thăm công việc thế nào, khỏe không ?.. thế là đủ. Đừng đào sâu quá nhiều vào cuộc sống của người khác trong khi mình chẳng giúp được gì cho họ và họ cũng chẳng làm được gì cho mình. Quan tâm nhưng vẫn phải thông minh, ý tứ và tôn trọng.